Làm vệ sinh cho bé khi vừa mới ra đời:

  1. Khi trẻ mới sinh ra, trẻ sẽ được nữ hộ sinh làm vệ sinh, hút các chất nhớt, chất tiết, nước ối ra khỏi đường hô hấp để tránh những chất này vào phế quản phổi gây nghẽn hay viêm phổi.
  2. Vệ sinh rốn: Bước vệ sinh thứ hai sau khi sinh là vệ sinh rốn cho bé, nữ hộ sinh sẽ cắt rốn và băng rốn, tất cả dụng cụ đều được vệ sinh vô trùng để tránh nhiễm trùng rốn và gây nhiễm trùng toàn thân, đặc biệt là tránh uốn ván rốn.
  3. Giữ ấm cho trẻ sơ sinh: Thai nhi sống trong tử cung ở môi trường 37°c, khi ra đời nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ cơ thể mẹ, mà trung khu điều tiết nhiệt độ cơ thể ở trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, rất dễ bị ảnh hưởng của môi trường làm thân nhiệt trẻ hạ nhanh chóng. Vì vậy giữ ấm cho trẻ sơ sinh là việc làm rất quan trọng. Thông thường sau khi làm vệ sinh rốn cho trẻ xong, cần để trẻ sưởi ấm, đặc biệt là mùa đông.

    Vệ sinh trẻ sơ sinh
    Vệ sinh trẻ sơ sinh
  4. Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh: Sau khi sinh, có thể dùng dầu parafin hay dầu ăn đã tiệt trùng bôi nhẹ lên đầu, nách, hai bên bẹn, giữ vệ sinh cho da bé, lau sạch dần “cứt trâu” trên đầu bé, nếu đầu bé bị sưng tụ máu thì không nên xoa để tránh làm sưng thêm.
  5. Chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh: Vì khi sinh ra qua đường âm đạo,- dễ nhiễm vi khuẩn ở chất tiết âm đạo, nên sau khi ra đời, trẻ sơ sinh sẽ được nhỏ thuốc nhỏ mắt chuyên dùng cho trẻ sơ sinh.

Chăm sóc thường ngày cho trẻ sơ sinh

  1. Môi trường sống của trẻ sơ sinh: Thường thì môi trường sống của bé là ở cùng với mẹ trong một phòng, phòng cần sạch sẽ, yên tĩnh, không khí mới, đầy đủ đồ cần thiết dùng cho bé và mẹ, nhiệt độ phòng từ 22 – 26°c. Mùa đông cần định giờ thông gió, một ngày 2 lần, chú ý đắp mền, chăn ấm cho bé. Mùa hè cần mở cửa sổ thông gió, phòng gắn máy lạnh cũng cần định giờ thông thoáng không khí mới, giữ nhiệt độ và không khí mới để tránh bị lây nhiễm đường hô hấp trên. Mỗi 4 giờ đo nhiệt độ bé 1 lần, nếu nhiệt độ quá thấp, cần tìm cách giữ ấm cho bé, giữ thân nhiệt bé khoảng 36,5°c, về sau số’ lần thăm nhiệt cho bé giảm dần.

    Chăm sóc bé hàng ngày
    Chăm sóc bé hàng ngày
  2. Chăm sóc da cho bé: Da của bé mỏng, mềm cần tránh bị trầy xước, gây chảy máu và nhiễm trùng. Vì vậy quần áo bé cần sạch sẽ, mềm, rộng rãi, thoáng khí. Quần áo mặc bên trong là loại không có cổ, không nút áo, dễ thay, dễ mặc, không làm xước da bé. Chăn mền đắp cũng cần rộng, mềm, sạch. Khi đắp cho bé cũng không nên đắp cao quá vai, để tránh khi bé cử động chân tay sẽ che lên mũi, mặt.

Trẻ sơ sinh trao đổi chất nhiều và mạnh vì vậy cần năng tắm cho bé. Thông thường ngày thứ 2 sau khi sinh là có thể tắm cho bé, tắm không những làm bé dễ chịu, giữ vệ sinh da cho bé mà còn làm giảm nhiệt vào mùa hè, mùa hè có thể tắm 1-2 lần, mùa đông cách ngày một lần. Không tắm cũng phải rửa mặt mỗi ngày, dùng khăn ấm lau quanh cổ, nách, lưng, bộ phận sinh dục.

  1. Chăm sóc rốn. Hằng ngày khi chăm sóc cho bé cần để ý đến rốn của bé xem có bị ẩm, có chất rỉ ra như mủ hay sưng đỏ không, nếu thấy những hiện tượng trên cần đưa bé đi khám ngay, cần giữ rốn bé được khô ráo, khi tắm tránh để thấm nước, sau khi tắm vệ sinh rốn bằng bông thấm cồn 70° sát trùng. Thường sau khi sinh từ khoảng 7 ngày dây rốn của bé sẽ tự rụng.
  2. Quan sát tiêu tiểu của bé. Sau khi sinh trong vòng 12 giờ bé sẽ đi tiêu, 2-3 lần sau*khi bú, sữa sau khi qua tiêu hóa ở dạ dày ruột sẽ thải ra ngoài dưới dạng phân mềm màu vàng. Sau khi sinh trong vòng 24 giờ bé sẽ tiểu, mỗi ngày 7 -10 lần, nước tiểu màu vàng nhạt, trong, không mùi, lượng nước tiểu mỗi lần khoảng 20 ml.
  3. Chích ngừa (tiêm chủng) cho trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh cần được tiêm chủng định kỳ theo quy định ở bệnh viện trong chương trình tiêm chủng mở rộng như tiêm chủng ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan siêu vi B…

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.