CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NHĨ CHÂM
THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Mối liên quan giữa tai và các kinh mạch
Trong những tài liệu kinh điển của châm cứu đều có đề cập mối liên quan giữa tai và các kinh mạcTrong Linh khu có nêu “Tai là nơi tụ hội của tông mạch” (Khẩu vấn), hoặc “Khí huyết của 12 kinh mạch, 365 lạc đều lên mặt để tưới cho 5 quan, 7 khiếu, não tủy ở đầu mặt…trong đó có khí huyết tách ra để tưới nhuần cho tai có thể nghe được” (Tà khí tạng phủ bệnh hình).
Những đoạn kinh văn sau đây trong Linh khu và Tố vấn cũng cho thấy rõ mối quan hệ giữa tai với kinh mạch, kinh biệt, kinh cân….
“Kinh thiếu dương ở tay…..từ sau tai đi vào trong tai, rồi ra trước tai”
“Kinh thiếu dương ở chân…..từ sau tai đi vào trong tai, rồi ra trước tai”
“Kinh thái dương ở tay……có nhánh đến đuôi mắt, rồi vào trong tai…”
“Kinh thái dương ở chân…..có nhánh đi từ đỉnh đầu tới tai”
“Kinh dương minh ở chân đi qua giáp xa để đến trước tai”
“Kinh nhánh của quyết âm Tâm bào ở tay…..đi ra sau tai hợp với thiếu dương Tam tiêu ở hoàn cốt”
“Kinh cân thiếu dương ở chân vòng ra sau tai ở góc trán….”
“Nhánh của kinh cân dương minh ở chân kết ở trước taNhánh của kinh cân thái dương ở tay vào trong taNhánh của kinh cân thiếu dương ở tay…..vòng trước tai”
“Lạc của các kinh thiếu âm, thái âm ở chân tay; dương minh ở chân đều hội ở trong tai”
Những đoạn kinh văn nêu trên cho thấy có 5 kinh dương, 1 kinh biệt, 4 kinh cân dương ở chân và kinh cân dương minh ở tay liên quan với taĐồng thời chúng ta cũng biết rằng mỗi kinh âm và kinh dương chính đều có một kinh nhánTất cả những kinh nhánh âm đều đổ vào kinh nhánh dương có quan hệ biểu lý tương ứng, và tất cả các kinh nhánh dương đều đổ vào kinh chính của nó. Như vậy tất cả các kinh âm và kinh dương chính đều thông với nhau qua kinh nhánh của chúng và hầu hết các kinh âm và dương chính đều có liên quan đến tai.
Mối liên quan giữa tai và các tạng phủ
Những đoạn kinh văn sau đây trong Linh khu và Tố vấn và các tài liệu kinh điển cho thấy rõ mối quan hệ giữa tai với các tạng phủ trong cơ thể.
“Thận khí thông ra taThận hóa thì tai nghe được….”
“Tâm…..khai khiếu ra tai ”
“Tỳ….. không đầy đủ thì 9 khiếu không thông ”
“Tủy hải không đủ…. thì tai ù ”
“Bệnh ở can hư….thì tai không nghe được, khí nghịch thì đau đầu, điếc tai”
“Phế khí hư thì khí ít……., tai điếc”
“Phế chủ âm thanh, làm tai nghe được âm thanh”
Những ghi chép nêu trên cho thấy tai có quan hệ với tất cả các tạng phủ và 12 kinh mạcĐây cũng chính là cơ sở lý luận về Đông y của phương pháp châm này.
THEO THẦN KINH SINH LÝ HỌC
Phân bố thần kinh ở loa tai
Sự phân bố này rất phong phú: có các nhánh chính của dây thần kinh tai to và dây thần kinh chẩm nhỏ ở tiết đoạn thần kinh cổ 2 – 3, nhánh thái dương của dây thần kinh sinh ba, nhánh tai sau của dây thần kinh mặt, nhánh tai sau của dây thần kinh phế vị.
Nhánh trước của dây thần kinh tai – thái dương (nervus auriculotemporalis): nhánh này đi từ dây thần kinh tai – thái dương của dây thần kinh sinh bNó cho ra 3 đến 4 nhánh nhỏ, phân bố
Trên da của luân tai và phía trước của hố tam giác.
Tại chân dưới của đối luân, ở trên và trước rễ luân.
Tại xoắn tai trên, bình tai và dái tai.
