Nấm Linh chi

Từ hơn 4000 năm trước ở trung quốc nấm linh chi đã được coi như một loại thần dược, chỉ dành riêng cho các bậc vua chúa , vì thế linh chi còn có nhiều tên gọi khác như bất lão thảo, thần tiên thảo, vạn niên, nấm thần linh, cỏ huyền diệu, …

Theo sách “Thần nông bản thảo”, cách đây 2000 năm, linh chi được xếp vào loại “Thượng dược”, có tác dụng bồi dưỡng cơ thể và chữa bệnh xếp trên Nhân sâm. Đầu đời nhà Minh (1578), dựa vào màu sắc, linh chi được phân làm 6 loại – Lục Bảo Linh Chi (Thanh chi ( màu xanh), Hồng chi ( màu hồng, còn gọi là Xích chi), Đơn chi, Hoàng chi ( màu vàng, còn gọi là Kim chi), Bạch chi ( màu trắng, còn gọi là Ngọc chi), Hắc chi ( màu đen, còn gọi là Huyền chi), Tử chi ( màu tím ) là loại thường được dùng nhất) .Và chỉ có vua chúa, nhà giàu mới được dùng. Qua nhiều biến động của thiên nhiên, linh chi vẫn giữ được vai trò “Thượng dược” trong các loại thuốc Y học cổ truyền, có tác dụng tốt trong chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho con người.

Theo Đông y, linh chi có vị đắng tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc

Theo sách Thần nông bản thảo và Bản thảo cương mục: “Thanh chi tính bình không độc, chủ trị sáng mắt, bổ can khí, an thần, tăng trí nhớ, chữa bệnh thuộc huyết và thần kinh tim. Hoàng chi vị ngọt, tính bình, không độc, làm mạnh hệ thống miễn dịch. Hắc chi vị mặn, tính bình không độc, chủ trị bí tiểu tiện, sỏi thận, bệnh ở cơ quan bài tiết. Bạch chi vị cay, tính bình, chủ trị hen, ích phế khí. Tử chi vị ngọt, tính ôn, không độc, chủ trị đau nhức khớp xương, gân cốt”.

Theo sách Trung dược học: “Linh chi có tác dụng dưỡng tâm an thần, chỉ khái bình suyễn, bổ khí dưỡng huyết, chủ trị các chứng tâm thần bất an, khái thấu háo suyễn, khí huyết bất túc, tỳ vị hư nhược”.

Theo nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới, nấm linh chi có những tác dụng rõ rệt như sau:

1. Đối với hệ tuần hoàn:

Ổn định huyết áp

Lọc sạch máu, tăng cường tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh.

Chống đau đầu và tứ chi.

Điều hòa kinh nguyệt.

Làm da dẻ hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, trứng cá.

2. Tác dụng chống ung thư:

chất germanium ngăn chặn ung thư trong cơ thể vì vậy nó loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Linh chi làm sản sinh phong phú các loại vita min, chất khoáng , đạm cần cho cơ thể.

3. Làm sạch ruột:

Linh chi làm sạch ruột thúc đẩy hệ tiêu hóa, nên chống táo bón mãn và ỉa chảy.

Chống bệnh béo phì.

4. Thúc đẩy quá trình tiết insulin:

Tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ chất cholesteron trong các thành mạch lọc sạch máu thúc đẩy quá trình lưu thông máu.

Cải thiện cơ bản thiểu năng insulin nguyên nhân chính gây ra bệnh đái đường. Vì vậy phòng chữa bệnh đái đường rất tốt .

5. Ngăn chặn quá trình làm lão hoá , làm cơ thể tráng kiện

Làm chậm quá trình oxi hoá tăng cường khả năng miễn dịch giúp cơ thể luôn tươi trẻ và tăng tuổi thọ.

Nhóm steroid giải độc gan, bảo vệ gan ngừng tổng hợp cholesterol, trung hoà virus, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả rất tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…

6. Cách dùng

Để sử dụng nấm linh chi hiệu quả người ta thường thái linh chi thành lát mỏng hoặc tán thành bột rồi đun, hãm với nước sôi, mỗi ngày dùng khoảng 5-10 g để tăng cường sức khoẻ, hãm cho đến khi nước trong, không còn vị đắng nữa là được.

