Sự tăng trưởng về thể chất và sự trưởng thành về tình dục là những thay đổi sinh lý cơ bản của vị thành niên. Đánh giá sự phát triển dậy thì là một kỹ năng quan trọng của gia đình và bác sĩ. Các giai đoạn phát triển thể chất của Tanner được trình bày trong bảng 22.1 và 22.2. Mặc dù cả nam giới và nữ giới đều kết thúc dậy thì ở cùng một lứa tuổi, nhưng nữ thường dậy thì trước nam 1 năm (Tanner, giai đoạn I, II). Thời gian dậy thì của nữ thường kéo dài 4 năm và bắt đầu dậy thì ở độ tuổi trung bình là 10.8 tuổi. Thời gian dậy thì của nam kéo dài 3 năm, bắt đầu dậy thì ở độ tuổi trung bình là 11.8 tuổi. Đợt bùng phát tăng trưởng trước của nữ đã giải thích cho sự khác biệt lớn giữa nam và nữ trong giai đoạn vị thành niên sớm.

Khi bắt đầu dậy thì, nồng độ các hormon giải phóng sinh dục (GnRH), hormon kích thích nang noãn (FSH), hormon tạo hoàng thể (FH) và hormon sinh dục đều tăng. Ớ các em nữ, hormon hướng sinh dục có tác dụng làm cho trứng phát triển và sản xuất nội tiết tố nữ estrogen và các đặc tính sinh dục phụ. Sự bùng nổ tăng trưởng ở trẻ gái xảy ra mạnh nhất ở độ tuổi 11-13 cùng với sự tăng trưởng cột sống. Hàm lượng estrogen tăng đã dẫn đến hiện tượng cốt hoá các đầu xương và ngừng phát triển ở giai đoạn cuối của vị thành niên. Hình dáng các em gái có xu hướng nhỏ hơn các em trai ở giai đoạn bắt đầu trưởng thành về tính dục và cốt hoá đầu xương. Sự tăng cân ở các em gái là do tăng tổ chức mỡ. Thường sau 2 năm bắt đầu dậy thì, lông nách rậm hơn và tuyến mồ hôi phát triển mạnh và phụ thuộc vào nồng độ nội tiết tố nam androgen. Hành kinh thường xuất hiện sau khi đã mọc lông và vú phát triển đồng thời sau bùng nổ tăng chiều cao (giai đoạn 4 Tanner).

Ở các em trai, hormon LH có tác dụng làm tăng kích thước tinh hoàn, tăng các tế bào Leydig sản xuất ra testosteron và các đặc tính sinh dục phụ. Vào giai đoạn vị thành niên giữa và muộn, FSH kích thích sự phát triển của các ống sinh tinh, dẫn đến hiện tượng sinh tinh và có khả năng sinh sản. Kích thước tinh hoàn tăng là dấu hiệu của sự trưởng thành về sinh dục (giai đoạn 2 Tanner). Kích thước dương vật bắt đầu tăng, cả tinh hoàn và dương vật đạt kích thước như người trưởng thành qua thời kỳ 2- 4 năm. Lông mu bắt đầu mọc trong giai đoạn 2 và lan rộng ra mặt trong đùi vào giai đoạn 5 Tanner. Râu thường mọc vào giai đoạn 2 Tanner.

Xuất hiện chồi vú và cương lên là hiện tượng thường gặp và chỉ xảy ra tạm thời, 40% nam vị thành niên thường gặp hiện tượng này và nó có thể tồn tại trong khoảng 1,5 năm.

Chồi vú xuất hiện thường do estrogen kích thích, nhưng không có bằng chứng nào về sự khác nhau của hormon này đối với sự có mặt hay không của hiện tượng đó. Thường nhú núm vú ở cả hai bên hơn là một bên và gặp ở cả người gầy và người béo. cần giải thích cho tất cả các em trai yên tâm về sự thay đổi bình thường này.

Bảng 22.1. Các giai đoạn về sự phát triển của nữ giới, theo Tanner

Giai đoạn/tuổi trung bình Ngực Lông mu Các thay đổi khác
1 Phẳng, tiền dậy thì Chưa có lông mu Trước vị thành niên
2/10,8 tuổi Xuất hiện chổi vú nhỏ Lông tơ mọc thưa thớt Bắt đầu lớn nhanh
3/11,8 tuổi Vú nở to, quầng vú xuất hiện Lông đen, cứng, xoăn và rậm hai bên môi Lớn chậm dần, 25% cháu gái có kinh lần đầu
4/13,2 tuổi Quầng vú và núm vú nổi rõ, vú nổi hẳn Thô, cong nhưng ít hơn người lớn Khoảng 60% cháu gái có kinh kinh lần đầu
5/14,6 tuổi Vú phát triển như vú người lớn có quầng vú và mô vú Như lông người lớn Khoảng 10% cháu gái có kinh lần đầu

Bảng 22.2. Các giai đoạn về sự phát triển của nam giới, theo Tanner

 

