TRONG CÁC BỆNH CỦA ĐỘNG MẠCH

Rối loạn chức năng.

Tùy theo các nhân tố từ trong lòng động mạch hoặc từ bên ngoài tác động đến. Ví dụ nhân tố cơ giới (chấn thương thành mạch, tắc mạch), nhân tố tinh thần, lạnh, nóng, hoá chất,v.v… làm tổn thương động mạch hay làm rối loạn thần kinh vận mạch, ta gặp các triệu chứng sau:

Tê các ngón tay: cảm giác này thỉnh thoảng xảy ra nhất là về mùa lạnh, ngón tay, ngón chân đột nhiên trắng nhợt, lạnh đi và tê, mất cảm giác. Hiện tượng này do co thắt mạch máu ở các ngón. Tùy thoe vị trí động mạch bị co thắt sẽ thể hiện ra các triệu chứng sau:

Người bệnh bị mù thoáng qua nếu động mạch đá mắt co thắt.

Người bệnh bị bại một chi. Nửa thân, nói khó, tri giác mất thoáng qua nếu động mạch não co thắt.

Dấu hiệu đau cách hồi:người bệnh khi đi hơi xa có cảm giác chuột rút bắp chân, đau bắp chân, phải đứng lại nghỉ, xoa bóp chân thấy các triệu chứng đở dần; khi tiếp tục đi lại thấy các triệu chứng đó xuất hiện, về sau khi bệnh tiến triển, người bệnh đau ngay cả khi nghỉ ngơi. Người ta đã chứng minh cơ chế của hiện tượng này là do thiếu máu cục bộ kho cố gắng, vì vậy khi nghỉ ngơi thì hết đau.

Chảy máu:

Do vỡ mạch. Người bệnh có thể chảy máu mũi, chảy máu võng mạc (gây giảm thị lực trầm trọng), chảy máu não (gây liệt nửa thân, hôn mê, có thể dẫn tới tử vong).

Hội chứng Raynaud:

Đây làm một cơn đau khi gặp lạnh. Cơn đau đó có đặc điểm là:

Hay gặp ở các ngón tay (ít khi ở chân).

Ngón tay tê buồn rồi tim nhợt, mất cảm giác.

Có thể khỏi hoặc tiến tới cơn đau dữ dội hơn, lúc ấy có cảm giác ngón tay bị rắn cắn.

Nhúng tay vào nước nóng, người bệnh thấy đỡ đau.

Cơn đau có thể từ vài phút tới vài giờ.

Nếu bị nhiều lần thì về sau tiến tới hoại thư đầu chi.

Người ta cho rằng cơn đau xuất hiện do cơ thắt động mạch nhỏ, chính vì vậy khi nhúng tay vào nước nóng

TRONG CÁC BỆNH CỦA TIM MẠCH

Rối loạn chức năng: khi tĩnh mạch bị giãn, bị viêm, bị tắc, thì tùy theo tổn thương sẽ làm trở ngại chức năng tuần hoàn tĩnh mạch thể hiện ra các triệu chứng:

Đau dọc tĩnh mạch: trong trường hợp viêm tắc tĩnh mạch chi dưới (hay xảy ra sau phẫu thuật vùng đáy chậu, sau đẻ, sau chấn thương), người bệnh bị sốt, mạch nhanh, mệt mỏi. Nhưng chủ yếu là đan với những tính chất sau:

Đau có thể tự phát. Mức độ có thể từ cảm giác kiến bò, cảm giác năng chi cho đến mức đau dữ dội ở bắp chân. Có khi đau kịch phát; ấn vào gót chân cẳng chân hoặc đập mạnh vào các ngón chân làm người bệnh rất đau.

Đau lan thông thường theo hướng tĩnh mạch (tĩnh mạch hiển, tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch khoeo), cũng có khi chỉ khu trú ở một đoạn chi.

Phù chi: Trong trường hợp viêm tắc tĩnh mạch chi, chính vì rối loạn thần kinh vận mạch và tắc tĩnh mạch (thường phối hợp với tắc tân mạch) nên sinh ra phù. Trong các trường hợp tân dịch không lưu thông, áp lực keo của dịch khe tăng lên làm người bệnh phù.

Phù trong viêm tắc tĩnh mạch là loại phù trắng và đau, có thể thấy hình tĩnh mạch nổi lên da, nom như một đường xanh nhạt, phù này thường không để lại dấu lõm lọ mực khi ấn vào.

Cảm giác nặng chi dưới: trong trường hợp giãn tĩnh mạch. Có khi biến chứng loét chỗ tĩnh mạch giãn hoặc viêm tĩnh mạch ở đó.

Bài trướcQuan hệ qua đường hậu môn có tác hại gì
Bài tiếp theoĐỗ trọng cùng Tục đoạn

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.