Dây thần kinh tai – thái dương là một dây hỗn hợp (vận động và cảm giác) là một nhánh của dây thần kinh hàm dưới và dây này lại là chi thứ 3 của dây thần kinh sinh bDây thần kinh tai – thái dương có nhiều nhánh bên: 1 nhánh cho hạch thị (hạch Arnold ), 1 nhánh nối cho ổ mắt dưới (alveolus inferior), các nhánh mạch cho động mạch màng não giữa và cho động mạch hàm trong, 1 hoặc 2 nhánh nối chạy vào chi trên của dây thần kinh mặt, các nhánh cho tuyến mang tai, các nhánh cho lỗ tai ngoài, 1 nhánh cho màng nhĩ, các nhánh cho bình tai và bộ phận phía trước của loa tai, các nhánh mạch cho động mạch thái dương.
Sau khi cho các nhánh nêu trên, dây thần kinh tai thái dương đi lẫn vào trong tổ chức dưới da của vùng thái dươnDây này có những nối kết với dây mặt và nó làm cho chúng ta chú ý đặt biệt đến mối quan hệ của nó với dây thần kinh sinh bCùng với dây mặt và dây thần kinh phế vị, nó kiểm soát lỗ tai ngoài.
Dây thần kinh tai to (nervus auricularis major): đây là một nhánh của đám rối cổ nông (plexus cervicalis superficialis).
Các nhánh da của đám rối này là:
Nhánh cổ ngang
Nhánh tai
Nhánh chũm
Nhánh trên ức
Nhánh trên đòn
Nhánh trên mỏm cùng vai.
Mỗi một nhánh trong các nhánh kể trên được nối với hạch giao cảm cổ trên bởi các nhánh nối.
Phát xuất từ đám rối cổ, dây thần kinh tai to men theo bề mặt của cơ ức đòn chũm, đi lên ngang dái tai, phân ra hai nhánh: nhánh trước tai và nhánh sau tai.
Nhánh trước tai xuyên qua dái tai ra mặt trước của loa tai, cho một nhánh tương đối to theo thuyền tai đi lên phân bố ở 2/3 dưới của thuyền tai, đối luân, đầu nhọn của hố tam giác, xoắn tai trên và một phần của rễ luân. Còn có một nhánh khác phân bố ở phần trên và giữa thuyền tai, ở phần giữa của luân taDa của phần dái tai dưới rãnh bình tai cũng có thần kinh tai to phân bố.
Nhánh sau tai phân bố tại da của phần giữa của mặt sau loa tai.
Nhờ các nối kết rải rác theo từng nấc, đám nối cổ nông được liên hệ với các dây phụ (nervus accessorius): dây mặt, dây phế vị, dây dưới lưỡi và dây hạch thần kinh giao cảm.
Nhánh tai của dây phế vị: nhánh này bắt đầu phát ra từ hạch thần kinh cảnh của dây phế vị, ra phía trước hợp lại với sợi của thần kinh mặt trong ống của dây này. Khi dây thần kinh mặt thoát ra khỏi lỗ trâm chũm (foramen stylomastoideus), nhánh tai của dây phế vị thoát ra khỏi dây thần kinh mặt, men theo rãnh của mặt sau loa tai, tại giữa rãnh tách ra hai nhánh xuyên trước của dây phế vị, xuyên qua sụn tai, phân bố tại xoắn tai dưới và ống tai ngoài.
Nhánh tai của dây thần kinh mặt: sau khi ra khỏi lỗ trâm chũm, dây mặt cho ra nhánh tai. Nhánh này đi trong rãnh sau loa tai lên phía trên và phân làm nhánh sau tai và nhánh xuyên trước của dây thần kinh mặt. Nhánh thứ nhất phân bố ở mặt sau tai, nhánh thứ hai xuyên qua sụn của loa tai và phân bố tại xoắn tai trên, tại chỗ dưới và sau rễ luân, nơi giữa của chân đối luân. Thụ trạng (dendrites) của nhánh xuyên còn có khả năng vươn tới phần dưới của hố tam giác.
Nhánh tai của dây phế vị lại có một quãng chạy trong dây mặt: cho nên không thể loại trừ khả năng có những sợi nhỏ hỗn hợp của dây phế vị và dây mặt tạo thànGiữa dây lưỡi hầu (nervus glossopharyngeus) và dây phế vị còn có nhánh kết hợp.
Trong nhánh tai của dây phế vị, có sợi của dây thần kinh lưỡi hầu nên cũng có khả năng là hai dây này có cùng khu vực phân bố thần kinh.
Dây thần kinh chẩm nhỏ (nervus occipitalis minor): cũng xuất phát từ đám rối cổ, đi lên theo cơ ức đòn chũm, phát ra một số phân nhánh tới phần trên của loa tai; trong đó nhánh sau tai phân bố trên da của 1/3 mặt sau loa tai, nhánh trước tai và nhánh đâm xuyên phân bố ở luân tai, phần trên của thuyền tai, chân trên của đối luân và một phần của hố tam giác.
