Những thay đổi sinh lý do thai nghén trong hệ thống hô hấp có thể dẫn tới những thay đổi về triệu chứng. Chúng có thể tác động xấu đến những bệnh đường hô hấp. Những thay đổi nguyên phát trong chức năng phổi là tăng thông khí thứ phát do tăng progesteron trong lúc có thai. Sự tăng thông khí này dẫn đến sự giảm áp lực CO2 (PCO2) tới 27 đến 32 mmHg với một sự tăng bù trong bài tiết bicarbonat ở thận và ở một số phụ nữ có cảm giác khó thở. Những thông số chức năng phổi khác thay đổi ít trừ sự giảm vừa phải thể tích cặn chức năng .

Viêm mũi

Sung huyết thường phát triển trong lúc có thai vì họng mũi trở nên phù nề và sung huyết, thường dẫn đến tăng tiết chất nhầy. Viêm mũi dị ứng thường gặp ở những bệnh nhân thuộc lứa tuổi sinh sản và có thể khó phân biệt với những thay đổi sinh lý. Đôi khi, viêm mũi dị ứng trong lúc có thai bị biến chứng do bệnh polyp mũi. Bệnh này phần lớn phát triển sau đẻ . Viêm mũi do virus như rhinovirus hoặc “cảm lạnh thông thường” xảy ra ở phần lớn những người lớn tuổi ít nhất một lần hoặc hai lần một năm. Những phụ nữ có thai cũng có khả năng bị tình trạng này. Có thể phân biệt được với những tình trạng trên vì viêm mũi do virus thì thường có sốt nhẹ, đau cơ, nhức đầu và ho khan.BIểu hiện của bệnh viêm xoang

Phù nề và sung huyết niêm mạc sinh lý thường đi kèm với thai nghén thì không cần điều trị. Việc điều trị viêm mũi dị ứng trong quý thứ nhất thì không được khuyến khích. Vì sử dụng những thuốc có tác dụng giống thần kinh giao cảm như phenylpropanolamin và pseudoephedrin trong quý thứ nhất thì thường có kèm theo dị dạng bẩm sinh. Những thuốc này còn có thể gây ra co thắt những mạch máu của tử cung và làm giảm luồng máu tử cung vào bất cứ thời gian nào trong lúc có thai. Cũng nên tránh dùng những thuốc kháng histamin trong quý thứ nhất. ít nhất có một công trình nghiên cứu lớn đã cho thấy rằng diphenhydramin đã gây ra những dị dạng . Chlorpheniramin tỏ ra an toàn hơn nhưng có lẽ cũng nên tránh trong quý I . Những kháng histamin mới hơn, ví dụ như astemizol và terfenadin, nên tránh dùng bởi vì chưa có đủ tài liệu nghiên cứu về sự an toàn sử dụng chúng trong lúc có thai, mặc dù những báo cáo trước đây gợi ý dùng certirizin có thể an toàn . Nghiên cứu về .những biến chứng khác đã dẫn đến lời khuyên rằng thuốc này chỉ được dùng khi lợi ích rõ ràng trội hơn nguy cơ đối với thai. Sự sử dụng beclomethason bên trong mũi không thấy có những dị dạng bẩm sinh đáng kể . Điều trị những nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do virus chủ yếu là hỗ trợ, với bổ sung dịch, nằm nghỉ và sử dụng acetaminophen để hạ thấp nhiệt độ. Nói chung người ta cho rằng sự sử dụng acetaminophen như thuốc làm giảm sốt cao tại tất cả các giai đoạn của thai nghén là có ích nhằm tránh được khả năng của những ảnh hưởng gây quái thai phối hợp với sốt cao.

Viêm phế quản và viêm phổi trong lúc có thai xảy ra như trong quần thể chung và thường gặp ở những người hút thuốc lá. ở những bệnh nhân có thai, hai loại vi khuẩn thường gây bệnh viêm phổi là Mycoplasma pneumoniae và Streptococus pneumoniae. Viêm phổi trong lúc có thai có thể có những biến chứng đáng kể, như viêm màng phổi mủ do vi khuẩn và suy hô hấp mà có thể một phần là do sự giảm thể tích cặn thứ phát sau sự to ra của tử cung trong thai nghén. Bác sĩ lâm sàng không được ngần ngại chụp X quang lồng ngực để chẩn đoán viêm phổi trong lúc có thai. Cũng cần nhớ rằng nghẽn mạch phổi có thể giống như viêm phổi ở những phụ nữ có thai. Điều trị viêm phổi do phế cầu khuẩn chủ yếu là penicillin tiêm tĩnh mạch. Có thể dùng cephalosporin hoặc erythromycin. Viêm phổi do Mycoplasma phải được điều trị bằng erythromycin trong 10 đến 14 ngày. Clarithromycin, một kháng sinh có liên quan với erythomycin, đã gây ra những dị dạng bẩm sinh trong những công trình nghiên cứu trên động vật, cho nên phải hạn chế sử dụng.

Bệnh hen

Hen là biến chứng chiếm tỷ lệ dưới 1% của tất cả những thai nghén và một vài công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh hen nếu được kiểm soát tốt sẽ không tác động xấu đến thai nghén. May thay, những giai đoạn hen trong lúc có thai thường xảy ra ở những phụ nữ có tiền sử hen. Họ có thể cung cấp sự so sánh về mức độ nặng nhẹ của những cơn hen. Những phụ nữ bị khó thở cấp hoặc suy hô hấp phải được đánh giá ngay. Những người có tiền sử nằm viện vì hen, và đặc biệt tiền sử đặt nội khí quản, đòi hỏi phải theo dõi sát và điều trị ngay. Khám thực thể phải tập trung vào những dấu hiệu sống, xem có sốt (nhiệt độ > 38°C); mạch nhanh (> 120 lần/phút); khó thở nhanh (> 30 lần/phút); mạch nghịch thường của 12 mm hoặc nhiều hơn. Mức độ nặng của co thắt phế quản phải được đánh giá bằng phế dung kế hoặc bằng lưu tốc kế đỉnh. Đối với hen cấp tính, áp lực O2 thường giảm, như vậy, có chỉ định đánh giá cẩn thận áp lực CO2 (PCO2) và pH. Mức độ cơn nhẹ nếu pH cao và PO2 dưới bình thường trong lúc có thai. Mức độ vừa nếu PO2 giảm với PCO2 bình thường (trong lúc có thai) và pH bình thường. Nặng nếu PCO2 trên 38 với pH < 7, 35. Đó là những dấu hiệu xấu, cần phải xử trí trong một đơn vị chăm sóc tích cực. Điều trị tập trung vào bô sung dịch và sử dụng một chất chủ vận β2, theophyllin, và corticosteroid. Những thuốc long đờm không có hiệu quả và những thuốc có iod thì có chống chỉ định trong lúc có thai do có liên quan đến bướu cổ của thai .

Bài trướcPhụ nữ mang thai khi mắc những rối loạn tuyến giáp
Bài tiếp theoTăng huyết áp mạn tính khi mang thai

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.