Nhĩ châm và điện nhĩ châm

Đại cương

Giữa loa tai và từng bộ phận trong cơ thể con người có mối quan hệ về sinh lý vô cùng mật thiết. Do đó trên loa tai luôn có một qui luật phản ứng nhất định về sinh lý và bệnh lý. Khi cơ thể con người có bệnh, trên loa tai sẽ xuất hiện những điểm mẫn cảm tương ứng với bộ phận bị bệnh.

Nhĩ châm tức là dùng kim châm, châm vào những điểm mẫn cảm trên loa tai, rồi vê kim bằng tay hoặc lưu kim châm ở loa tai.

Điện nhĩ châm tức là sau khi đã châm kim vào những điểm mẫn cảm trên loa tai, dùng máy điện châm kích thích.

Nhĩ châm là một phương pháp chữa bệnh đã có từ lâu đời. Các sách kinh điển của đông y như Thiên kim phương, Bản thảo cương mục châm cứu đại thành đều nói đến phương pháp chữa bệnh trong cơ thể con người trên loa tai. Từ năm 1956 nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc đã nghiên cứu nhĩ châm rộng rãi, giải quyết được nhiều bệnh tật. Đặc biệt là quân y ở thành phố nam kinh trong những năm gần đây đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp trong việc dùng phương pháp nhĩ châm để chữa bệnh và ứng dụng trong việc châm tê để mổ.

Ở nước ta từ năm 1962 đã nghiên cứu nhĩ châm, khảo sát những điểm đau ở loa tai để chẩn đoán bệnh, phòng bệnh và chữa bệnh. Chúng ta cũng đã kết hợp thuỷ châm với nhĩ châm, xây dựng phương pháp thuỷ nhĩ châm để tiến hành phòng bệnh cho cán bộ, công nhân viên chức, nhân dân. Cho đến nay nước ta đã có nhiều cơ sở nghiên cứu và ứng dụng nhĩ châm, thuỷ nhĩ châm để phòng bệnh, chữa bệnh. Chúng ta cũng đã dùng máy diện châm, châm vào các vùng huyệt ở tai để chữa bệnh và để làm nhiều phẫu thuật ngoại chung, phẫu thuật chấn thương di chứng và phẫu thuật trong các chuyên khoa.

Nhiều nước trên thế giới cũng đang nghiên cưú nhĩ châm. đặc biệt ở Pháp, bác sỹ Pôn Nôgiê đã nghiên cứu nhĩ châm trong nhiều năm và đi sâu thêm vào việc tìm ra các qui luật chung về quan hệ mật thiết giữa những điểm mẫn cảm xuất hiện trên loa tai với các nội tạng trong cơ thể con người.

Nhĩ châm là một phương pháp chữa bệnh có nhiều ưu điểm, chữa được nhiều loại chứng bệnh, hiệu quả nhanh, ít có phản ứng xấu , thao tác đơn giản, không tốn kém. Cùng với các hình thứuc châm khác như: Thuỷ châm, cự châm, xuyên y châm… nhĩ châm đang được nhiều nước trên thế giới chú ý và nghiên cứu ứng dụng.

Tên gọi giải phẫu và tiêu biểu của các vùng ở loa tai

Hình ảnh loa tai thể hiện như một bào thai nằm cuộn mình trong tử cung. Nhìn chung loa tai như một cái phễu hình bầu dục, trên to dưới nhỏ. Vành phễu là loa tai, chia ra nhiều phần, mỗi phần có tên khác nhau.

A: Dái tai H: Thuyền tai

B: Vành tai O: Hố tam giác

C: Đối vành tai P: Soắn tai trên

D: Chân trên đối vành tai Q: Soắn tai dưới

E: Chân dưới đối vành tai R: Lỗ tai

F: Bình tai S: mặt sau loa tai

G: Đối bình tai

Trên mỗi phần của loa tai đều có các khu vực gọi là những vùng huyệt khác nhau, đại diện cho các cơ quan, các bộ phận của cơ thể. Các biểu hiện sinh lý và các biến đổi bệnh lý của các cơ quan, tạng phủ đều thể hiện trên các vùng huyệt tương ứng đó.

Sơ đồ các vùng huyệt trên loa tai:

Về bản chất, các vùng huyệt trên loa tai cho đến nay cũng chưa biết rõ ràng.