Giai đoạn/tuổitrung bình Bộ phận sinh dục Lông mu Các thay đổi khác
1

 

2/11,8 tuổi

 

3/12,8 tuổi

4/13,9 tuổi

 

5/14,8 tuổi

Kích thước tinh hoàn:1,5cc, dương vật giống như trẻ em

Kích thước tinh hoàn: 1,6- 6,0cc, bìu đỏ và mỏng, dương vật không thay đổi

Kích thước tinh hoàn: 6- 12cc, bìu to ra, dương vật dài hơn

Kích thước tinh hoàn: 12- 20cc, bìu to và thâm, dương vật dài hơn và to hơn

Kích thước tinh hoàn: 20cc, bìu và dương vật như ở người lớn

Chưa có

Lông đen, cứng, xoăn và rậm

Lông mu rậm, đen và cứng.

Lông vùng mu như người lớn và lan ra hai bên mặt trong đùi

Như người lớn

Thời kỳ tiền dậy thì

Tỷ lệ mô mỡ tăng từ 4,3% đến 11,2%

Bắt đầu lớn nhanh ở 25%

Bắt đầu lớn nhanh ở hầu hết trẻ

Cơ thể cường tráng

Đợt bùng nổ tăng trưởng của trẻ trai xảy ra khoảng giữa giai đoạn Tanner 3 và 4. Trong giai đoạn Tanner 3 các cháu trai có hiện tượng xuất tinh đầu tiên, trung bình vào độ tuổi 13. Khả năng có con thực sự là vào giai đoạn Tanner 4. Mọc lông nách và phát triển tuyến mồ hôi thường xảy ra 2 năm sau khi bắt đầu dậy thì.

Các em gái thường thắc mắc về nhiều vấn đề kể cả hiện tượng chậm kinh trong thời gian bắt đầu dậy thì. Các em gái ở độ tuổi 13 —14 có dấu hiệu của dậy thì như là xuất hiện chồi vú (Tanner giai đoạn 2), các em cần được biết rằng sẽ có hành kinh trong khoảng 2-5 năm. Trong 2 năm đầu hành kinh không đều là bình thường bởi vì không có hiện tượng phóng noãn. Các em gái cũng có thể lo lắng vì quá cao. Nếu các em gái đang ở giai đoạn 4 và có hành kinh thì sự phát triển về chiều cao gần như là hoàn thành trong giai đoạn này. Do estrogen làm cốt hoá các đầu xương nên sau lần kinh nguyệt đầu tiên hiếm khi chiều cao tăng thêm được quá 6,5 cm).

Các em trai lại có vẻ hay lo lắng là mình bị lùn. Những người lùn ở trường hay bị chêu ghẹo và có thể làm các em mất tự tin. ở các em nam, tạng chậm phát triển thể chất trong giai đoạn dậy thì là nguyên nhân thường gặp nhất của “lùn”, sau đó sẽ thấy quá trình tăng trưởng. Tiền sử gia đình cũng có thể gợi ý cho dạng chậm phát triển và trưởng thành về tính dục mặc dù không có kiểu di truyền cụ thể nào được xác định.

Dậy thì sớm được định rõ ở các em gái khi bắt đầu xuất hiện chồi vú và mọc lông mu trước 8 tuổi, và ở các em trai khi tinh hoàn to lên lúc 9,5 tuổi. Dậy thì muộn ở các em gái được xác định khi vú không phát triển ở tuổi 13 hoặc quá 5 năm từ khi vú phát triển mà không có hành kinh. Dậy thì muộn ở các em trai được xác định khi tinh hoàn không phát triển ở tuổi 13,5 hoặc sau hơn 5 năm tính từ khi bắt đầu giai đoạn dậy thì.

Đối với cả hai giới, các bệnh thực thể thuộc trục dưới đồi — tuyến yên — sinh dục và các bệnh hệ thống khác phải được loại trừ như một nguyên nhân cụ thể làm chậm phát triển hay trưởng thành tính dục. Hầu hết bệnh nhân có bệnh thực thể như thiếu hụt hormon tăng trưởng hay thiểu năng tuyến giáp không phát triển theo biểu đồ tăng trưởng và bắt đầu phát triển chệch hướng ngay từ giai đoạn đầu. Với những trường hợp có tăng chậm phát triển thể chất, trong thời gian phát triển mạnh nhất của tuổi dậy thì, bệnh nhân dường như bị thụt lùi lại sau. Trong trường hợp “lùn”, thông tin chung cần được cung cấp đầy đủ bao gồm: tiền sử bệnh, khám lâm sàng, đường biểu diễn tăng trưởng qua các thời gian, chụp X quang bàn tay và cổ tay để xác định tuổi xương, làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện các rối loạn viêm nhiễm tại ruột, suy thận, thiếu máu, thiếu hụt hormon tuyến giáp và hormon tăng trưởng. Khi chụp X quang đối với những vị thành niên có khác lệch giữa tuổi lý lịch với tuổi xương dưới 4 năm thì không nghĩ đến có thiếu hụt hormon tăng trưởng.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.