CÁC VÙNG ĐIỀU TRỊ TRÊN CƠ THỂ

Ngoài cách chia mặt da ra thành 12 khu như theo kiểu kinh điển, người ta còn quy ước một sự phân chia khác để tiến hành điều trị như sau

VÙNG THƯỜNG QUY

Được gọi là thường quy vì đây là vùng mà người thầy thuốc khi tiến hành điều trị đều sử dụng trước tiên. Tác dụng của động tác này là “phù chính để khu tà”.

Những công trình nghiên cứu về tác dụng của thủ thuật này của Trung Quốc (trên súc vật thí nghiệm) và Việt Nam (trên người) cho thấy gõ thường quy mai hoa châm làm tăng phản ứng không đặc hiệu của cơ thể chống vi trùng.

Đường kích thích:

Bốn đường dọc, mỗi bên cột sống hai đường:

Đường trong theo dọc các huyệt hoa đà hai từ ngang huyệt đại chùy đến huyệt hạ liêu.

Đường ngoài theo dọc từ bờ trong xương bả vai xuống đến huyệt trật biên.

Mười đường ngang khoảng cách mỗi đường là hai đốt sống lưng.

Tác dụng điều trị: điều hoà dinh, vệ, khí, huyết làm cho âm dương thăng bằng, tăng cường sức đề kháng cơ thể.

Những tài liệu sau này có đề cập đến vùng gõ thường quy được đơn giản bớt còn 3 đường dọc theo lưng:

Đường thứ nhất dọc theo đường giữa lưng.

Đường thứ hai là hai đường chạy dọc theo hai kinh Bàng quang

VÙNG ĐẦU MẶT

Khu trán

Đường kích thích: 3 đường ngang song song từ phải qua trái hoặc ngược lại.

Điều trị: chứng nhức đầu thuộc kinh dương minh (Đại trường và Vị), bệnh tại chỗ.

Khu trước đỉnh đầu và hai bên đầu

Đường kích thích: 3 – 4 đường ngang từ chân tóc bên phải sang chân tóc bên trái hoặc ngược lại.

Điều trị: bệnh thiên đầu thống, bệnh tai, mắt, mũi và chứng nhức đầu thuộc kinh thiếu dương (Tam tiêu và Đởm).

Khu đỉnh đầu (vùng huyệt bách hội và huyệt tứ thần thông, chạy ra hai bên chỏm tai)

Đường kích thích:

3 – 4 đường vòng tròn quanh huyệt bách hội.

3 – 4 đường ngang từ chỏm tai phải sang chỏm tai trái, hoặc ngược lại.

Điều trị: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, trúng phong, cấm khẩu; các bệnh thuộc can dương hỏa vượng, thận thủy suy kém, hư hỏa thượng xung.

Khu sau đầu

Đường kích thích: 5 – 7 đường dọc từ ngang huyệt Hậu đỉnh đến chân tóc sau gáy.

Điều trị: chứng nhức đầu sau gáy, cứng gáy, bệnh tai, mũi, họng, lưỡi và bệnh thuộc kinh Bàng quang.

Đường kích thích:

2 đường cong dọc bờ mi trên.

2 đường cong dọc bờ mi dưới, đều từ trong ra ngoài.

Điều trị: các bệnh về mắt.

Khu mũi

Đường kích thích: hai đường từ huyệt tình minh dọc theo bờ mũi đến cánh mũi.

Điều trị: các bệnh cấp tính hoặc mạn tính về mũi.

Khu môi

Đường kích thích: 1 – 2 đường cong song song quanh môi trên và môi dưới.

Điều trị: bệnh răng, hàm mặt, miệng, lưỡi.

Khu gò má

Đường kích thích: hai đường từ huyệt nghinh hương bên ngoài cánh mũi chạy vòng bên dưới xương gò má đến huyệt thính cung (bình tai).

Điều trị: các bệnh ở mặt, răng, mũi và liệt dây thần kinh VII.

Khu tai

Đường kích thích: 1 – 2 đường vòng quanh lỗ tai, bắt đầu từ huyệt thính cung vòng lên trên, ra sau tai, vòng xuống qua huyệt ế phong rồi vòng ngược lên thính cung.

Điều trị: bệnh về tai.

Khu thái dương

Đường kích thích: 3 – 4 đường từ ngang huyệt nhĩ môn tỏa ra thành hình nan quạt.

Điều trị: bệnh thuộc kinh thiếu dương Đởm, thiên đầu thống; bệnh về tai, mắt.

VÙNG CỔ

Khu sau gáy

Đường kích thích (5 đường):

Một đường giữa chân tóc gáy đến huyệt đại chùy.

Hai đường cạnh dọc theo kinh Bàng quang từ chân tóc đến huyệt đại trữ.