Nhận xét chung về phân bố thần kinh ở loa tai
Với sự phân bố thần kinh như trên, loa tai là ngã rẽ của nhiều đường thần kinh làm cho nó gắn liền mật thiết với toàn thân. Nhờ sự phân bố thần kinh cảm giác của nó, loa tai được liên hệ với:
Các đường tủy: nhờ vào đám rối cổ nông là nơi đã phát ra dây thần kinh tai to.
Não bộ: chủ yếu dựa vào dây thần kinh sinh ba, thứ đến nhờ dây trung gian Wrisberg và dây lưỡi hầu.
Hệ thần kinh thực vật:
Hệ giao cảm: có rất nhiều sợi của thần kinh giao cảm cổ được phụ vào các nhánh của đám rối tủy cổ nông, của dây phế vị, của dây sinh ba và của dây lưỡi hầu. Dây lưỡi hầu lại được liên hệ trực tiếp với đám rối giao cảm của xoang cảnh (rất quan trọng trong sự điều hòa vận động tim mạch).
Hệ phó giao cảm: có các nhánh mạch và bài tiết nước bọt của dây phó giao cảm thuộc hành não, phụ vào dây trung gian Wrisberg, dây lưỡi hầu và chủ yếu là dây phế vị qua nhánh tai của nó.
Phân bố mạch máu và bạch mạch của loa tai
Loa tai được cung ứng máu khá đầy đủ, chủ yếu dựa vào động mạch thái dương nông của động mạch cổ ngoài và động mạch sau taCó 3 đến 4 nhánh trước tai của động mạch thái dương nông nuôi dưỡng khu vực chi phối bởi nhánh trước tai của thần kinh thái dương; còn động mạch sau tai có nhánh sau tai và nhánh trước tai.
Nhánh động mạch sau tai đi cùng với dây thần kinh mặt, dây thần kinh tai to xuyên qua dái tai, đến mặt trước loa tai, nuôi dưỡng vùng 2/3 dưới của thuyền tai, đối luân, đỉnh của hố tam giác, xoắn tai trên và một phần vành tai.
Các tĩnh mạch nhỏ của mặt trước loa tai đổ vào tĩnh mạch thái dương nônTĩnh mạch của mặt sau loa tai hợp lại thành 3 – 5 tĩnh mạch của mặt sau loa tai đổ vào tĩnh mạch sau tai.
Bạch mạch của loa tai khá phong phú, hình thành một mạng lưới tại loa taBạch mạch ở mặt trước loa tai chảy vào mang taĐại bộ phận bạch mạch ở mặt sau loa tai đổ về hạch sau tai.
Cơ sở lý luận của nhĩ châm
Theo Đông y, loa tai có được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị toàn thân, bởi vì:
Khí huyết trong hệ thống 12 kinh mạch đều trực tiếp hoặc gián tiếp đến với tai.
Hệ thống các chức năng tạng phủ đều có ảnh hưởng đến chức năng nghe của tai.
Theo Tây y, loa tai có được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị toàn thân bởi vì loa tai có quan hệ với toàn cơ thể thông qua hệ thần kinNhờ sự phân bố thần kinh cảm giác của nó, loa tai được liên hệ với các đường tủy (đám rối cổ nông), não bộ (thần kinh sinh ba, dây trung gian Wrisberg và dây lưỡi hầu), hệ thần kinh thực vật (thần kinh giao cảm cổ của các nhánh ở đám rối tủy cổ nông, dây phế vị, dây sinh ba và của dây lưỡi hầu, đám rối giao cảm của xoang cảnh); hệ phó giao cảm: chủ yếu là dây phế vị.
THAY ĐỔI BỆNH LÝ Ở LOA TAI KHI CƠ THỂ CÓ BỆNH
Bình thường nhìn da ở loa tai thấy đồng màu, cũng có thể thấy những chấm hay những mảng sắc tố. Khi cơ thể có bệnh, từng vùng da trên loa tai có thể thay đổi (điểm phản ứng/loa tai), trở nên đỏ hỏn hoặc tái đi, xù xì, thô ráp, bong vẩy khác với xung quanTại các vùng hay điểm nói trên, điện trở sẽ thấp hơn những vùng gần đấy, khi nắn hoặc dùng que tù đầu ấn vào, bệnh nhân thấy đau trội hơn ở vùng kế cận.
Trên lâm sàng ta có thể quan sát các hiện tượng sau:
ở loa tai có vùng phản ứng hoặc điểm phản ứng trong khi ở đường kinh tương ứng với vùng bệnh không tìm thấy điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng.
