Những định nghĩa và phân loại của bệnh tăng huyết áp trong lúc có thai đã tỏ ra rắc rối. Hai nhóm chuyên gia đã cùng nhau định nghĩa những tình trạng tăng huyết áp của thai nghén với hy vọng lập ra được một thuật ngữ chuẩn . Nhóm này đã khuyên phân thành bốn tình trạng liên quan đến tăng huyết áp trong thai nghén: Tình trạng thứ nhất là tiền sản giật, trước kia được gọi là nhiễm độc thai nghén. Tình trạng này được mô tả ở phần khác trong quyển sách này.

Tình trạng thứ hai tăng huyết áp thoáng qua của thai nghén, thì sự hiểu biết kém rõ ràng. Nó bao gồm tăng huyết áp thoáng qua không có protein niệu và phù. Tình trạng này mất đi sau thai nghén nhưng có thể trở lại với những lần thai nghén sau. Những bệnh nhân này tỏ ra có nguy cơ cao hơn bị tăng huyết áp mạn tính về sau trong cuộc sống. Tăng huyết áp mạn tính, chủ đề của bài này, bao gồm tăng huyết áp trước lúc có thai hoặc đôi khi chẩn đoán sớm trong thai nghén nhưng phải do tình trạng thai nghén. Tình trạng tăng huyết áp thứ phát trong lúc có thai là sự phối hợp của tăng huyết áp mạn tính và tiền sản giật chồng lên nhau. Tăng huyết áp mạn tính ở những phụ nữ thuộc lứa tuổi sinh đẻ chủ yếu là tăng huyết áp vô căn. Tăng huyết áp mạn tính, ảnh hưởng tới xấp xỉ 1% đến 3% tối thai nghén và là một nguy cơ cho thai nghén: tăng nguy cơ rau bong non, suy thận cấp, chậm phát triển bên trong tử cung, và đẻ non tháng . Tiền sản giật chồng lên xảy ra từ 5% đến 50% ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp mạn tính và một phần nào có thể giải thích cho tăng nguy cơ của những biến chứng khác.

Tăng huyết áp mạn tính khi mang thai
Tăng huyết áp mạn tính khi mang thai

Ở những bệnh nhân không được chẩn đoán là tăng huyết áp mạn tính nhưng thấy tăng huyết áp trong lúc có thai, đôi khi thật khó xác định liệu tăng huyết áp được phát hiện trong lúc có thai là do thai nghén hoặc tăng huyết áp đã tồn tại từ trước. Xác định bệnh căn của tăng huyết áp là một vấn đề đặc biệt khi những phụ nữ không đo huyết áp từ trước cho tới tận quý hai. Những bệnh nhân tăng huyết áp mạn tính thường có huyết áp bình thường ở quý giữa và sẽ quay trở lại trạng thái tăng huyết áp trong quý ba, dẫn đến chẩn đoán nhầm là tiền sản giật. Tăng huyết áp mạn tính ít có khả năng phối hợp với protein-niệu hoặc phù không phụ thuộc. Cũng như vậy, mức acid uric dưới 5mg/dl có nhiều khả năng gặp trong tăng huyết áp mạn tính và mức acid uric cao là một chỉ điểm nhạy của tiền sản giật. Nồng độ ure và creatimin huyết hiếm khi có ích trong phân biệt hai loại bệnh này. Trong những trường hợp tăng huyết áp với men gan tăng và giảm tiểu cầu thì nhiều khả năng là tiền sản giật với hội chứng HELLP.

Điều trị tăng huyết áp mạn tính trong lúc có thai còn có nhiều bất đồng. Những lời khuyên của hội đồng chuyên gia bao gồm điều trị những phụ nữ có thai với huyết áp tâm trương cao hơn 100 mm Hg, chỉ điều trị những trường hợp có huyết áp thấp hơn nếu có những yếu tố nguy cơ đáng kể khác, ví dụ như bệnh thận hoặc thương tổn cơ quan đích . Những tác giả trước đó đã thông báo sự không có ích khi điều trị những phụ nữ có thai với huyết áp tâm trương dưới 110 mmHg. Phần lớn những chuyên gia tiếp tục khuyên dùng methyldopa do lịch sử lâu dài của nó về độ an toàn trong lúc có thai . Những công trình đánh giá về những thuốc chẹn βở những phụ nữ có thai đã chỉ ra rằng những tác nhân này có hiệu quả trong điều trị tăng huyết áp. Tuy nhiên, atenolol và metoprolol đã làm cho thai chậm phát triển trong tử cung khi bắt đầu điều trị vào trước giai đoạn giữa của thời kỳ thai nghén. Labetolol đã tỏ ra là có hứa hẹn và nói chung được cho là an toàn trong lúc có thai. Những thuốc ức chế men chuyển angiotensin bị chống chỉ định vì chúng đã từng gây tử vong cho thai .

Bài trướcThai phụ mắc bệnh bệnh lý hô hấp cần chú ý gì?
Bài tiếp theoViêm thực quản trào ngược khi mang thai

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.