Cận Tam châm
Jin san zhen (Jin three needle Technique)
Người sáng lập ra trường phái này là Giáo sư Cận Thụy (靳瑞) Giáo sư chủ tịch (bậc cao nhất của giáo sư) của Đại học Trung y dược Quảng Châu, nhà châm cứu danh tiếng, bác sĩ đông y lớn của tỉnh Quảng Đông, bác sĩ đông y danh tiếng toàn Trung Quốc – đây là những danh hiệu cao quý nhà nước Trung Quốc đã phong tặng ông
Trước mắt phương pháp này đã được tổ hợp thành 42 loại và đã ứng dụng thành công trên lâm sàng. Cụ thể như sau:
1.Tị (mũi)tam châm: nghênh hương – thượng nghênh hương – ấn đường
2. Nhãn (mắt) tam châm: nhãn I châm – nhãn II châm – nhãn III châm
3.Nhĩ (tai) tam châm: thính cung – thính hội – hoàn cốt
4.Thiệt (lưỡi) tam châm: thiệt I châm – thiệt II châm – thiệt III châm
5.Trí tam châm: Thần đình – bản thần – bản thần
6.Tứ thần châm: Tứ thần I châm – Tứ thần II châm – Tứ thần III châm – Tứ thần IV châm
7.Não tam châm: Não hộ – não không – não không
8.Nhiếp (xương thái dương) tam châm: nhiếp I châm – nhiếp II châm – nhiếp III châm
9. Nhiếp thượng tam châm: nhiếp thượng I châm – nhiếp thượng II châm – nhiếp thượng III châm
10.Định thần châm: .Định thần I châm – .Định thần II châm – .Định thần III châm
11.Vựng thống châm: tứ thần châm – thái dương – ấn đường
12.Diện cơ châm: tứ bạch – huyệt thiên ứng ở mí mắt dưới
hoặc Địa thương thâu giáp xa – hòa liêu – nghênh hương
13.Xoa tam châm: thái dương – hạ quan – huyệt thiên ứng
14. Diện than châm: ế phong – địa thương thâu giáp xa – nghinh hương
hoặc dương bạch – thái dương – tứ bạch
15. Đột tam châm: thiên đột – thủy đột – phù đột
16. Cảnh (cổ) tam châm: thiên trụ – bách lao – đại trữ
17. Bối tam châm: đại trữ – phong môn – phế du
18. Kiên (vai) tam châm: Kiên I châm – Kiên II châm – Kiên III châm
19. Thủ tam châm: khúc trì – ngoại quan – hợp cốc
20. Túc tam châm: túc tam lý – tam âm giao – thái xung
21.Thủ trí châm: lao cung – thần môn – nội quan
22.Yêu (lưng) tam châm: thận du – đại trường du – ủy trung
23. Tọa cốt châm : tọa cốt điểm – ủy trung – côn lôn
24. Tất (đầu gối ) tam châm: song tất nhãn huyệt – huyết hải – lương khâu
25. Hòa (gót chân) tam châm: giải khê – côn lôn – thái khê
26.Túc trí châm: vĩnh tuyền – tuyền trung – tuyền trung nội
27. Ủy (bệnh teo cơ) tam châm:
Chi trên: Khúc trì – hợp cốc – xích trạch
Chi dưới: Túc tam lý – tam âm giao – thái khê
28.Hạt tam châm: quán liêu – thái dương – hạ quan
29. Nhũ (vú) tam châm: nhũ căn – đàn trung – kiên cảnh
30. Vị tam châm: trung quản – nội quan – túc tam lý
31. Trường tam châm: thiên khu – quan nguyên – thượng cư hư
32. Đởm tam châm: kỳ môn – nhật nguyệt – dương linh tuyền
33.Niệu tam châm: quan nguyên – trung cực – tam âm giao
34.Chi (mỡ) tam châm: nội quan – túc tam lý – tam âm giao
35. Phì (béo) tam châm: trung quản – đai mạch – túc tam lý
36.Nhàn (bệnh phong) tam châm: nội quan – thân mạch – chiếu hải
37.Âm tam châm: quan nguyên – quy lai – tam âm giao
38. Dương tam châm: khí hải – quan nguyên – thận du
39. Bế tam châm: thập tuyên – vĩnh tuyền – nhân trung
40. Thoát tam châm: bách hội – thần khuyết – nhân trung
41. Khởi bế châm: nhân trung – thính cung – ẩn bạch
42. Lão ngai châm (bệnh mất trí ở người già -Alzheimer) : bách hội – nhân trung – vĩnh tuyền
Chú giải :
Về Nhãn tam châm:
Không phải phương pháp trong châm cứu truyền thống. Chú của thầy Cận Thụy trước đây là bác sĩ mắt nổi tiếng, và ông cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ người chú này. Nhãn tam châm là sản phẩm nhiều năm kinh nghiệm trên lâm sàng mà đạt được. Trước khi châm phải chọn loại kim dai 1.5 thốn có chất lượng cực tốt.
