Cát căn

Radix Pueraiae

Dùng rễ đã qua chế biến, phơi sấy khô của cây sắn dây Pueraria thomsonii Benth. Họ đậu Fabaceae.

Tính vị : vị ngọt, cay, tính lương .

Quy kinh : vào kinh tỳ, vị.

Tác dụng của Cát Căn:

Thăng dương khí tán nhiệt, sinh tân dịch chỉ khát.

Chủ trị của Cát Căn :

Chữa ngoại cảm phong nhiệt có sốt cao, phiền khát, đau đầu; đặc biệt đau vùng sau đầu, vùng chẩm và vùng gáy, hoặc cứng gáy, cổ gáy đau, khó quay cổ.

Giải độc, làm mọc ban chẩn; dùng bài cát căn thang.

Sinh tân chỉ khát trong các bệnh sốt cao gây phiền khát.

Chữa ỉa chảy nhiễm trùng, lỵ lâu ngày; cát căn sao vàng để giảm tính phát hãn của vị thuốc.

Thanh tâm nhiệt: dùng trong các chứng niêm mạc miệng, môi lở loét, mụn nhọt, các chứng bí tiểu tiện, tiểu buốt, dắt, nước tiểu đục; có thể dùng bột sắn dây với nước cốt rau má, hoặc cỏ nhọ nồi.

Hạ huyết áp.

Liều dùng: 4 – 24g

Chú ý:

Hoa cát căn vị ngọt, tính bình, dùng để giải độc rượu. Lá có tác dụng chữa rắn cắn.

Tác dụng dược lý: các isoflavonoid chiết từ cát căn daidzein daidzin có tác dụng làm giãn sự co thắt các động mạch đáy mắt. Flavonoid toàn phần làm tăng lưu lượng máu ở mạch máu não. Điều đó chứng minh tác dụng giảm đau đầu của cát căn. Đối với động mạch vành, flavonoid có tác dụng làm tăng lưu lượng máu, giảm trở lực huyết quản. Trên lâm sàng ứng dụng kết quả này của dược lý để chữa các bệnh đau thắt mạch vành tim cho kết quả. Hạ nhiệt đối với thỏ đã gây sốt thực nghiệm. Ngoài ra daidzein có tác dụng giải các cơn co quắp do acetylcholin gây ra. Ngoài ra cát căn còn có tác dụng lợi tiểu, an thần.

Bài trướcTang Diệp
Bài tiếp theoBạc Hà

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.