Về vị trí và tác dụng của các vùng huyệt cũng còn nhiều vấn đề:

Khi có bệnh có thể châm những vùng huyệt tương ứng ở loa tai và cũng có thể châm thẳng vào những điểm mẫn cảm ở loa tai, kết quả chữa bệnh về cơ bản như nhau. Vấn đề cần đặt ra là: Một vùng huyệt ở loa tai có phải chỉ liên quan đặc biệt với một bộ phận của cơ thể không hay còn có liên quan chung với nhiều bộ phận, châm một huyệt chỉ có tác dụng với một bộ phận hay còn có tác dụng chung với nhiều bộ phận.

Huyệt vị hiện dùng ở loa tai đã thật chính xác chưa, vùng sau loa tai có còn các huyệt khác không?

Đó là một số vấn đề cần nghiên cứu tiếp tục về nhĩ châm.

Phạm vi ứng dụng của nhĩ châm và điện nhĩ châm

Hiện nay nhĩ châm không những chỉ dùng trong lĩnh vực chữa bệnh mà còn dùng trong lĩnh vực chẩn đoán bệnh, phòng bênh và đặc biệt còn ứng dụng trong khoa châm tê để mổ.

Về chẩn đoán bệnh

Loa tai gồm các vùng huyệt tiêu biểu cho các bộ phận trong cơ thể con người. Nếu sự hoạt động sinh lý của cơ thể bình thưòng, thì ở các vùng huyệt đều thấy xuất hiện những tín hiệu, biểu hiện một trạng thái hoạt động bình thường. Trong trường hợp, ở bộ phận nào đó trong cơ thể con người có biến đổi về bệnh lý, thì trên các vùng huyệt ở loa tai sẽ thấy xuất hiện các phản ứng bất thường, tức là khi ấn vào các vùng huyệt tương ứng với các bộ phận có bệnh biến trong cơ thể con người, bệnh nhân sẽ có cảm giác tê nhói. Nếu dùng máy điện nhĩ chẩn để dò loa tai thì ta thấy ở máy sẽ phát ra những tiếng khác thường hoặc đèn tín hiệu của máy sẽ sáng lên. Từ đó, ta phát hiện được các tạng phủ kinh lạc có bệnh để có phương pháp điều trị chính xác.

Về phòng bệnh

Khi bệnh tật chưa phát ra có thể hàng ngày châm vào một số vùng huyệt trên loa tai để phòng bệnh.

Ví dụ: gài nhĩ hoàn châm hoặc thuỷ nhĩ châm vào vùng tuyến nội tiết, vùng tuyến nước bọt để đề phòng viêm họng, viêm Amiđan hoặc nhĩ châm, thuỷ nhĩ châm vào vùng thần môn, vùng chẩm có thể chống say ô tô, say sóng…

Về châm tê để mổ

Hiện nay đã có thể dùng nhĩ châm tiến hành gây tê để mổ ngay cả các đại phẫu thuật.

Ví dụ: Khi cắt bướu cổ, châm vào các vùng huyệt: phế, thần môn, tuyến giáp trạng, tuyến nội tiết.

Khi mổ cắt 2/3 dạ dày, châm các vùng huyệt phế, giao cảm, tử cung, bụng.

Về điều trị

Nguyên tắc chọn huyệt

Chọn ngay ở chỗ có bệnh biến. Ví dụ: đau dạ dày thì nhĩ châm vùng huyệt dạ dày, đau lưng thì châm vùng huyệt cột sống tương ứng.

Chọn huyệt theo cơ chế của bệnh lý tây y. Ví dụ: đau bụng do kinh nguyệt thì châm vùng huyệt phế ( vì phế chủ bì mao ), bệnh ở tai châm vùng huyệt thận ( vì thận khai khiếu ở tai ), rối loạn nhịp tim có thể châm vùng huyệt tâm hoặc tiểu trường ( vì tâm và tiểu trường có quan hệ biểu lý ).

Chọn huyệt theo tác dụng điều trị của các điểm. Ví dụ: huyết áp cao châm điểm hạ huyết áp, mất ngủ châm điểm thần môn, hen suyễn châm điểm bình suyễn…

Kỹ thuật châm

Sau khi chọn vùng huyệt thích ứng, sát trùng da cục bộ.