Nhãn I châm nằm trên huyệt Tinh minh 2 phân, khi châm chọn tư thế nằm ngửa, mắt nhắm, bác sĩ dùng ngón trỏ áp nhẹ nhàng lên huyệt để tìm hiểu phần giữa con ngươi mắt với hốc mắt. Nếu châm quá gần con ngươi hoặc quá gần hốc mắt đều rất khó nhập kim, hoặc gây đau đớn hoặc chảy máu. Châm nghiêng theo hướng đáy mắt, châm chậm, dùng lực nhẹ. Châm cảm phải rất mềm và thoải mái, nếu thấy chặt có khả năng là châm phải con ngươi hoặc vách hốc mắt, độ sâu nếu châm người lớn khoảng 1.2 đến 1.3 thốn.
Nhãn II châm: nằm ở bờ trên của hốc dưới mắt, dóng thẳng với đồng tử mắt, khoảng vị trí của huyệt Thừa khấp, châm phải vào được tận bên trong hốc mắt. Trước khi châm dùng ngón trỏ thẩm huyệt, nhập châm từ khoảng giữa của con ngươi và hốc mắt, chậm, sâu khoảng 1.2 đến 1.3 thốn.
Nhãn III châm: nằm ở bờ dưới của hốc mắt trên, dóng thẳng với đồng tử mắt. Đầu tiên châm thẳng (châm vuông góc) theo hướng đáy mắt 3 đến 4 phân, sau đó hơi nhấc đuôi kim lên trên, hướng mũi kim hơi lệch về sau con ngươi, trong hốc mắt, có thể sâu 1.2 đến 1.3 thốn. Châm kim này nhất thiết để người bệnh thả lỏng, ko đc nhắm nghiền mắt, ko chớp mắt, càng ko đc khóc lóc động đậy . Nếu có hiện tượng lực cản hoặc có vật cứng chặn hoặc bệnh nhân cảm thấy đau nhói ko tiếp tục miễn cưỡng. Lúc đó rút dần kim để lựa hướng châm. Nếu bệnh nhân ko hợp tác được hoặc có triệu chứng khó cầm máu thì ko châm đề phòng sự cố.
Ứng dụng lâm sàng: các bệnh nội nhãn hoặc bệnh ở đáy mắt như teo thần kinh thị giác, viêm võng mạc, biến tính sắc tố điểm vàng.
Phương pháp này tương đương với phương thuốc: Kỷ cúc địa hoàng hoàn.
Vì các bệnh về đáy mắt cần quá trình hồi phục khá dài nên liệu trình chữa phải trên 2 tháng.
Trên Nhãn tam châm ko được dùng điện châm.
Về Tị tam châm:
Ưng dụng lâm sàng: Trị liệu viêm mũi dị ứng đặc biệt có hiệu quả. Nếu viêm mũi mãn tính thay huyệt Ấn đường bằng huyệt Toán trúc.
Thầy Cận thường kết hơp Tị tam châm với Tứ thần châm với mục đích “thông thiên khí”, và kết hợp với huyệt Hợp cốc , dùng thủ thuật tả pháp.
Về Nhĩ tam châm:
Ứng dụng lâm sàng: chữa ù tai, điếc tai hoặc giảm thính lực
Thường phối hợp với huyệt trung chử, ngoại quan, hợp cốc, ” tứ thần châm” , “nhiếp tam châm” và “não tam châm”: mục đích để tăng sự kích thích đối với não (vì chứng điếc tai tuy liên quan đến thần kinh thính giác nhưng vị trí của nó lại liên quan nhất đến não)
Chú ý : độ sâu, chọn tư thế thích hợp, và lượng kích thích vừa phải. Thường khi hành kim có thể cạo kim hoặc dùng điện, nếu dùng điện châm thì tần số không được quá lớn. Nếu dùng thủy châm có thể tiêm vào huyệt hoàn cốt hoặc phong trì; thường ko nên tiêm vào huyệt thính cung hoặc huyệt thính hội.
