Thoái hóa khớp háng

Nam nữ bị ngang nhau, tuổi 40 – 60, Thoái hóa khớp háng thứ phát thường xuất hiện dưới 40 tuổi. Ở châu Á ít gặp Thoái hóa khớp háng hơn châu Âu.

1.Triệu chứng lâm sàng:

a. Cơ năng:

Đau ở vùng bẹn hoặc phần trên mông, lan xuống đùi, có khi chỉ đau ở trước đùi và khớp gối (làm cho chẩn đoán nhầm với bệnh ở khớp gối). Đau xuất hiện từ từ tăng dần, đau tăng khi đi lại, đứng lâu, thay đổi thời tiết, giảm khi nghỉ ngơi. Có thể có dấu hiệu “phá gỉ khớp” khi khởi động.

Hạn chế vận động: lúc đầu khó làm một số động tác (ngồi xổm, lên xe đạp nam, bước qua bậc cao…), về sau hạn chế nhiều, khập khiễng, phải chống gậy.

b. Thực thể:

Khám ngoài ít thấy thay đổi vì khớp ở sâu, không có dấu hiệu viêm. Tìm các điểm đau ở mặt trước khớp và phần trên mông. Đo thấy chân bệnh ngắn hơn chân lành trong một số trường hợp.

Các động tác vận động hạn chế lúc đầu là duỗi cố và quay, về sau hạn chế các động tác khác nhất là gấp.

2.X quang:

Hẹp khe khớp: thường hẹp ở phần ngoài.

Đặc xương dưới sụn: thấy ở chỏm xương đùi, ổ cối xương chậu, lỗ dây chằng tròn…trong phần xương đặc thường có các hốc xương, có khi hốc xương to mở thông vào ổ khớp.

Mọc gai xương: mọc ở nhiều vị trí trên ổ cối, chỏm xương đùi, lỗ dây chằng tròn …

3.Nguyên nhân:

Thoái hóa khớp háng thứ phát chiếm 50% trường hợp, do những nguyên nhân sau đây:

a. Các cấu tạo bất thường của háng và chi dưới:

Trật khớp háng bẩm sinh: chiếm 1% dân số phụ nữ ở châu Âu.

Chỏm khớp dẹt: là hậu quả của loạn sản sụn chỏm xương đùi (bệnh Legg – Perthès – Calvé).

Ổ cối sâu.

b. Di chứng các bệnh khớp háng:

Di chứng chấn thương, vi chấn thương.

Di chứng viêm (lao, viêm cột sống dính khớp, Viêm khớp dạng thấp, viêm mủ …).

Các bệnh máu, chuyển hóa, nội tiết.

Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi do viêm tắc động mạch chi phối đầu xương đùi …

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.