Ảnh hưởng của dinh dưỡng lên quá trình lão hoá ở loài người vẫn còn chưa rõ. Tuy nhiên, tình trạng dinh dưỡng nghèo nàn góp phần vào sự mắc các bệnh mạn tính và làm tiên lượng bệnh xấu đi khi một người cao tuổi bị ốm. Suy dinh dưỡng do thiếu protein – năng lượng là bất thường về dinh dưỡng hay gặp nhất ở người cao tuổi. Trong một nghiên cứu, người cao tuổi nhập viện có tỷ lệ suy dinh dưỡng 44% do thiếu protein – năng lượng được xác định thông qua các chỉ số chiều cao/cân nặng và albumin huyết thanh.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi. Sự giảm cảm nhận về mùi và vị do tuổi tác làm giảm đi hứng thú ăn uống. Răng kém hoặc răng giả kém có thể làm cho người bệnh nhai có nhiều khó khăn. Các rối loạn nuốt hay gặp hơn ở người cao tuổi, và cùng với tuổi tác thì hoạt động của dạ dày ruột cũng giảm đi. Các nguy cơ khác gây suy dinh dưỡng bao gồm trầm cảm, cực nhọc, sự cô lập với xã hội, các thuốc nào đó, và sa sút trí tuệ. Các tình trạng chẳng hạn như loét do tỳ đè, nhiễm trùng mạn tính, giảm hấp thu, nhiễm trùng, bệnh ác tính, và nghiện rượu có thể làm tăng nhu cầu chuyển hoá và dẫn đến suy dinh dưỡng.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Chìa khoá để đánh giá suy dinh dưỡng ở người cao tuổi là duy trì được chỉ số dự đoán cao. Phải hỏi người bệnh về các triệu chứng như buồn nôn, nôn, biếng ăn, khó nuốt, và đau bụng. Cũng phải hỏi người bệnh về bất kỳ một thuốc mới nào mà họ dùng, các chẩn đoán mới, hoặc các vấn đề xã hội mới phát sinh. Phải có phiếu theo dõi cân nặng cẩn thận và khi có sụt cân thì diễn đạt bằng phần trăm của cân nặng thường lệ của người bệnh. Nếu cân nặng giảm hơn 10% cân nặng thường lệ của người bệnh thì thường là phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng nặng.
Các dấu hiệu thực thể của suy dinh dưỡng có thể khó ghi nhận ở người cao tuổi. Các đo lường nhân trắc học chẳng hạn như cân nặng, chiều cao, độ dày nếp da có thể có ích cho sự đánh giá ban đầu. Số lượng tế bào lympho toàn phần, hemoglobin, albumin huyết thanh và nồng độ cholesterol là các test quan trọng trong đánh giá hoá sinh tình trạng suy dinh dưỡng. Các kết quả càng dưới các giá trị bình thường nhiều bao nhiêu thì độ suy dinh dưỡng càng lớn bấy nhiêu. Bước đầu sàng lọc suy dinh dưỡng đã tập trung vào nhu cầu cần thiết phải có các bác sĩ chăm sóc ban đầu để xem xét các mặt chăm sóc y tế về dinh dưỡng. Bước đầu sàng lọc dinh dưỡng đã hình thành một công cụ sàng lọc hữu ích để đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng.
Điều trị
Điều trị suy dinh dưỡng bắt đầu đồng thời cùng với các nỗ lực để xác định các nguồn mất dinh dưỡng và các tình trạng làm tăng các nhu cầu chuyển hoá. Hơn nữa, hỗ trợ dinh dưỡng phải bắt đầu sớm ở những cá thể có nguy cơ suy dinh dưỡng cao. Ở những người cao tuổi không bị stress, cần phải dùng xấp xỉ 22-25 kcal/kg trọng lượng. Sự hỗ trợ này tăng đến 30kcal/kg trọng lượng đối với những người cao tuổi bị stress.
Sự hỗ trợ bằng thức ăn qua đường miệng là tối ưu. Mục đích là để tạo điều kiện tốt nhất cho các loại thức ăn và sự ổn định của chế độ ăn làm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của cá thể. Dùng thêm dịch bổ sung cũng có thể cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Khi người bệnh không thể nuốt được, cần phải nuôi ăn bằng sonde đường ruột với một ống thông nhỏ qua mũi vào dạ dày hoặc ống thông mở dạ dày/hỗng tràng. Sự quyết định sử dụng phương pháp nào trong số các phương pháp trên là phụ thuộc vào sự ưa thích của người bệnh, khoảng thời gian dự định cần phải nuôi ăn, và sự dung nạp của người bệnh đối với mỗi phương pháp. Nuôi ăn có thể diễn ra liên tục hoặc bằng các liều ngắt quãng. Mỗi phương pháp nuôi ăn này đều có nguy cơ sặc. Ỉa chảy là một biến chứng thường thấy ở bệnh nhân nuôi bằng ống thông.
Chỉ định dinh dưỡng toàn bộ ngoài đường tiêu hoá ở người cao tuổi khi người bệnh không có khả năng sử dụng ruột để đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng. Các biến chứng có thể xuất hiện nhiều hơn ở số bệnh nhân cao tuổi, song sẽ không phản đối việc sử dụng dinh dưỡng toàn bộ ngoài đường tiêu hoá ở đơn vị lâm sàng thích hợp cho bệnh nhân cao tuổi. Cũng như đối với những người bệnh trẻ tuổi hơn, việc sử dụng dinh dưỡng toàn bộ ngoài đường tiêu hoá cần phải theo dõi cẩn thận điện giải và nồng độ glucose cũng như chức năng thận.