Hai đường dọc theo kinh Đởm từ huyệt phong trì đến huyệt kiên tỉnh.

Điều trị: dây là khu trọng điểm; chủ yếu chữa các bệnh đau đầu, bệnh về tai mũi họng và chứng cảm sốt, cứng gáy.

Khu trước cổ

Đường kích thích: mỗi bên cổ 1 – 2 đường từ dưới hàm đến ngang huyệt khí xá.

Điều trị: bệnh ở cổ họng như viêm họng, viêm amiđan, bướu cổ và bệnh cao huyết áp.

Khu cơ ức đòn chũm

Đường kích thích: 1 – 2 đường từ chân tóc sau gáy chạy dọc xuống theo cơ ức đòn chũm.

Điều trị: bệnh ở cổ họng, lưỡi và bệnh lao hạch (tràng nhạc).

VÙNG CHI TRÊN

Chi trên chia làm hai khu: mé trong tay và khu mé ngoài tay (theo tư thế đứng buông thõng tay, lòng bàn tay áp vào đùi, ứng với mặt trước và mặt sau của tay).

Khu trong cánh tay

Đường kích thích: ba đường dọc từ bờ dưới nách đến ngang khuỷu tay.

Điều trị: bệnh thuộc các tạng tâm, phế; đau dọc tay và khuỷu tay.

Khu trong khuỷu tay

Đường kích thích: 3 đường ngang song song từ huyệt khúc trì đến huyệt tiểu hải hoặc ngược lại.

Điều trị: đau nhức vùng khuỷu tay, đau cánh tay, cẳng tay và chứng sốt nóng.

Khu trong cẳng tay

Đường kích thích: ba đường dọc từ khuỷu tay đến bàn tay.

Điều trị: bệnh thuộc tâm, phế; bệnh ở ngực; đau nhức dọc cẳng tay.

Khu trong cổ tay

Đường kích thích: hai đường ngang song song tại lằn chỉ cổ tay ư Điều trị: bệnh thuộc tâm, phế; bệnh ở họng; đau nhức cổ tay.

Khu gan bàn tay

Đường kích thích: năm đường ngang lằn chỉ cổ tay tỏa ra đến tận các ngón tay.

Điều trị: bệnh ở vùng ngực, họng, sốt âm, bệnh tay và đau nhức ở gan bàn tay.

Khu ngoài cánh tay

Đường kích thích: ba đường dọc từ vai đến khuỷu tay.

Điều trị: bệnh ở đầu, gáy, bả vai; đau nhức dọc cánh tay.

Khu ngoài cẳng tay

Đường kích thích: ba đường dọc từ khu ngoài khuỷu tay đến cổ tay.

Điều trị: các bệnh về tai, mũi, họng, đầu mặt, bệnh lây, sốt nóng thuộc kinh thiếu dương (Tam tiêu).

Khu mu bàn tay

Đường kích thích: 4 đường từ cổ tay tỏa ra đến các khe ngón tay (dọc theo khe xương bàn tay).

Điều trị: bệnh ở đầu, mặt, tai, mắt, mũi họng, răng, hàm và chứng sốt nóng.

Khu ngón tay

Đường kích thích: mỗi bên ngón tay một đường dọc, từ đầu trên đốt 1 đến đầu ngón tay.

Điều trị: bệnh não và bệnh thần kinh nói chung.

VÙNG CHI DƯỚI

Chi dưới được chia làm 4 khu: khu mé trong, khu mé ngoài, khu trước và sau chân.

Khu đùi trước

Đường kích thích: đường dọc từ nếp bẹn đến bờ trên xương bánh chè.

Điều trị: bệnh thuộc đại trường, tiểu trường; đau nhức mặt trước đùi, đầu gối và bệnh thuộc kinh dương minh (Vị).

Khu trước cẳng chân

Đường kích thích: 3 đường dọc từ đầu gối xuống trước cổ chân.

Điều trị: bệnh thuộc tạng Phế, phủ Vị, bệnh đường ruột, bệnh ở đầu và ngực nói chung, chủ yếu là bệnh thuộc dương minh (Vị).

Khu sau đùi và vùng khoeo chân ư Đường kích thích:

Ba đường dọc từ nếp lằn mông đến khoeo

Ba đường song song qua lại ngang lằn chỉ khoeo chân.

Điều trị: bệnh ở lưng, bệnh trĩ, bệnh đường ruột.

Khu sau cẳng chân

Đường kích thích: ba đường dọc từ khoeo đến sau cổ chân.

Điều trị: bệnh ở lưng, bệnh đường ruột, bệnh trĩ và đau nhức sau cẳng chân.

Khu mé trong đùi và cẳng chân ư Đường kích thích:

Ba đường dọc từ nếp bẹn xuống mé trong đầu gối.

Tiếp đó là ba đường dọc chạy xuống dọc mé trong cẳng chân xuống cổ chân.

