Khi bạn đến bệnh viện để kiểm tra về triệu chứng không phát dục ở nam giới, trước tiên bác sỹ bao giờ cũng yêu cầu bạn làm một xét nghiệm kiểm tra tinh dịch. Kiểm tra tinh dịch thông thường bao gồm: lượng tinh dịch, màu sắc tinh dịch, độ kiềm, axit, độ đông đặc, hóa lỏng, số lượng tinh trùng, khả năng hoạt động của tinh trùng…
Trong kiểm tra tinh dịch, năng lực hoạt động của tinh trùng là một tiêu chí vô cùng quan trọng. Trước đây, do hạn chế của thiết bị máy móc kiểm tra, nên người kiểm tra thường dùng mắt thật của mình quan sát dưới kính hiển vi tình trạng hoạt động của tinh trùng, sau đó đưa ra một phán đoán chủ quan, kết quả kiểm tra này không những chịu ảnh hưởng của trình độ kỹ thuật của người kiểm tra mà còn mang theo tính chủ quan tương ứng. Phương pháp mà phòng hóa nghiệm viện y học áp dụng dựa theo quy định của tổ chức Y tế thế giới, là căn cứ vào mức độ tốt xấu của tinh trùng vận động để tiến hành phân cấp ghi lại, có một đánh giá chung chung rằng ghi lại theo 3 mức tốt, trung bình, yếu. Do đó, kiểm tra tinh dịch từ trước tới nay vẫn với một trình độ tương đối thấp. Từ những năm 70 – 80 của thế kỷ 20, nước ngoài trước sau nghiên cứu chế tạo ra hàng loạt những kỹ thuật đo lường laze và hệ thống phân tích xử lý tự động hình vẽ điện tử, mới làm cho trình độ kiểm tra tinh dịch đạt đến mức độ hoàn thiện với độ chính xác tương đối cao.
Người bình thường tinh trùng vận động với tốc độ khoảng 36 micron/giây, tốc độ vận động trung bình của nó là 35 micron/giây, còn tốc độ vận động của tinh trùng người bệnh không phát dục cao nhất khoảng 32 micron/giây, tốc độ vận động trung bình là 31 micron/giây, có thể thấy rằng, tốc độ vận động tinh trùng của người bệnh không phát dục thấp hơn nhiều so với tốc độ vận động tinh trùng của người thường. Cũng có thể nói, thông qua kiểm tra tinh dịch, đã phát hiện được tốc độ vận động tinh trùng chậm là một nguyên nhân dẫn đến triệu chứng không phát dục.
Căn cứ theo phân tích tư liệu thống kê lâm sàng, trong số nam bệnh nhân có triệu chứng không phát dục, có đến 40% số người có tốc độ vận động của tinh trùng thấp hơn 31 micron/giây (trong đó nửa số dưới 28 micron/giây). Chuyên gia y học khẳng định, nếu tốc độ vận động của tinh trùng của một người thấp hơn 28 micron/giây, thì có thể xếp vào “chứng tinh trùng yếu” (tức năng lực hoạt động của tinh trùng kém, hoặc khả năng vận động tinh trùng kém). Trong số nam bệnh nhân có triệu chứng không phát dục có 20% số người “không có tinh trùng”, 30% số người “ít tinh trùng”.
Chuyên gia căn cứ và kết quả thực nghiệm trên động vật phát hiện, tốc độ vận động tinh trùng nhanh hay chậm có sự khác biệt rõ rệt, và tốc độ vận động tinh trùng tỉ lệ thuận với tỉ lệ sinh sản, cũng là nói, tốc độ vận động tinh trùng càng nhanh, tỉ lệ sinh sản càng cao; còn tốc độ vận động tinh trùng càng chậm thì tỉ lệ sinh sản càng thấp. Ví dụ như tốc độ vận động tinh trùng của trâu khoảng 50 – 70 micron/giây, của chuột là 45 – 55 micron/giây, còn tốc độ vận động tinh dịch của gấu trúc là 20 micron/giây. Do đó năng lực sinh sản của gấu trúc tương đối thấp, đương nhiên điều này chỉ là một trong số những nguyên nhân chi phối.
