Âm nang của chồng có lúc to, lúc lại nhỏ, có lúc vô cùng lỏng lẻo, có thể lắc lư theo cơ thể. Nhẹ nhàng tiếp xúc, là có thể cảm nhận được tinh hoàn đang chuyển động trượt trong bao tinh hoàn. Mà có lúc bao tinh hoàn lại co lại thành một vòng nhỏ nhăn nheo, bám chặt lấy vùng đáy chậu, không hề động đậy. Màu sắc thì sẫm hơn bình thường, trở thành màu đen nâu. Nhẹ nhàng sờ vào, chỉ có thể sờ được bao tinh hoàn căng chặt, bó sát. Không ngờ dương vật của chồng lại biến đổi thất thường, và bao tinh hoàn cũng có sự biến đổi rõ ràng đến như vậy? Bao tinh hoàn của người chồng vì sao có lúc to, có lúc lại nhỏ? Và điều này có ảnh hưởng thế nào đến sinh hoạt vợ chồng?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta còn phải nói đến chức năng và kết cấu của bao tinh hoàn.

Bao tinh hoàn giống như một cái túi da mỏng và đàn hồi, nằm giữa gốc dương vật và vùng chậu, khi chúng ta đứng, nó sẽ được treo ở đó, nối liền với phần xương mu, da dương vật, phần da trong đùi và phần da đáy chậu. Nhìn từ ngoài vào, chính giữa bao tinh hoàn có một mối nối bao tinh hoàn nằm ngang, đó là dấu tích còn lại khi bắt đầu phát dục. Phần da của bao tinh hoàn mềm mại mà mỏng manh, trơn nhẵn và có tính đàn hồi, bên trên có lông vừa mỏng vừa quăn. Lớp thịt bên trong có chứa các cơ quan tổ chức tỉ mỉ và rất nhiều sợi đàn hồi. Vách trước và sau lớp thịt có những sợi được kéo dài vào sâu bên trong, đồng thời kết hợp với nhau trở thành khoảng cách, chia bao tinh hoàn thành 2 túi nhỏ bên trái và bên phải, phân biệt 2 tinh hoàn và túi tinh dịch trái, phải. Mạch máu bên trong lớp thịt rất phong phú. Bên dưới lớp thịt còn có mấy tầng lớp gân và cơ tinh hoàn, chúng chủ yếu được cấu thành bởi cơ thịt bụng và sợi cơ thịt. Trong bao tinh hoàn còn có chất tinh, cái này là vật chất hình tròn do ống dẫn tinh, động mạch tinh hoàn, tĩnh mạch hình dẹt, rất nhiều mạch máu nhỏ, cụm thần kinh, ống bạch huyết cấu tạo nên.

Bao tinh hoàn, chất tinh và cơ tinh hoàn đều có tác dụng bảo vệ đối với tinh hoàn, có thể làm chậm lại chấn động mà tinh hoàn phải chịu khi đi bộ hoặc vận động, có ý nghĩa nhất định trong phòng chống vết thương ngoài.

Da bao tinh hoàn rất nhạy cảm với độ cao thấp của nhiệt độ bên ngoài, nhiều tuyến mồ hôi dưới lớp mỡ bao tinh hoàn có tác dụng tán nhiệt. Khi nhiệt độ bên ngoài thấp, cơ phẳng và cơ tinh hoàn kích thích lớp thịt co lại, làm vị trí tinh hoàn cao lên, lớp da bao tinh hoàn sẽ co chặt lại thành lớp nhăn rất chặt chẽ, đồng thời co lại đến tận vùng chậu, để ngăn chặn tán nhiệt, có lợi cho việc giữ nhiệt. Khi bơi cũng dễ phát sinh hiện tượng tương tự, đây là lý do vì sao nước có thể phát tán nhiệt độ cơ thể rất nhanh. Ngược lại, khi nhiệt độ bên ngoài tăng cao, cơ phẳng và cơ tinh hoàn giãn ra, tinh hoàn hạ xuống, da bao tinh hoàn lỏng lẻo hơn, để tăng cường diện tích tán nhiệt, có lợi cho việc tản nhiệt cục bộ. Ngoài ra, động mạch trong chất tinh sẽ quấn lấy cụm tĩnh mạch, mà trong hệ thống huyết quản chỉ cách vách huyết quản mỏng manh mà đổi hướng chảy, hình thành nên hệ thống chảy ngược, máu tĩnh mạch không ngừng mang đi nhiệt lượng từ máu động mạch trong khoang bụng, kết quả là nhiệt độ của máu động mạch tinh hoàn có thể thấp hơn động mạch chủ ở bụng 5,2°c. Túi tinh hoàn thông qua cơ chế này để điều chỉnh, cân bằng nhiệt độ trong tinh hoàn và bao tinh hoàn.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia y học, chức năng co giãn của bao tinh hoàn không ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục, nhưng bạn đừng có quá xem thường bản lĩnh của bao tinh hoàn, nó rất quan trọng trong việc duy trì nòi giống của bạn. Vì nhiệt độ có ảnh hưởng rất quan trọng đối với quá trình sinh tinh dịch và tinh trùng của tinh hoàn. Nhiệt độ trong bao tinh hoàn phải thấp hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 2°c mới là nhiệt độ phù hợp nhất để tinh hoàn sinh ra tinh dịch. Nhiệt độ quá cao, tác dụng sinh tinh sẽ xuất hiện chướng ngại, thậm chí hoàn toàn dừng lại, đồng thời bài tiết của cao tinh hoàn sẽ giảm xuống. Điều đáng chú ý là, rất nhiều mắt xích, sự phát dục không đều, thói quen sinh hoạt đều có thể ảnh hưởng đến việc điều tiết nhiệt độ bao tinh hoàn mà gây ra hậu quả xấu. Nếu mỡ bao tinh hoàn nhiều, tinh hoàn chưa hạ xuống tận trong dương vật, tĩnh mạch cong gập làm cho máu lưu thông với tốc độ chậm mà không thể kịp thời mang nhiệt lượng đi, quần quá chặt ảnh hưởng đến không khí lưu thông và khiến tinh hoàn bị ép chặt vào đáy chậu… Các ông chồng lưu ý là không nên mặc loại quần bò vừa chặt vừa bó sát, ôm chặt lấy thân thể. Để bảo vệ chức năng sinh tinh của mình các ông chồng hãy đổi sang mặc những chiếc quần rộng rãi hơn.

Da bao tinh hoàn màu đen là do chịu ảnh hưởng của hoóc môn sinh dục. Da người phụ thuộc vào các loại sắc tố, đặc biệt là sắc tố đen, độ dày của da và trạng thái co giãn của huyết quản. nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sắc tố đen của da đó là hoóc môn sinh dục. Hoóc môn sinh dục nồng độ cao, chịu kích thích lâu dài sẽ làm cho sắc tố đen trở nên sẫm hơn. Khi bao tinh hoàn co lại, có thể thấy màu sắc càng sẫm hơn.

Bài trướcTinh dịch của chồng có mùi rất đậm thì có bình thường hay không?
Bài tiếp theo“Thể nghiệm sau giao hợp” là gì và ý nghĩa với tình trạng vô sinh

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.