Đi bằng ngón chân
Đặc điểm dáng đi bằng đầu ngón chân của những trẻ bắt đầu tập đi nên được thay bằng kiểu đi giống người lớn tới lúc được 2 tuổi. Các tình trạng thần kinh cơ như liệt não hoặc các tổn thương tủy sống như tật nứt đốt sống, tủy bị bó chặt, và tật nứt dọc tủy sống có thể tạo ra sự biến dạng bàn chân, có thể đánh giá các tình trạng này một cách thích hợp, tiến hành chẩn đoán hoặc chuyển đi nếu như tình trạng đi bằng ngón chân kéo dài trên 2 tuổi.
Bàn chân vẹo
Bàn chân ngựa vẹo vào (bàn chân vẹo) chiếm xấp xỉ 1/1000 trẻ sinh ra có đặc điểm gấp gan gót bàn chân, bàn chân phía sau thì vẹo trong, khép phía trước bàn chân, và co cứng các mô mềm, dẫn đến biến dạng bàn chân lõm (Hình 20.4).
Người ta cho rằng đây là tình trạng thứ phát sau tư thế trong tử cung ở thai nhi có tố bẩm di truyền mà nó cũng có liên quan với trật khớp háng bẩm sinh, thoát vị tủy-màng tủy, và co cứng khớp. Sự biến dạng chính của tật bàn chân vẹo là ở phức hợp gót phụ, với tình trạng ngắn lại và lệch giữa của xương sên, sự di chuyển chỗ của xương ghe về gần giữa.
Các phim chụp Xquang khẳng định mức trầm trọng của biến dạng, cho phép so sánh qua thời gian, và rất cần thiết cho việc xem xét loại hiệu chỉnh bằng phẫu thuật được cần đến.
Hình 20.4. Sự liên kết của xương.
(A) Bàn chân bình thường.(B) Xương đốt bàn chân khép (vẹo vào). (C) Bàn chân vẹo, biểuhiện góc Kite. Chú ý là góc Kite tăng lên trong trường hợp xươngđốt bàn chân vẹo vào và giảm xuống ở bàn chân vẹo.
Một kỹ năng có được khi điều trị do một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình có kinh nghiệm đang trở thành một sở trường bị bỏ qua. Biện pháp can thiệp thích hợp liên quan đến sự giảm bớt tình trạng xương ghe bị chuyển chỗ ở đầu của xương sên và sự chuyển động của các bao chặt và các gân qua thao tác đặt một loạt các băng bột hiệu chỉnh theo khuôn một cách cẩn thận.
Nhu cầu cho phẫu thuật mở rộng được giảm bớt nếu bó bột sớm và có hiệu quả. Chỉ định can thiệp phẫu thuật nếu không thể đạt được hoặc duy trì được sự hiệu chỉnh hoàn toàn. Nên bắt đầu sự thừa nhận và điều trị biến dạng bàn chân vẹo ở giai đoạn chăm sóc sơ sinh; do đó việc thừa nhận và chuyến đi tình trạng thực thể này là bắt buộc.
Bàn chân lõm
Bàn chân lõm là tật bàn chân ngựa được cố định và biến dạng quay sấp của phần trước bàn chân liên quan đến phần sau bàn chân, thường là hậu quả của một tình trạng về thần kinh cơ tiềm ẩn: hở đường tiếp ống thần kinh (tật nứt đốt sống, u mỡ, tủy bị bó chặt, tật nứt dọc tủy sống), bệnh Charcot-Marie-Tooth, mất điều hòa Friedreich, hoặc u tủy.
Đôi khi, các trường hợp có tính chất gia đình hoặc tự phát. Khi bị một bên thì hầu như nguyên nhân luôn là rối loạn tủy sống. Tất cả các bàn chân lõm biểu hiện sự gấp gan bàn chân quá mức của đường đầu tiên với tình trạng quay sấp của phía trước bàn chân liên quan đến phía sau bàn chân. Dùng các vật chèn và đi giày hiệu chỉnh không có hiệu quả đối với điều trị bàn chân lõm. Biện pháp phẫu thuật tốt nhất được tiến hành sau 4 hoặc 5 tuổi, được hướng về đường giữa và việc nới lỏng gan bàn chân (mạc gan bàn chân, các cơ gấp ngắn, ngón cái vẹo vào) được làm tiếp theo bằng thay đổi bó bột hàng tuần để đạt được sự hiệu chỉnh đầy đủ.