MAI HOA CHÂM ÁP DỤNG VÀO ĐIỀU TRỊ

CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Nói chung là gõ kim hoa mai có thể dùng chữa trị các loại bệnh như hào châm vẫn thường làm.

Phương pháp này tỏ ra thích hợp nhất đối với các loại bệnh: suy nhược thần kinh, đau đầu, mất ngủ, đau dây thần kinh liên sườn, liệt dây thần kinh VII, cơn đau dạ dày tá tràng, tiêu hóa kém, đau bụng lúc hành kinh, đái dầm, sa trực tràng, sạm da, mẩn ngứa ngoài da bị viêm loét chảy nước vàng hoặc chảy mủ.

THỦ THUẬT GÕ KIM HOA MAI

Có ba cách gõ: gõ nhẹ, gõ vừa và gõ mạnh.

Gõ nhẹ: gõ rất nhẹ nhàng trên mặt da, hoàn toàn không đau. Bệnh nhân cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Thủ thuật này có tác dụng bổ, tăng sức khỏe cho bệnh nhân, thường dùng cho chứng hư hàn.

Gõ vừa: gõ vừa sức không nhẹ, không mạnh, có tác dụng bình bổ tả. Cách này thường dùng trong các chứng bán biểu, bán lý, không hư, không thực.

Gõ mạnh: sức bật của cổ tay khỏe hơn, tuy thế bệnh nhân vẫn đủ sức chịu đựng, có tác dụng tả, thích ứng với các chứng thực nhiệt.

TRÌNH TỰ GÕ KIM HOA MAI

Cần gõ theo một thứ tự nhất định:

Trước hết gõ vùng thường quy.

Rồi gõ khu trọng điểm.

Cuối cùng gõ khu kết hợp.

Trường hợp trong công thức điều trị không có thường quy mà chỉ có khu trọng điểm và khu kết hợp thì gõ khu trọng điểm trước, khu kết hợp sau.

Trường hợp gõ theo vùng thì gõ vùng đầu và vùng lưng trước, gõ vùng ngực, bụng, chân sau.

Trường hợp gõ vùng đầu thì gõ khu trán trước, rồi gõ khu thái dương, khu đỉnh đầu và sau cùng gõ khu chẩm.

PHẢN ỨNG PHỤ VÀ CÁCH XỬ LÝ

Điều trị bằng gõ kim hoa mai rất an toàn. Nhưng cũng có trường hợp say kim (vựng châm), khi người bệnh quá hư yếu hoặc thần kinh quá mẫn; bệnh nhân bị suy tim hoặc gõ kim lúc người bệnh quá no hoặc quá đói.

Trong những trường hợp này: cho người bệnh uống nước đường nóng hoặc nước chè nónĐặt nằm sấp, gõ nhẹ ở khu thắt lưng mỗi đường gõ 10 lần theo hướng ngược từ dưới lên trên.

Trường hợp da người bệnh quá bẩn, lúc gõ lại không sát trùng bằng cồn nên có thể gây nên những nốt đỏ như bị sởi: cho người bệnh tạm nghỉ điều trị, chăm sóc da vùng nổi mẩn.

MỘT SỐ ĐIỂM CẦN CHÚ Ý

Thầy thuốc cần thường xuyên kiểm tra kim hoa mai xem các mũi kim có móc câu không, nếu có cần vuốt nắn lại.

Lúc gõ nên hỏi người bệnh có đau nhiều không? mức độ đau như thế nào? Cần có sự phối hợp giữa thầy thuốc và người bệnh.

Không được gõ vùng bị sẹo, có vết thương hoặc bị lở loét.

Trước khi gõ nên khử trùng kim, phải sát trùng chỗ gõ trước và sau khi gõ.

MỘT SỐ CÔNG THỨC ĐIỀU TRỊ

Căn cứ vào tác dụng điều trị của từng khu, từng vùng và lý luận điều trị biện chứng của Đông y, có thể dùng gõ kim hoa mai để chữa một số bệnh theo công thức như sau

Bệnh hô hấp

Vùng thường quy: gõ vừa.

Khu trọng điểm: khu lưng trên.

Khu kết hợp: khu ngực, có thể thêm khu trong cẳng tay, gõ 3 đường dọc từ khuỷu tay xuống đến cổ tay.

Bệnh thần kinh

Vùng thường quy.

Khu trọng điểm: Khu sau gáy, khu lưng dưới.

Khu kết hợp: vùng đầu, khu trong cẳng tay, khu trong cẳng chân.

Bệnh tiêu hóa

Vùng thường quy.

Khu trọng điểm: khu lưng giữa.

Khu kết hợp: khu bụng trên, khu trước cẳng chân.

Bệnh hệ vận động

Vùng thường quy.

Khu trọng điểm:

Đau 2 chi trên thì gõ khu lưng trên.

