Dịch tễ học
Sai khớp nhẹ đầu xương quay, còn được biết như là “sai khớp khuỷu tay” là tình trạng sai khớp do dây chằng vòng chệch vào khớp xương quay-cánh tay. Thường gặp ở trẻ em trước tuổi đi học 2 đến 4 tuổi, tỷ lệ mới mắc cao nhất xảy ra giữa 1 tuổi và 3 tuổi. Tổn thương sau 5 tuổi là hiếm gặp và đa số là do sinh lý giải phẫu bất thường. Salter và Zaltzđã tìm thấy rằng dây chằng vòng ở trẻ em hơn 5 tuổi là dày hơn và được gắn chắc chắn vào màng xương ở cổ xương quay. Những trẻ trai thì thường bị tổn thương hơn ở những trẻ gái, và tổn thương được chẩn đoán thường gặp nhiều hơn ở bên trái so với bên phải.
Lực kéo có thể xảy ra khi nâng đứa trẻ bằng một tay ở cổ tay hoặc bàn tay hoặc đung đưa đứa trẻ bằng cả hai tay. Mặc dù chấn thương này có thể nhẹ, nhưng sai khớp vẫn xảy ra do lực kéo này theo chiều dọc trong khi khuỷu tay bị duỗi và cẳng tay sấp, dẫn đến xé ngang dây chằng vòng ở vị trí dính ở đoạn xa với cô xương quay. Khi cang tay bị sấp, đầu xương quay có đường kính hẹp nhất ở mặt phẳng trước sau. Đầu xương quay nhô qua chỗ rách và di chuyển về phía xa với sự co lại đoạn gần của dây chằng vòng vào khớp xương quay-lồi cầu xương cánh tay. Một khi lực kéo được nới lỏng, thì dây chằng vòng bị mắc ở giữa đầu xương quay và lồi cầu xương cánh tay, và sự nắn lại hoàn toàn của xương quay bị tắc.
Chẩn đoán
Đứa trẻ bị tổn thương biểu hiện bằng cách từ chối dùng tay bị ảnh hưởng nhưng có thể không kêu đau. Thường nghi ngờ tổn thương ở vai. Khi biểu hiện thấy cánh tay được giữ ở bên cạnh với khuỷu tay gấp một phần và cẳng tay sấp. Các dấu hiệu lâm sàng gồm có nhạy cảm đau khi sờ nắn trên đầu xương quay và phạm vi cử động bị giảm ở khuỷu tay. Trên phim Xquang có thể thấy mô mềm bị sưng nhưng thường không có. Mặc dù khuỷu tay là một khớp hay bị tổn thương ở trẻ em, nhưng việc phát hiện qua phim Xquang có thể rất khó do giải phẫu của khớp. Vì đầu xương quay không cốt hóa nên sai khớp được chẩn đoán dựa vào những cơ sở lâm sàng.
Điều trị
Có thể nắn lại đầu xương quay nếu cạnh gần của dây chằng vòng không kéo rộng ra ngoài phần rộng nhất của đầu xương quay. Nắn lại dây chằng vòng đạt được kết quả bằng sự quay ngửa cẳng tay, gấp khuỷu tay, và ấn đồng thời cùng lúc trên đầu xương quay. Thao tác này cũng có kết quả khi điều chỉnh khuỷu tay để chụp phim X quay tư thế trước sau. Có thể nghe thấy một tiếng lách cách khi nắn lại kết hợp với làm giảm đau đáng kể. Thường có thể có khả năng sử dụng cánh tay ngay sau khi được nắn lại. Bất động là không cần thiết. Tiên lượng tốt sau khi nắn thành công, chỉ có 5% tỷ lệ tái phát. Hiếm khi trong trường hợp nắn kín không thành công thì cần được phép chuyển phẫu thuật. Sau khi nắn hở, nên bất động khuỷu tay trong một thanh nẹp bằng thạch cao ở vị trí gấp 90 độ với cẳng tay ở tư thế trung gian. Có thể bắt đầu cử động trong vòng 1 tuần.
Phân loại
Nguyên nhân chấn thương của sai khớp đầu xương quay, như được ghi nhận ở trên, là lực kéo trục. Trong những trường hợp hiếm các nguyên nhân không phải là chấn thương cũng đã được nhận biết. Sai khớp tự phát có thể do các tình trạng bẩm sinh. Trong ba trường hợp theo báo cáo của Southmayd và Ehrlich , quan sát thấy đầu xương quay bị phình to và biến dạng. Các bệnh nhân không có tiền sử bị chấn thương nhưng có đau và hạn chế phạm vi cử động ở khuỷu tay. Nguyên nhân của tình trạng này vẫn còn chưa biết. Các nguyên nhân không chấn thương khác của sai khớp đầu xương quay có liên quan đến hội chứng Apert. Ở những trường hợp như thế, sai khớp xảy ra sớm, thậm chí ngay lúc mới sinh, và có thể là hậu quả do biến dạng phát triển của mô sụn bất thường.