Các vấn đề về giấc ngủ ở trẻ em thường gặp và làm nản lòng các bố mẹ. Đứa trẻ không ngủ thường gây rối toàn bộ gia đình và làm ảnh hưởng đến các thành viên người lớn đang đi làm. Tiếng khóc lóc và kêu xin của chúng có thể thường làm đau lòng các cặp bố mẹ mới và thậm chí cả những bố mẹ có kinh nghiệm. Các bố mẹ nhận các lời khuyên không hạn chế từ những họ hàng và người hàng xóm của họ, điều này có thể làm cho vấn đề xấu thêm.

Điều quan trọng là biết giấc ngủ bình thường ở các tuổi khác nhau là gì và biết các chiến lược can thiệp. Số giờ ngủ bình thường giảm đi khi đứa trẻ lớn hơn. Trẻ sơ sinh ngủ trung bình 15 đến 16 giờ mỗi ngày. Lúc được 1 tuổi là khoảng 13 đến 14 giờ kể cả ngủ ngày 1 đến 2 giờ. Lúc 3 tuổi, đứa trẻ ngủ khoảng 12 giờ, sau đó lúc 5 tuổi chúng cần ngủ 11 giờ và không có ngủ ban ngày.

Có sự khác nhau lớn ở những nhu cầu ngủ trung bình này, và phần lớn các đứa trẻ thay đổi từ đêm này sang đêm khác. Điều quan trọng cần biết là nồng độ hormon tăng trưởng trong huyết thanh là cao nhất trong khi ngủ, vì thế khi đứa trẻ đang ở trong giai đoạn “bứt phá tăng trưởng” chúng có thể ngủ nhiều hơn. Đa số các trẻ em có thể đi ngủ vào một giờ thích hợp, ngủ ngay trong vòng vài phút, và ngủ suốt đêm cho tới giờ dậy hợp lý vào buổi sáng mai. Đôi khi các vấn đề xảy ra nếu sự sắp xếp cuộc sống không cho phép có một thói quen tốt hoặc môi trường xung quanh phù hợp để có một giấc ngủ khỏe mạnh.

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em làm sao để khắc phục
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em làm sao để khắc phục

Phát triển các mẫu hình ngủ tốt

Những thói quen hoặc các trình tự giờ đi ngủ là những yếu tố quan trọng nhất của một giấc ngủ tốt. Những thói quen như thế thay đổi theo tuổi nhưng không nên thay đổi nhiều từ đêm này sang đêm khác. Thí dụ, một đứa bé 4 tháng tuổi thường được thay tã và quần áo ngủ thích hợp. Có thể cho trẻ ăn, đung đưa chúng và sau đó đặt vào giường khi vẫn còn thức, bằng cách đó tập cho trẻ quen tự nằm yên để ngủ. Bước này là rất quan trọng vì vậy khi chúng tự nhiên thức giấc vào ban đêm chúng có thể tự nằm yên lại để ngủ. Trẻ chập chững biết đi cần có một trình tự khác khi chuẩn bị đi ngủ, bởi vì giờ đi ngủ có nghĩa là riêng biệt.

Bố (mẹ) cần phải lập thời gian biểu để giúp chúng có một thói quen mỗi tối, như là rửa và chải răng, thay quần áo, và đọc truyện giờ đi ngủ. Một cách lý tưởng, thời gian cụ thể này trùng với thời gian được thỏa thuận một cách đều đặn. Đứa trẻ nhanh chóng biết co giãn các giới hạn, và vì vậy các quy định cần phải bắt buộc. Trẻ bé và trẻ tập đi có thể dùng đồ vật chuyển tiếp như con thú nhồi bông hoặc một cái chăn an toàn. Đồ vật này tạo cho chúng cảm giác làm chủ được thế giới của chúng bởi vì nó không rời đi và vẫn ở đó khi chúng tỉnh giấc. Sau hơn là trẻ ở tuổi đi học có thể dùng một bản ghi giờ đi ngủ thường lệ được dán lên, nhưng chúng vẫn hài hòa vào lúc nào đó với bố mẹ trước khi đi ngủ. Có thể thuận tiện và tạo được vòng khép kín nếu có bàn bạc về ngày đi học của trẻ hoặc ngày làm việc của bố mẹ.

Cơn đau bụng có lẽ là nguyên nhân thường gặp nhất của tình trạng phá rối giấc ngủ trầm trọng trong năm đầu tiên của trẻ. Thường đứa trẻ có cơn đau bụng co thắt có sự nhạy cảm quá mức với môi trường xung quanh hoặc sự kích thích. Sự hỗn độn ở trong môi trường đứa trẻ là rất khó chịu và chúng phản ứng lại bằng cách khóc. Biểu hiện của sự căng thẳng này có thể được làm dịu đi bằng cách dành đủ thời gian cho khóc. Có thể cho phép đứa trẻ này khóc từ 15 đến 30 phút nếu như bố mẹ đồng ý. Sau đó, đứa trẻ thường sẽ buồn ngủ; nếu chúng vẫn thức thì cần kiểm tra lại các nhu cầu cơ bản của trẻ. Nếu tã khô và không sốt hoặc không tìm thấy nguyên nhân của cơn đau, thì an ủi đứa bé và đặt chúng vào giường. Các tình trạng ốm khác có thể chắc chắn phá vỡ giấc ngủ, và biện pháp điều trị phù hợp cho các trường hợp ốm có sốt là thích đáng.