Nấm Linh Chi được dùng tốt nhất lúc bụng đói. Uống nhiều nước làm tăng công hiệu của nấm Linh Chi vì giúp cơ thể thải ra những chất độc.

Xay nhỏ dùng từ 10 đến 30g hãm nước uống. Có thể thêm một số vị thuốc khác uống cùng

Điều dưỡng cơ thể thêm Nhân sâm, tam thất.

viêm gan, mật thêm Nhân trần hoặc atiso.

Dị ứng cần thêm Kinh giới, Ngân hoa, Bồ công anh…

Bài 1: Dùng linh chi đơn lẻ

Linh chi thái lát 30g vào ấm đun cùng với nửa lít nước, đun khoảng 2~3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5 phút rồi đun tiếp khoảng 30 phút bằng lửa nhỏ. Đun đến khi nước cạn còn khoảng 300 ml thì ta được nước đầu tiên. sau khi được nước đầu lấy lát Linh chi ra dùng kéo cắt nhỏ rồi đổ nước vào đun khoảng 30′ thì gạn ra lấy nước 2. lại đổ nước như lần đầu đun tiếp 20′ nữa là được nước 3, hoà lẫn 3 nước với nhau bảo quản trong tủ lạnh. Lượng trên có thể dùng cho 3-5 người

Linh chi tán bột cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5-10 phút sau đó uống hết cả bã.

Bài 2: Chè linh chi hồng táo

Linh chi 4g

Chè khô 4g

Hồng táo 5 quả

Cam thảo 2g

Đường phèn

Cho linh chi, hồng táo, cam thảo, chè khô vào một cốc khoảng 300 ml, dùng nước thật sôi để hãm (những người sành điệu thì có ấm nước sôi bên cạnh) hãm khoảng 5-10 phút thì cho đường phèn vừa đủ để uống. uống vơi cho tiếp nước sôi vào. Uống kiểu này rất ngon, có thể tiếp đãi khách quí

Bài 3:

Dùng linh chi thái lát nấu canh với thịt hoặc để chưng, hầm.. Thành một món Súp Linh chi độc đáo có vị đắng nhẫn, nên dùng 4g linh chi cho một lít nước để vị đắng vừa phải

Liều dùng: Đối với những bệnh cấp tính có thể dùng 30-50g, bệnh mãn tính hoặc để bảo vệ sức khoẻ dùng 5-15g.

Tóm lại tùy theo bệnh mà thầy thuốc có thể dùng riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để tăng hiệu quả, phòng chữa bệnh.

Bã linh chi có thể làm nước tắm cho da dẻ hồng hào.

Chú ý:

Những người quá nhạy cảm cũng có thể gặp một vài triệu chứng như cảm thấy hơi khó tiêu, chóng mặt, hay ngứa ngoài da trong thời gian đầu dùng nấm Linh Chi. Tình trạng nầy xảy ra do phản ứng mạnh của cơ thể bài tiết những chất độc có từ thức ăn và chứng tỏ tác dụng tốt của nấm Linh Chi. Những người này sẽ trở lại bình thường sau một thời gian.

Hơn nữa, trong American Herbal Pharmacopoeia® chuyên khảo cứu về nấm Linh Chi, Linh Chi được xếp hạng như sau: “Hạng nhất: dược thảo rất an toàn nếu được dùng thích đáng. Không có phản ứng phụ. Một vài người nhạy cảm sử dụng nấm Linh Chi báo cáo bị hơi khó tiêu và ngứa ngoài da, nhưng những triệu chứng này biến mất sau một thời gian ngắn.”

Những người dùng linh chi có thể sau 2-3 ngày có hiện tượng công thuốc như táo bón, ỉa chẩy, mẩn ngứa. Bệnh nhân bị đái đường, ung thư, có cảm giác nặng lên đó là dấu hiệu bình thường, không đáng ngại, nếu cần có thể giảm lượng dùng hoặc ngừng hẳn sau 4-5 ngày , khi dùng lại sẽ không có hiện tượng trên

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.