1. NGUYÊN NHÂN

Do ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh nhiễm vi khuẩn (Salmonella) và độc tố do chúng tiết ra (tụ cầu, vi khuẩn kỵ khí) Thức ăn có chứa độc tố: nấm độc, cá nóc (Tétradotoxine), khoai mì cao sản, thực phẩm nhiễm thuốc trừ sâu …

  1. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Vài giờ sau khi ăn, xuất hiện các dấu hiệu:

Buồn nôn, nôn.

Đau bụng.

Tiêu chảy phân lỏng nhiều.

  • Sốt.

    cách xử trí khi trẻ ngộ độc thức ăn
    cách xử trí khi trẻ ngộ độc thức ăn
  1. CÁCH SƠ CỨU

Trong đa số các trường hợp không có sơ cứu đặc hiệu cho bệnh nhân ngộ độc thức ăn ngoại trừ việc bù nước và điện giải cho bệnh nhân ói và tiêu chảy.

  • Cho nạn nhân nằm nghỉ.

Cho uống nhiều nước (nước chín, nước trái cây, nước biển khô …).

Kê sẵn thau, chậu phòng khi nạn nhân nôn mửa.

Tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc nhanh chóng đưa tới cơ sờ y tế khi có các dấu hiệu: nôn ói, tiêu chảy nhiều có dấu hiệu mất nước (mắt trũng, khát), tay chân lạnh.

  1. PHÒNG NGỪA

Không ăn thức ăn khuyến cáo có độc như cá nóc, không dùng thực phẩm đã quá ngày sử dụng.

Rửa tay sạch trước khi nấu ăn, tay có vết nhiễm trùng không nên làm thức ăn.

  • Chuẩn bị thức ăn đúng cách, rửa thật sạch các thực phẩm trước khi nấu nướng.

Các loại thịt ướp lạnh phải để cho tan đá hoàn toàn trước khi nấu nướng.

Ăn các thức ăn vừa nấu chín, không bị ôi thiu.

Bảo quản thức ăn bằng cách đậy kín, tránh ruồi, gián.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.