Có những sự thật để nói về đứa bé bị lẫn lộn ngày và đêm. Một cách giải thích đúng đó là sự dịch chuyển pha ngủ. Có thể có hội chứng pha ngủ sớm hoặc hội chứng pha ngủ muộn. Một thí dụ về hội chứng pha ngủ sớm là đứa trẻ đi ngủ một cách thoải mái vào lúc 6 giờ chiều nhưng sau đó lại dậy vào lúc 4 hoặc 5 giờ sáng. Các bố mẹ có thể trở nên bối rối và lo lắng bởi vì đứa trẻ dậy sớm như thế, điều này làm gián đoạn thời gian ngủ quan trọng nào đó của họ. Tất cả những gì đã xảy ra là đứa trẻ đã bắt đầu nhịp một lần trong một ngày của chúng để ngủ sớm và dậy vào đúng 10 đến 11 giờ sau đó. Vấn đề này được điều chỉnh dần dần, trong 10 đến 15 ngày giữ cho đứa trẻ tỉnh dậy muộn hơn. Sự thay đổi này giúp cho chúng đi ngủ muộn hơn. Hội chứng pha ngủ muộn thường gặp hơn ở những trẻ lớn và ở các gia đình bị rối loạn khi đứa trẻ thức khuya và sau đó rất khó khăn để đánh thức chúng vào buổi sáng mai. Liệu pháp điều trị là đặt giờ để đánh thức trẻ dậy và sau đó điều chỉnh dần dần giờ đi ngủ sớm hơn để đạt được số lượng giờ ngủ cần thiết. Một cách có hiệu quả để giải quyết vấn đề này là trong tháng Mười ở hầu hết các bang thời gian làm việc ban ngày được rút lại. Nhân cơ hội này, một cách đơn giản là không làm thay đổi các đồng hồ ở trong phòng của đứa trẻ, sau đó chúng sẽ đi ngủ (và thức dậy) sớm hơn một giờ.

Bước đi và nói trong khi ngủ cũng hay gặp, nhưng thường vô hại, các vấn đề về giấc ngủ làm cho các bố mẹ lo lắng, cả hai loại thức một phần này xảy ra trong trạng thái ngủ không có chuyển động mắt nhanh [non-rapid-eye-movement (REM) sleep]. Nó thường xảy ra trong vòng từ 1 đến 4 giờ sau khi ngủ, ở cuối chu kỳ ngủ thứ nhất hoặc thứ hai. Khi bất cứ lúc nào tỉnh giấc đều dễ xúc động và hoảng sợ, chúng được gọi là “những nỗi kinh hoàng giấc ngủ”. Vấn đề này thường gặp hơn ở những trẻ ở tuổi vị thành niên và trước tuổi vị thành niên. Những đứa trẻ này có thể tỉnh giấc trong một thời gian ngắn, nhưng chúng chỉ có trí nhớ mơ hồ về những gì đã xảy ra. Sự căng thẳng về tâm lý thường xuyên xảy ra nhưng không nhất thiết là một vấn đề cảm xúc chính. Không cần chú ý đến việc điều trị ở hầu hết các trạng thái thức một phần trừ khi đứa trẻ rời khỏi giường và đi vào những chỗ nguy hiểm. Nếu chúng làm như thế, thì có thể đánh thức chúng dậy hoặc bảo vệ cho khỏi bị ngã tới khi chúng tỉnh giấc. Nếu có sự căng thẳng về cảm xúc, có thể cần chú ý tới nguyên nhân.

Những cơn ác mộng và các giấc mơ xấu là thường gặp và chỉ xảy ra trong giấc ngủ REM, mặc dù tất cả các giấc mơ đều xảy ra. Trong giấc ngủ REM cơ thể không thể cử động, nên chỉ có trí nhớ về các giấc mơ là có hại. Khi những đứa trẻ tỉnh dậy từ một cơn ác mộng, chúng hoảng sợ thật sự và cần an ủi và giúp đỡ đầy đủ. Những giai đoạn này thường gặp nhất ở những trẻ em từ 3 đến 6 tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào. Chúng có thể đại diện các vấn đề gốc rễ cho trẻ để bàn luận, nhưng phần lớn bản thân giấc mơ tự lý giải.

Giường ngủ gia đình

ở hầu hết nền văn hoá phương Tây, trẻ em không được phép ngủ trên giường của bố mẹ, trừ những trường hợp hiếm như bị ốm hoặc có sự mất mát quan trọng. Nó là một thực tế phổ biến, được chấp nhận ở nhiều nước đang phát triển, và nó vạch ra tiêu chuẩn văn hoá trong những gia đình đó. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mọi người ngủ tốt nhất khi ngủ một mình trên giường, bởi vì sự cử động và thức giấc của người kia sẽ kích thích tỉnh giấc. Một điều quan trọng cho trẻ em ngủ một mình là để tách chúng khỏi bố (mẹ) mà không có sự lo lắng và cuối cùng là nâng cao tính độc lập.

Ngủ ở giường của bố mẹ có thể làm cho bọn trẻ cảm thấy lúng túng và lo lắng, vì nó làm che mờ đi các đường ranh giới mà chúng đã biết. Đôi lúc một người lớn cảm thấy không an toàn lại là một người được an ủi bởi đứa trẻ chập chững đi, và họ đang cần được tư vấn. Thỉnh thoảng các biến cố có thể tránh được bằng cách chuyển nhẹ nhàng đứa trẻ trở lại giường của nó càng thường xuyên càng cần thiết. Trong trường hợp hoàn toàn cần thiết, có thể đặt gối và chăn trên tấm thảm trong phòng của bố mẹ.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.