Hải Thượng y tông tâm lĩnh do danh y Hải Thượng Lãn Ông viết sau thời gian ông đúc kết từ kinh nghiệm lâm sàng cũng như lý luận mà ông đã tìm tòi. Đây là trước tác vô cùng quý báu và đồ sộ của ông. Trước đây Lãn Ông muốn: “thâu tóm hàng trăm cuốn sách, đúc thành một pho để tiện xem, tiện đọc…”Sách thuốc như rừng, lời bàn lắm ngả, yêu cầu có một bộ sách tóm gọn là một yêu cầu về học thuật của thời đại. Sách của ông viết xong đến đâu đã có người chép tay truyền nhau.Điểm đặc biệt trong việc soạn sách là Lãn Ông đã xác định được quan điểm sau: “Tôi nghĩ việc trước thư lập ngôn không phải dễ. Ngạn ngữ có câu: “cho thuốc không bằng cho phương”, vì thuốc chỉ cứu được một người, cho phương thì giúp đỡ người ta vô tận. Nhưng nghĩ cho kỹ, nếu trong phương có một vị không đúng thì hàng trăm nhà chịu tai hại. Huống chi viết lên sách, mỗi lời nói đều thành khuôn phép nhất định khó mà thay đổi được, nhỡ trong câu có điều sai lầm thì tai hại còn lớn hơn những bài thuốc nhiều”. Kê đơn chữa bệnh nếu có chỗ sơ xuất, chỉ chết một người bệnh đó và thầy thuốc có thể rút kinh nghiệm tránh cho lần khác. Khi giảng dạy thầy nói có điều sai, một số người nghe sau về chữa bệnh gặp điều sai đó cũng sẽ rút kinh nghiệm, nhưng số người bị hại sẽ nhiều hơn. Còn như việc viết sách cho hàng ngàn, hàng vạn…người học thì tai hại sẽ vô cùng, điều tai hại ấy cũng dây dưa từ đời này qua đời khác. Viết sách quan hệ như vậy, không thận trọng sao được.

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu tiếp Phần 2 của bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác. Bạn có thể xem phần 1 “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”tại đây.

Các bạn muốn download về máy có thể tảiPhần 2 của bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” tại đây

– Ông nêu cao tinh thần khổ học: “tìm hiểu sách vở của khắp các nhà, nghiên cứu ngày đêm, mỗi khi được một câu cách ngôn cảu hiền triết xưa thì ghi ngay tại chỗ biện luận kỹ càng, thức nhấp luôn luôn suy nghĩ. Phàm những chân lý ngoài lời nói, phần nhiều nảy ra trong lúc suy tưởng, nhân đó suy rộng ra, càng ngày càng tinh vi, như chiếc vòng không cùng tận…”

– Học tập có chọn lọc: hai chữ “tâm lĩnh”cũng đã nói lên cách học có chọn lọc của ông. Ý của ông muốn chắt lọc lấy những tinh hoa của các sách, những vốn quý của dân gian về y học để đưa vào một bộ sách tóm gọn để tiện xem, tiện đọc…” ví dụ như “Tâm đắc thần phương”

– Học tập có sáng tạo: Ông nghiên cứu sách xưa, nhưng có nhiều chỗ ông không rập khuôn hoàn toàn như xưa. Ông đóng góp những chỗ mới về lý thuyết, về phương thang.

– Học tập có phương pháp: đọc rộng, tham khảo nhiều, biết sắp xếp tóm gọn cho hệ thống thì mới tránh được bệnh tản mát, hoặc lộn xộn mâu thuẫn nhau. Ông nói: “học được rộng, biết được nhiều điều xa lạ mà quy hẹp lại cho thật đơn giản và sát đúng mới là đặc sắc trong y thuật”. Giữa học và hành, ông khuyên phải có sự “biến thông linh hoạt”.

– Học tập với tinh thần suy nghĩ độc lập

Ông thừa kế sách xưa một cách toàn tâm toàn ý. “Khi có chút thì giờ nhàn rỗi là nghiên cứu các sách thuốc xưa nay, luôn luôn phát huy biến hóa, thâm nhập được vào tâm, thấy rõ được ở mắt thì tự nhiên ứng vào việc làm mà không sai lầm”.

Với tinh thần và phương pháp học tập chịu khó, chọn lọc, có sáng tạo và suy nghĩ độc lập như trên, ông nắm vững học thuật và có sự xây dựng, đóng góp to lớn về các mặt.

Bài trướcHải thượng y tông tâm lĩnh
Bài tiếp theoHoàng đế Nội Kinh Tố Vấn

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.