Kết quả kiểm tra lâm sàng còn phát hiện, tốc độ vận động tinh dịch không liên quan đến số lượng ít nhiều của tinh trùng, và cũng có thể không liên quan đến độ hóa lỏng của tinh dịch.
Cho nên, mặc dù tốc độ vận động của tinh trùng rất chậm, có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản, nhưng chỉ cần nâng cao tốc độ vận động tinh trùng của nam giới có triệu chứng không phát dục, tức là sẽ giải quyết được vấn đề sinh sản của họ. Các chuyên gia đã làm rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Họ áp dụng hai phương pháp, một là thông qua thuốc đông, tây y để tăng cường năng lực hoạt động của tinh trùng; cách khác là thông qua các biện pháp xử lý ngoại thể khiến cho tốc độ vận động của tinh trùng được nâng cao, sau đó tiến hành thụ tinh nhân tạo.
Các chuyên gia y học đã đặc biệt bố trí một loại chất dịch dinh dưỡng cho tinh trùng, và đã cẩn thận thêm chất dịch này vào phía trên tinh dịch trong ống nghiệm, lúc này chất dịch trên cũng giống như rượu đông và sẽ chia làm 2 lớp, sau đó ống nghiệm được để ở nhiệt độ 37 độ c trong khoảng 3 giờ đồng hồ, tinh trùng hoạt động sẽ lần lượt bơi trên lớp dinh dưỡng tầng trên, sức hoạt động của chúng sẽ tăng lên nhờ vào chất dinh dưỡng có trong môi trường. Trước khi xâm nhập vào trứng, tốc độ vận động của tinh trùng là 32 micron/giây, sau khi xâm nhập vào trứng có thể nâng lên thành 42 micron/giây. Có thể thấy thông qua phương pháp nuôi dưỡng đặc biệt này có thể khiến cho tinh dịch vốn có khả năng vận động thấp trở nên “vận động khỏe mạnh”. Có báo cáo lâm sàng áp dụng phương pháp ấp nở tinh trùng đặc biệt này đã khiến cho rất nhiều nam giới có triệu chứng không phát dục sinh được con cái.
Hiện nay, các thiết bị kiểm tra mà bệnh viện lớn sử dụng để xác định tốc độ vận động của tinh trùng vô cùng hiện đại. Họ có thể nhanh chóng có được kết quả chính xác, để điều trị lâm sàng và nghiên cứu cơ bản cũng cung cấp những con số rất đáng tin cậy. Có được phương pháp xác định tiên tiến này, các bác sỹ có thể xác định chính xác được khả năng của tinh trùng, để tìm ra nguyên nhân vô sinh, và có thể quan sát được sự biến đổi của tốc độ vận động của tinh trùng người bệnh trước hoặc sau khi uống thuốc điều trị “chứng ít tinh trùng” hoặc “chứng tinh trùng yếu”, từ đó phán đoán được hiệu quả điều trị và cung cấp những tư liệu quý gía cho công tác nghiên cứu cơ lý tác dụng của thuốc.
Các chuyên gia y học cũng thông báo với mọi người rằng: số lượng tinh trùng do hệ thống phân tích tự động năng lực tinh trùng cho thấy là rất nhiều, tuy nhiên tỉ lệ sống của tinh trùng lại thấp. Điều này là bởi vì trong các mẫu tinh dịch chưa có nhiều tâm tinh trùng, máy tính cũng thiếu khả năng phân biệt đầy đủ về tâm lớn nhỏ của tinh trùng, do đó hiểu lầm những tâm này là tinh trùng không hoạt động. Khi đọc báo cáo kiểm tra tinh dịch, cần chú ý sửa chữa những số liệu này. Biên độ của sự “sửa chữa” nhiều hay ít còn phải xem ý kiến tư vấn của bác sỹ thế nào mới xác định được.