ở loa tai không có vùng phản ứng hoặc điểm phản ứng trong khi ở đường kinh tương ứng với vùng bệnh có điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng.
ở loa tai và trên đường kinh tương ứng với vùng bệnh đều có điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng.
Riêng loa tai: điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng có khi xuất hiện ở cả 2 loa tai; có khi chỉ có ở 1 loa tai; có khi một bệnh nhân có nhiều điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng, có khi cùng một bệnh trên các đối tượng khác nhau lại có những vùng phản ứng hoặc điểm phản ứng ở các vị trí khác nhau, không theo một quy luật rõ rệt.
Những trạng thái này phản ánh sự đáp ứng khác nhau của cá thể đối với kích thích bệnh lý cho nên trong áp dụng lâm sàng, một mặt phải nắm được các điểm, các vùng phản ứng có quy luật đã được Nogier tổng kết; mặt khác phải luôn luôn nhớ đến các điểm phản ứng ngoài quy luật trên loa tai do ta tự tìm ra trên từng người bệnh cụ thể vì chúng quan hệ mật thiết đến tình trạng bệnh lý đang diễn ra trong cơ thể người bệnh.
CÁCH PHÁT HIỆN NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ TRÊN LOA TAI
Thực tiễn lâm sàng cho thấy: khi cơ thể có bệnh trong đa số trường hợp trên mặt của loa tai, tại những vị trí của loa tai có quan hệ với nơi đang bị bệnh xuất hiện những vùng phản ứng bệnh lý.
Điểm hoặc vùng này có thể xuất hiện từ lúc bắt đầu có bệnh đến khi khỏi bệnHai tính chất phổ biến của điểm phản ứng này là ấn đau và điện trở da thấp.
Bệnh càng nặng, cảm giác ấn đau của vùng này càng rõ và sự rối loạn về điện trở càng lớn hơn (điện càng thấp).
Khi bệnh giảm hoặc khỏi, cảm giác ấn đau ở điểm này cũng giảm và mất đi và khi điện trở da trở lại bình thường.
Lưu ý: có lúc vùng hoặc điểm nào đó ở loa tai có 1 hoặc đủ 2 tính chất trên nhưng không báo hiệu, không phản ánh một trạng thái bệnĐó là khi ở loa tai có sung huyết do ta gây nên, hoặc khi độ ẩm của da cao và nhất là khi nắn hoặc ấn quá mạnh, miết hoặc dùng que dò tại một điểm quá lâu. Mặt khác có thể do bệnh nhân trả lời không đúng, đụng đến chỗ nào cũng kêu đau và thầy thuốc chưa có kinh nghiệm đo điện trở ở da.
Người ta dùng nhiều cách để phát hiện vùng hoặc điểm phản ứng bệnh lý trên loa tai.
Quan sát
Người có kinh nghiệm quan sát có thể nhận ra những biến đổi tại chỗ của da như hồng lên, tái đi, hoặc thô ráp không tươi nhuận, khác với xung quanh.
Tìm điểm ấn
Dùng đốc kim châm ấn với một lực vừa phải để dò tìm, khi đúng vào điểm phản ứng bệnh lý thường bệnh nhân sẽ chau mày, nhăn mặt hoặc nhích đầu rMuốn chắc chắn, cần so sánh với cảm giác vùng kế cận. Cảm giác đau tại điểm phản ứng bệnh lý rất đặc biệt mà bệnh nhân phân biệt được rất dễ dàng.
Đo diện trở da
Tại điểm phản ứng bệnh lý, điện trở da sẽ thấp hơn vùng kế cận. Nếu loại bỏ được yếu tố gây lầm lẫn thì việc đo điện trở da sẽ giúp xác định nhanh điểm phản ứng bệnh lý cần tìm.
Điểm phản ứng ở loa tai khi cơ thể có bệnh
Khi cơ thể có bệnh, có thể xuất hiện phản ứng ở loa tai.
Phản ứng trên loa tai (điểm hoặc vùng phản ứng): da trở nên đỏ hỏn hoặc tái đi, xù xì, thô ráp, bong vẩy khác với xung quanh, nhậy cảm hơn.
Sự xuất hiện điểm (hoặc vùng) phản ứng trên loa tai không theo một quy luật nhất định, phản ánh sự đáp ứng khác nhau của cá thể đối với kích thích bệnh lý.
Phương pháp phát hiện điểm phản ứng/loa tai:
Quan sát sự thay đổi màu sắc, hình thái da.
Dùng một que đầu tù ấn tìm điểm đau (điểm nhạy cảm).
Dùng máy đo điện trở da/huyệt.
Luôn luôn so sánh với vùng da xung quanh, kết hợp với sơ đồ huyệt nhĩ châm.