Đau 2 chi dưới thì gõ khu lưng dưới.

Khu kết hợp: vùng đau.

Bệnh hệ tuần hoàn

Vùng thường quy.

Khu trọng điểm: khu lưng trên.

Khu kết hợp: khu trong tay và trong chân.

Bệnh hệ tiết niệu và sinh dục

Vùng thường quy.

Khu trọng điểm: khu dưới lưng.

Khu kết hợp: khu bụng dưới, khu trong cẳng chân, khu nếp bẹn.

Bệnh nội tiết

Vùng thường quy.

Khu trọng điểm: khu lưng giữa hoặc lưng dưới.

Khu kết hợp: khu trong cẳng chân.

Bệnh ngoài da

Bệnh ở 2 chi trên: gõ tại chỗ, khu lưng trên và 2 khu trong khuỷu tay.

Bệnh ở hai chi dưới: gõ tại chỗ, khu lưng dưới và 2 khu khoeo chân.

Bệnh ở lưng và bụng ngực: gõ tại chỗ, vùng thường quy, khu trong khuỷu tay và khu khoeo chân.

Nếu chỗ bị bệnh chảy nước vàng hay lở loét thì không nên gõ, chỗ có sẹo cũng không nên gõ.

Gõ tại chỗ thì gõ theo hình trôn ốc, từ ngoài vào trong hoặc từ trong ra ngoài, rồi châm kim 3 cạnh tại 5 điểm, nặn ra một ít máu.

Bệnh ngũ quan

Vùng thường quy.

Khu trọng điểm: khu sau gáy.

Khu kết hợp:

Tại chỗ.

Khu trong chi trên, chi dưới hoặc khu ngoài chi trên, chi dưới theo biện chứng luận trị.

Cần chú ý mỗi loại bệnh cần có những triệu chứng khác nhau, vì thế trong công thức điều trị cần có gia giảm.

Một số cách gõ khác

Những phương pháp điều trị trên là cách điều trị theo vùng của cơ thể. Ngoài ra người ta còn dùng cách gõ theo huyệt, theo kinh, hoàn toàn dựa theo phép biện chứng luận trị:

Cách gõ theo huyệt: là gõ trực tiếp vào các huyệt theo công thức chữa bệnh của hào châm.

Cách gõ theo kinh: là gõ vào một đoạn của đường kinh có liên quan với bệnh. Có thể làm như sau:

Gõ theo kinh bị bệnh

Chủ yếu chọn một đoạn đường kinh tại chỗ bị bệnh và một đoạn ở nơi xa.

Ví dụ: bệnh viêm quanh chân răng (nha chu viêm) – (thuộc kinh dương minh Vị); nơi gõ:

Ở mặt: một đoạn kinh Đại trường từ huyệt nghinh hương đến huyệt phù đột; một đoạn kinh Vị từ huyệt thừa tương đến huyệt đầu duy.

Ở nơi xa: một đoạn kinh Đại trường từ huyệt khúc trì đến huyệt hợp cốc; một đoạn kinh Vị, từ huyệt tam túc lý đến huyệt nội đình.

Gõ theo kinh có quan hệ biểu lý với kinh bị bệnh

Ví dụ: điều trị bệnh đái dầm (do khí cơ của Bàng quang kém); nơi gõ:

Một đoạn kinh bị bệnh (kinh Bàng quang) từ huyệt tam tiêu du đến huyệt bàng quang du.

Một đoạn kinh có quan hệ biểu lý (kinh Thận) từ huyệt hoành cốt đến huyệt hoang du.

Gõ theo quan hệ mẹ con

Điều trị theo nguyên tắc: bệnh hư thì bổ mẹ, bệnh thực thì tả con.

Ví dụ: bệnh có đờm thuộc hư chứng.

Phép điều trị: bổ thổ sinh kim; nơi gõ:

Một đoạn kinh Phế từ huyệt thái uyên đến huyệt khúc trạch.

Một đoạn kinh Tỳ từ huyệt ẩn bạch đến huyệt âm lăng tuyền.

Một đoạn kinh Vị từ huyệt túc tam lý đến huyệt phong long.

Gõ theo quan hệ sinh khắc

Ví dụ: bệnh viêm bàng quang do thấp nhiệt.

Phép điều trị: kiện tỳ, hành thủy để lợi thủy hay khắc thủy; nơi gõ: ư Một đoạn kinh Tỳ từ huyệt ẩn bạch đến huyệt âm lăng tuyền ư Một đoạn kinh Tỳ từ huyệt xung môn đến huyệt ssại hoành.

Tóm lại

Có thể thể gõ kim hoa mai hai cách:

Gõ theo khu, vùng (dựa trên cơ sở học thuyết thần kinh).

Gõ theo huyệt vị và theo đường kinh (dựa trên cơ sở học thuyết kinh lạc).

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.