Về thiệt tam châm:
Định vị huyệt:
*thiệt I châm chính là huyệt thượng liêm tuyền
*thiệt II châm, thiệt III châm: lần lượt nằm ở bên trái và bên phải của thượng liêm tuyền, cách nó 0.8 thốn
Ứng dụng lâm sàng: chủ yếu chữa nói chuyện khó khăn (VD: khi nói chuyện nói không tròn tiếng, cứng lưỡi do trúng phong tai biến, trẻ em còi xương chậm biết nói v.v); bệnh chảy nước dãi, chứng khó nuốt, viêm họng mãn tínhv.v
Về trí tam châm:
ƯDLS: chữa chứng kém phát triển về trí lực, đau đầu trước, bệnh về đáy mắt, bệnh mất trí ở người già ( Alzheimer ), di chứng sau tai biến trung phong
Về tứ thần châm:
Định vị huyệt: các huyệt lần lượt nằm ở trước, sau, trái, phải của huyệt bách hội, cách bách hội 1.5 thốn.
ƯDLS: căn cứ vào phương hướng của châm khác nhau mà ứng dụng khác nhau: (4 cach)
Châm ngang cho 4 cây kim nằm sát da, mũi kim đều hướng ra ngoài : dùng chữa trẻ em chậm phát triển trí não, liệt não,bệnh tự kỉ ám thị ở trẻ em, đa động chứng (minimal brain dysfunction); chứng hoa mắt chóng mặt v.v
Châm ngang cho 4 cây kim nằm sát da, mũi kim đều hướng về huyệt Bách hội: dùng chữa bệnh điên, mất ngủ, hay quên v.v
Châm ngang cho 4 cây kim nằm sát da, nhưng mũi 4 kim đều hướng về 1 phía có bệnh: dùng chữa chứng liệt nửa người do trung phong, hoặc tứ chi cảm giác khác thường
Kim ở trc trán châm ngang mũi hướng về phía trước, kim ở phía sau châm ngang mũi hướng về phía sau, 2 kim ở 2 bên châm ngang mũi hướng về huyệt Thông thiên: dùng chữa bệnh viêm mũi.
Về Não tam châm:
ƯDLS: chữa trị các bệnh rối loạn vận động do tiểu não gây nên, thậm chí cho cả các trường hợp thiểu năng trí tuệ, liệt não của trẻ em, hoặc các bệnh nhân có bệnh ở đáy mắt (phối hợp với Nhãn tam châm)
Về Nhiếp tam châm:
Định vị huyệt:
*Nhiếp I châm: vùng xương thái dương, từ đỉnh tai dóng thẳng lên 2 thốn. (trẻ em thì 1.5 thốn)
*Nhiếp II châm, nhiếp III châm: từ vị trí của Nhiếp I châm theo chiều ngang song song với mặt đất, là 2 huyệt nằm trước và nằm sau Nhiếp I châm, cách nó cùng khoảng cách la 1 thốn
ƯDLS:
Dùng chữa trị các bệnh về rối loạn vận động và cảm giác ở tứ chi, chữa chứng bán thân bất toại do trung phong, chữa thiểu năng trí tuệ ở trẻ em; ngoài ra chữa chứng đau nửa đầu, tê diện thần kinh lâu ngày không khỏi, ù tai, điếc tai và rối loạn cảm giác ở chi.
Chú ý:
Chọn kim 1.5 thốn, châm Nhiếp I châm trước rồi lần lượt châm 2 kim còn lại, châm ngang theo da sao cho mũi kim hướng thẳng xuống phía tai, sâu khoảng 0.8 đến 1.2 thốn. Vì vị trí này thần kinh và mạch máu rất phong phú nên châm cảm rất mạnh, khi châm phải quan sát mạch máu dưới da, và cố gắng dùng tay tách ra. Có thể dùng điện châm cũng có thể dùng thủ pháp xe kim bổ tả. Sau khi xuất châm để ý kỹ xem có bị xuất huyết ko, nếu có phải cầm máu ngay lập tức. Nếu bị đau nhói chứng tỏ đã châm phải mạch máu, nên rút nhẹ châm ra, điều chỉnh lại hướng rồi mới tiếp tục nhập châm, châm cảm phải tê, trướng căng, buôn buốt.
Về Định thần châm:
Định vị huyệt: nằm ở phần trán.
Định thần I châm: thẳng trên huyệt Ấn đường 5 phân
Định thần II châm, định thần III châm: thẳng trên 2 huyệt Dương bạch 5 phân.
Cách châm:
Đầu tiên châm Định thần I châm, châm ngang mũi kim hướng về huyệt Ấn đường châm đến khi chạm vào gốc mũi . Sau đó châm tiếp 2 kim còn lại theo hướng song song, có thể châm đến sát phần lông mày.
ƯDLS: Dùng chữa chứng mất tập trung ở trẻ nhỏ (minimal brain dysfunction), còn dùng cho trường hợp thiểu não, nhìn lệch (lác mắt) do liệt não, thị lực giảm sút, giật mắt, các chứng làm cho mắt thất thần, vô hồn, đau đầu trước trán…