Điều trị: bệnh thuộc hệ sinh dục, tiết niệu, bệnh đường ruột và đau nhức mé trong cẳng chân.

Khu mé ngoài đùi và cẳng chân

Đường kích thích:

Ba đường dọc từ đầu trên xương đùi đến mé ngoài đầu gối.

Tiếp đó là 3 đường dọc chạy xuống mé ngoài cổ chân.

Điều trị:

Đoạn trên: bệnh bại liệt, phong thấp, đau phía ngoài đùi.

Đoạn dưới: chứng nhức đầu, đau bụng, bệnh ở mắt, tai, họng sườn và bệnh thuộc kinh thiếu dương (Đởm) nói chung.

Khu trước cổ chân và mu chân

Đường kích thích:

Ba đường ở ngang trước cổ chân.

Bốn đường hình nan quạt từ cổ chân tỏa ra đến các khe ngón chân dọc các khe xương bàn chân.

Điều trị: bệnh ở đầu, mặt, răng, hàm, họng, đau nhức vùng cổ chân và mu bàn chân.

Khu gan bàn chân

Đường kích thích: từ hai huyệt dũng tuyền tỏa ra hai bên đến gót chân.

Điều trị: chứng âm hư và bệnh suy nhược thần kinh.

Khu xương bánh chè

Đường kích thích: hai đường vòng quanh xương bánh chè

Điều trị: đau nhức gối, bệnh cước khí.

Khu mắt cá trong và ngoài

Đường kích thích: hai đường vòng quanh mắt cá trong và ngoài.

Điều trị: đau khớp cổ chân, sưng đau mắt cá chân, chứng sốt nóng.

VÙNG NGỰC

Khu xương ức

Đường kích thích: hai đường dọc ở hai bên xương ức.

Điều trị: bệnh ở thực quản, phế quản, tim, phổi và chứng khí thượng xung.

Khu lồng ngực

Đường kích thích: mỗi khoảng liên sườn 1 – 2 đường

Điều trị: viêm đau tuyến vú, tắc tia sữa.

VÙNG BỤNG

Khu bụng trên

Đường kích thích:

Năm đường dọc từ bờ dưới cung sườn đến rốn (một đường giữa bụng và mỗi bên hai đường dọc song song).

Bốn đường ngang chia đều vùng bụng trên từ phải qua trái hoặc ngược lại.

Điều trị: bệnh thuộc bộ máy tiêu hóa và chứng phù thũng.

Khu bụng dưới

Đường kích thích:

Năm đường dọc nối tiếp 5 đường dọc ở vùng bụng trên từ ngang rốn đến xuống nếp bẹn và xương mu.

Ba đến bốn đường ngang.

Điều trị: bệnh thuộc bộ máy sinh dục và tiết niệu, tăng cường sức khỏe cơ thể.

Khu nếp bẹn

Đường kích thích: mỗi bên hai đường song song chạy dọc theo nếp bẹn từ trên xuống dưới.

Điều trị: bệnh thuộc hệ sinh dục và tiết niệu.

VÙNG LƯNG

Vùng lưng chia làm 5 khu, mỗi khu có tác dụng điều trị riêng.

Khu lưng trên (D1 – D7)

Đường kích thích: 4 đường dọc như vùng gõ thường quy và cách mỗi đốt sống lưng là một đường ngang.

Điều trị: đây là khu trọng điểm 2; khu này dùng để điều trị bệnh tim, phổi, đau tức ngực và đau nhức dọc chi trên.

Khu lưng giữa (D8 – D12)

Đường kích thích: 4 đường dọc như vùng gõ thường quy và cách mỗi đốt sống lưng là một đường ngang.

Điều trị: đây là khu trọng điểm 3, điều trị bệnh hệ tiêu hóa và bệnh tăng huyết áp thể can dương hỏa vượng.

Khu lưng dưới (L3 – L5)

Đường kích thích: 4 đường dọc như vùng gõ thường quy và cách mỗi đốt sống lưng là một đường ngang.

Điều trị: đây là khu trọng điểm 4; khu này dùng để điều trị các bệnh thuộc hệ sinh dục, tiết niệu và đau nhức dọc chi dưới.

Khu xương bả vai

Đường kích thích: hai đường vòng quanh xương bả vai.

Điều trị: đau nhức xương bả vai và dọc chi trên.

Khu cơ thang và trên vai

Đường kích thích: mỗi bên 3 đường từ ngang D1, D2, D3 tỏa lên vùng cổ, gáy.

Điều trị: cứng gáy, đau đầu, đau viêm tuyến vú.

Bài trướcMai Hoa Châm Áp Dụng Vào Điều Trị
Bài tiếp theoCác Vùng Tương Ứng Trên Loa Tai Trong Nhĩ Châm

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.