Thật ra “bộ máy lọc máu mẹ thành sữa mẹ” có những nguyên tắc rõ ràng, chất nào có thể thấm vào sữa mẹ dễ dàng, chất nào khó thấm vào sữa mẹ, cũng có những chất đi vào sữa, rồi lại đi ra máu, nên mẹ chỉ cần chờ một số giờ nhất định sau khi dùng thuốc thì có thể cho con bú bình thường. Vì thế, có rất nhiều loại dược phẩm không gây ảnh hưởng gì cho bé bú mẹ.

Nhiều bà mẹ cho con bú thường không biết rõ hoặc bị “hăm dọa” về tác hại của thuốc mình uống lên đứa bé, nên hoặc quá lo lắng không dám uống bất kỳ một loại thuốc nào, hoặc ngừng cho con bú không cần thiết và không khoa học. Trên thực tế chỉ có một tỉ lệ nhỏ thuốc là chống chỉ định đối với bà mẹ cho con bú hoặc không tốt cho bé bú mẹ, và bé cần được tiếp tục bú mẹ để hưởng lợi ích của hệ miễn dịch thích ứng nói trên. Ngoại trừ khi dùng một số hợp chất phóng xạ thì các bà mẹ nên tạm dừng cho bú hoặc cai sữa.

Thuốc dành cho mẹ sữa
*Thuốc dành cho mẹ

Để cân nhắc mẹ có nên dùng thuốc hay không, cần xem các yếu tố sau:

  • Có nhất thiết phải dùng thuốc để điều trị loại bệnh người mẹ đang mắc đó không?
  • Thuốc có ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa, có làm giảm sữa hay không?
  • Nồng độ thuốc gì và tiết vào sữa mẹ như thế nào?
  • Có liệu pháp nào khác, hoặc trì hoãn được việc dùng thuốc mà vẫn có thể chữa bệnh hiệu quả tương tự như dùng thuốc hay không?

Nếu mẹ thực sự cần dùng thuốc, thì cần xem xét tiếp đến các yếu tố sau.

Các loại chất/dược chất tiết vào sữa mẹ cao hay thấp? (Nếu không ion hóa, trọng lượng phân tử nhỏ, phân bổ thưa, khả năng bám vào protein trong máu mẹ thấp, khả năng hòa tan trong mỡ cao, chất đó sẽ bị tiết vào sữa mẹ nhiều hơn. Thuốc có thời gian bán thải (half lifi) dài hơn sẽ tích tụ trong sữa lâu hơn.

Đường tiếp nhận thuốc (tiêm, uống, thoa, hít…) để chữa cho bệnh mẹ đang mắc ở cách nào? Thuốc dạng uống (thay vì tiếp nhận qua các cách khác) sẽ có khả năng đi vào sữa mẹ nhiều hơn.

Liều lượng và thời gian điều trị thuốc như thế nào? Thuốc dùng một lần hay lâu dài cũng có tác động khác nhau đối với bé.

Khả năng hấp thụ vào bé như thế nào và có bằng chứng có hại từ các nghiên cứu trước đây không?

Thể trạng của bé như thế nào? Bé bao nhiêu ngày/tháng tuổi? Có bệnh lý gì đặc biệt không (sinh non, hô hấp yếu…)? Bé sinh non, sơ sinh, hay có bệnh lý có thể bị tác động khác với các bé lớn hơn và mạnh khỏe hơn.

Các mẹ cần thông báo và thảo luận với bác sĩ/dược sĩ là mình đang cho con bú và yêu cầu được cấp loại thuốc dùng được khi cho con bú. Ngoài ra, người mẹ cần cẩn thận đọc thông tin “chống chỉ định” trong hộp thuốc trước khi sử dụng.

Chỉ có một tỉ lệ nhỏ thuốc là chống chỉ định đối với bà mẹ cho con bú hoặc không tốt cho bé bú mẹ, và bé cần được tiếp tục bú mẹ để hưởng lợi ích của hệ miễn dịch thích ứng nói trên. Ngoại trừ khi dùng một số hợp chất phóng xạ, các bà mẹ cần tạm dừng cho bú hoặc cai sữa.

Bài trướcChăm sóc bản thân và làm đẹp là việc nên làm trong thời gian cho con bú
Bài tiếp theoCách chữa hiệu quả khi bé đã ăn dặm bị tiêu chảy

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.