Dùng tai trái cố định vành tai, dùng tay phải châm kim cho đắc khí, nói chung kim chỉ châm tới vùng sụn tai là đến huyệt, không được đâm kim thủng qua da mặt sau tai.

Thường dùng kim nhỏ ngắn ( hào châm ) loại đường kính 0,05-0,1mm. dài chừng 1-2cm hoặc dùng nhĩ hoàn châm.

Sau khi đã châm đắc khí, lưu châm 10-30 phút, cứ cách 10 phút lại vê kim một lần. Đối với bệnh mạn tính có thể lưu châm 1-2 giờ hoặc gài kim hàng tuần. Hiện nay theo phương pháp tân châm có thể không lưu châm, mà dùng kỹ thuật vê đẩy kích thích một vài phút, rồi rút kim luôn hoặc dùng máy điện châm để kích thích liên tục vài phút rồi rút kim.

Đối với trường hợp dùng nhĩ châm gây tê để mổ thì phải kích thích liên tục với kỹ thuật vê đẩy trong suốt quá trình mổ hoặc nên dùng máy điện châm kích thích liên tục suốt quá trình mổ.

Liệu trình

Mỗi ngày hoặc cách ngày châm một lần.

Mỗi liệu trình từ 10-12 lần.

Một số phác đồ điều trị bằng nhĩ châm và điện nhĩ châm

Hệ tiêu hoá

Tên bệnh

Nhóm huyệt A

Nhóm huyệt B

Đau dạ day, tá tràng

Giao cảm

Vị, can, não

Thần môn

Tỳ, tá tràng, dưới não

Đầy bụng, khó tiêu

Giao cảm, vị

Trực tràng đoạn dưới

Thần môn

Đại tràng, tỳ

Ỉa lỏng, táo bón

Giao cảm

Trực tràng đoạn dưới

Tiểu trường

Thần môn

Đại tràng vị

Nôn, ợ, nấc

Thần môn vị, chẩm

Dưới não

Bụng trên

Thực quản

Hệ hô hấp

Tên bệnh

Nhóm huyệt A

Nhóm huyệt B

Hen suyễn

Giao cảm

Bình suyễn

Tuyến trên thận

Thần môn

Phế quản

Chẩm

Ho

Phế

Thần môn

Bình suyễn

Phế quản

Giao cảm

Dưới não

Khó thở, tức ngực

Thần môn

Tâm, ngực

Giao cảm

Phế, ngực

Hệ tuần hoàn

Tên bệnh

Nhóm huyệt A

Nhóm huyệt B

Huyết áp cao

Hạ huyết áp

Tâm giao cảm

Hạ huyết áp

Thần môn

Can, thận

Rối loạn nhịp tim

Giao cảm

Tâm

Phối hợp thể châm

Nội quan

Thần môn

Tiểu trường

Phối hợp thể châm

Hợp cốc

Hệ sinh dục, tiết niệu

Tên bệnh

Nhóm huyệt A

Nhóm huyệt B

Kinh nguyệt không đều

Giao cảm

Thần môn

Tử cung

Thận

Buồng trứng

Tuyến nội tiết

Dị mộng tinh, liệt dương

Thận

Tuyến nội tiết

Bộ phận sinh dục ngoài

Tuyến tiền liệt

Tuyến trên thận

Thần môn

Rối loạn tiết niệu (bí đái, đái dầm)

Thận

Bàng quang

Thần môn

Tuyến nội tiết

Giao cảm

Niệu đạo

Hệ thần kinh

Tên bệnh

Nhóm huyệt A

Nhóm huyệt B

Thần kinh suy nhược

Thần môn, não

Tâm, thận

Điểm thần kinh

Suy nhược

Chẩm, can

Đau thần kinh toạ

Thần kinh toạ

Hông, giao cảm

Cột sống, lưng

Thần kinh toạ

Bệnh tâm thần

Thần môn, tâm, thận, vị

Dưới não, chẩm

Tâm, can

Đau đầu

Thận

Thần môn, tâm

Can

Chẩm, dưới não

Mất ngủ

Thần môn

Thận, tâm

Giao cảm

Can, chẩm

Bài trướcThủ châm trong châm cứu thủ châm
Bài tiếp theoThuỷ châm trong châm cứu học

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.