Trầm cảm gia tăng là một vấn đề ảnh hưởng đến sức khoẻ vị thành niên. Hầu hết các nghiên cứu về trầm cảm đơn cực ở vị thành niên tập trung trên các bệnh nhân tâm thần, chứ không phải trên nhóm vị thành niên nói chung. Một nghiên cứu trên dân cư chung đã phát hiện rằng 27% học sinh trường phổ thông trung học đã bị trầm cảm nhẹ và 5% trầm cảm nặng.Từ những nghiên cứu sẵn có hiện nay cho thấy trầm cảm lưỡng cực không phải là vấn đề sức khoẻ chính của vị thành niên. Trầm cảm thường gặp nhiều hơn ở con gái. Trầm cảm vị thành niên vẫn còn chưa được chẩn đoán rõ ràng mặc dù nó liên quan rất nhiều với bệnh tật và tử vong.

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên
Trầm cảm ở tuổi vị thành niên

Sự đóng góp của các yếu tố di truyền và môi trường lên trầm cảm vẫn chưa được biết đầy đủ, nhưng một trong những yếu tố tiên đoán là cha hoặc mẹ hoặc cả cha mẹ bị trầm cảm. Trong bốn trường hợp trẻ có mẹ hoặc bố bị trầm cảm thì có một trẻ bị trầm cảm, nhưng có tới 3 trong 4 trường hợp trẻ bị trầm cảm nếu cả bố và mẹ bị trầm cảm. Sự nâng đỡ hỗ trợ không đầy đủ của cha mẹ là yếu tố tiên đoán trầm cảm vị thành niên. Một yếu tố quan trọng nữa là trẻ bị mất cha hoặc mẹ, hoặc cha mẹ sống xa nhau. Tình trạng kinh tế xã hội thấp cũng có mối tương quan với mức độ trầm cảm. Các vị thành niên người Mỹ da đen có tỷ lệ bị trầm cảm cao hơn vị thành niên người Mỹ da trắng, nhưng khi các ảnh hưởng của các tầng lớp xã hội được kiểm soát thì tỷ lệ này không còn. Các nghiên cứu khác đã phát hiện được các đặc tính cơ bản của sức khoẻ tâm thần tốt, như là tính tự trọng, tính bản ngã mạnh, đóng vai trò quan trọng như nhau trong những vị thành niên có nhiều bất lợi về kinh tế cũng như những vị thành niên ở các nhóm xã hội địa lý khác. Rất nhiều yếu tố xã hội, địa lý, sinh học, và cá thể góp phần vào sự phát triển của trầm cảm là do không hiểu biết đúng đầy đủ. Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm hiểu rõ hơn ảnh hưởng của các yếu tố này nhằm phát huy nâng cao hơn nữa chiến lược dự phòng và điều trị các bệnh.

Điều quan trọng là bác sĩ phải nâng cao hiểu biết về các bệnh do trầm cảm. Trầm cảm là một trong những rối loạn thường gặp nhất của bác sĩ trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em và vị thành niên.Các phàn nàn của vị thành niên bị trầm cảm thường là các triệu chứng thân thể và thực vật. Các phàn nàn thân thể thường gặp bao gồm các đau đầu, các rắc rối đường tiêu hoá (đầy bụng, đau bụng, nôn).VTN có thể đến khám với bệnh tâm thần phối hợp ngay từ những phàn nàn ban đầu.

TỰ TỬ Ở NGƯỜI TRẺ

Tự tử liên quan đến những người trẻ của tất cả các chủng tộc, và các nhóm người khác. Số lượng vị thành niên tự tử đang ngày càng gia tăng. Tỷ lệ tự tử ở thanh niên từ 15 đến 19 tuổi đã tăng gấp 3 lần so với những năm 1960-1980. Tự tử là nguyên nhân hàng thứ ba gây tử vong ở vị thành niên và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở người lớn. Chỉ có chết do tai nạn và giết người là thường gặp hơn cả. Rất nhiều chuyên gia cho rằng nhiều cái chết do tai nạn thực chất là chết do tự tử. Nam thường có nhiều nguy cơ chết hơn so với nữ khi tự tử bởi vì họ thường sử dụng vũ khí giết người là súng ngắn và treo cổ tự tử. Nữ vị thành niên thường hay tự tử bằng uống thuốc.

Các tình trạng liên quan đến tự tử bao gồm các rối loạn xúc cảm đơn cực hay lưỡng cực, rối loạn hành vi, bệnh loạn thần, sử dụng rượu và các chất gây nghiện,tiền sử gia đình có người tự tử và tiền sử lạm dụng cơ thể và tình dục. Các điều kiện này có thể cùng tồn tại làm tăng nguy cơ tự tử. Thất vọng cũng có mối tương quan với ý đồ tự tử và có thể xảy ra tự tử mà không có các hội chứng khác của trầm cảm.

Các bác sĩ gia đình không nên ngại ngùng hỏi vị thành niên về ý nghĩ tự tử. Hỏi vị thành niên các câu hỏi như vậy không thúc giục hành vi tự tử. Nếu vị thành niên định tự tử thì hầu hết họ đã được cứu trợ khi một ai đó quan tâm hỏi han, lắng nghe và giúp đỡ họ. Không bao giờ được bỏ qua các ý nghĩ tự tử.

Để đánh giá vị thành niên có ý nghĩ tự tử cần xác định các sự việc gây ra các mối đe doạ, nhận dạng các vấn đề và các xung đột hiện tại và đánh giá mức độ của ý đồ tự tử. Trước khi cho phép những người trẻ tuổi ra viên, bác sĩ phải đánh giá những nơi nương tựa của họ, đánh giá hệ thống hỗ trợ, đánh giá thái độ dự phòng của cá nhân, gia đình và phải tiếp tục theo dõi. vị thành niên có ý đồ tự tử mãnh liệt hay đã toan tự tử thì phải được nhập viện và được bác sĩ chuyên khoa tâm thần khám. Bệnh.nhân cần được đánh giá y học và tâm thần đầy đủ và điều trị thoả đáng ngay trong mấy ngày đầu vào viện.

Bài trướcRối loạn ăn uống ở tuổi vị thành niên, khi nào cần điều trị
Bài tiếp theoSử dụng thuốc lá và các chất gây nghiện ở tuổi vị thành niên

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.