Điều trị ngoại khoa sỏi tiết niệu

Đại cương

Trong vòng vài thập niên gần đây, phương pháp điều trị sỏi hệ tiết niệu trên thế giới có nhiều biến đổi to lớn nhờ những tiến bộ trong lĩnh vực quang học, siêu âm và laser. Với các phương pháp hiện đại như “Tán sỏi ngoài cơ thể”, “Lấy sỏi thận qua da”, “Lấy sỏi qua ống soi niệu quản”… Phương pháp phẫu thuật cổ điển dần dần thu hẹp phạm vi chỉ định. Để hiểu được chỉ định cũng như biết được các phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi hệ tiết niệu, ta lần lượt nghiên cứu từng cơ quan hệ tiết niệu.

Phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi thận

Tán sỏi ngoài cơ thể

tán sỏi ngoài cơ thể

Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể

Tán sỏi ngoài cơ thể là một phương pháp ít gây hoặc không gây sang chấn, áp dụng khá rộng rãi trong những năm gần đây.

Về nguyên lý: Sóng xung động từ hệ thống điện áp hoặc điện từ, định vị sỏi bằng X quang hoặc bằng siêu âm. Sóng xung động tập trung vào một tiêu điểm (sỏi thận) với một áp lực cao (trung bình 800 – 1000 bares) làm vỡ hoặc làm vụn sỏi sau đó bài xuất ra ngoài theo đường tự nhiên

Chỉ định:

+Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho sỏi đài bể thận.

+Sỏi có đường kính < 2cm, không rắn quá.

+Bệnh nhân không có nhiễm trùng niệu.

+Bệnh nhân không có bệnh về máu hoặc đang điều trị thuốc chống đông máu

+Đường bài xuất nước tiểu phải thông thương.

Lấy sỏi thận qua da

Phương pháp: đặt ống soi vào thận xuyên qua thành lưng và nhu mô thận, dùng dụng cụ đặc biệt đưa qua ống nội soi lấy sỏi (H1.6)

Kỹ thuật đặt ống soi khó, dễ gây tai biến chảy máu, nhiễm khuẩn, thủng đại tràng…

Chỉ định: các sỏi thận can thiệp lần đầu. Sỏi đơn giản (sỏi bể thận, sỏi đài dưới) có đường kính > 2cm mà tán sỏi ngoàicơ thể không hiệu quả

Phương pháp phẫu thuật

Mặc dù phương pháp phẫu thuật thu hẹp lại, nhưng vai trò của nó vẫn quan trọng, được áp dụng tùy theo điều kiện trang thiết bị, trình độ kỹ thuật, tình trạng bệnh lý của người bệnh.

Chỉ định:

+Sỏi nhiễm khuẩn gây ứ nước, ứ mủ thận.

+Sỏi trên thận hoặc đường tiết niệu dị dạng.

+Sỏi trên thận bệnh lý (lao, u, chảy máu…)+Các phương pháp lấy sỏi khác thất bại.

Phương pháp:

+Mổ lấy sỏi và dẫn lưu thận

+Mổ lấy sỏi và tạo hình bể thận

+Cắt thận một phần

+Cắt thận

Phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi niệu quản

Chỉ định

Căn cứ vào vị trí, kích thước, tính chất của sỏi, tình trạng bệnh lý của các cơ quan hệ tiết niệu và tình trạng bệnh nhân để chọn một trong các phương pháp điều trị thích hợp dưới đây.

Phương pháp

Thủ thuật niệu khoa

+Đặt ống thông tại chỗ (2 – 3 ống thông xoắn kéo sỏi ra)

+Nội soi niệu quản (H1.7): tán sỏi tại chỗ bằng sóng hoặc móc kéo sỏi ra ngoài bằng ống thông móc (Ellik, Davis), ống thông giỏ (Johnson, Dormia).

+Nong niệu quản (ống thông kèm khí hoặc ống thông có bóng)

+Cắt đốt điện hay cắt nội soi miệng niệu quản+Nong miệng niệu quản.

Phẫu thuật

+ổ lấy sỏi niệu quản

+ổ lấy sỏi niệu quản

+ tạo hình niệu quản.

+Cắt bỏ thận và niệu quản

Phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi bàng quang

Sỏi nhỏ

Không tắc đường tiểu dưới, không có bệnh tại bàng quang. Có thể sử dụng các phương pháp sau:

Nong niệu đạo để sỏi tự thoát ra ngoài

Gắp sỏi bằng kìm kẹp sỏi

Gắp sỏi bằng nội soi

Sỏi tương đối lớn

Không quá rắn, không bế tắc đường tiểu dưới, không xơ hóa cổ bàng quang, không có u hay viêm phù nề, dị dạng…

Bóp vỡ và nghiền sỏi bằng kìm bóp sỏi.

Tán sỏi bằng máy Urat, siêu âm, laser

Mổ bàng quang lấy sỏi đơn thuần

Mổ bàng quang lấy sỏi + tạo hình bàng quang.

Phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi niệu đạo

Gắp sỏi: sỏi kẹt ở miệng niệu đạo hay ở niệu đạo trước.

Nong niệu đạo: sỏi kẹt ở niệu đạo sau, niệu đạo màng ưĐẩy sỏi vào bàng quang rồi gắp sỏi.

Mở bàng quang lấy sỏi (lấy sỏi qua bàng quang)

Mổ niệu đạo lấy sỏi: chỉ áp dụng cho những trường hợp trên thất bại hoặc sỏi lớn kẹt chặt ở niệu đạo. Sau khi lấy sỏi khâu kín niệu đạo và dẫn lưu bàng quang.

Kết luận

Sỏi hệ tiết niệu là một bệnh thường gặp và còn rất phức tạp về nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh. Do đó việc phòng bệnh còn rất hạn chế – mà các phương pháp điều trị hiện nay cũng chỉ là giải quyết cái ngọn. Về mặt điều trị ngoại khoa, có rất nhiều phương pháp. áp dụng phương pháp nào là căn cứ vào chỉ định cụ thể của từng loại sỏi ở từng vị trí cơ quan niệu và trên từng cơ thể người bệnh. Phương pháp đó còn tùy thuộc vào trang thiết bị , trình độ kỹ thuật và khả năng của từng cơ sở mà thực hiện.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.