ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM

0
145

 

 

ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM

ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM
ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM

1. Đại cương.

1.1. Định nghĩa.

Thuốc Y học cổ truyền (gọi là dược vật) là những vật liệu có nguồn gốc thực vật, khoáng vật và động vật dùng để làm thuốc đã được vãn bản hoá hoặc truyền đạt theo gia truyền và dân gian.

+ Thực vật (thảo mộc):

– Thân gỗ: tô mộc, đỗ trọng, hoàng bá.
– Thân thảo: mã tiên thảo (cỏ roi ngựa), mần trầu, lưỡi rắn, hàm ếch.
– Dây leo: hà thù ô, dây đau xương.

ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM
ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM

+ Khoáng vật:

– Quặng: mật đà tăng, khô phàn, duyên đơn, hàn the, chu sa, thần sa.
– Kim loại.

+ Động vật (con thuốc):

thuỷ diệt, ngô công, toàn yết, thuyền thoái… được vãn bản hoá ờ Việt Nam chính thức có vãn bản hoá thuốc Y học cổ truyền từ nãm 1960, sau dược thể chế hoá bằng pháp luật.

1.2. Tỉnh năng của thuốc thảo mộc:

. Nói tính năng tức là nói đến tính chất công năng tác dụng của dược vật bao gồm trong tứ khí, ngũ vị, thăng lên, giáng xuống, phù trầm và thuốc có độc hay không độc, tác dụng ưu tiên của nó.

ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM
ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM

1.2.1. Tứ khí:

Tứ khí là tính năng cơ bản của dược vật, tính vị của thuốc thường dựa vào vị giác, khứu giác của người để phân biệt. Nhưng chủ yếu là căn cứ vào tổng kết, đánh giá hiệu quả lâm sàng của thuốc vì vậy để phảr. ánh khách quan về sự quy kinh của tính vị dược vật. Trong đó lương và hàn thuộc hàn, ôn và nhiệt được quy về nhiệt. Ngoài ra còn một số vị thuốc cổ tính chất bình hoà dược goi là tính bình.

vì vậy dược vật chỉ có tứ khí chứ không có ngũ khí. Các vị thuốc hàn lương thường có tác dụng thanh nhiệt, tả hoả, giải độc (chống viêm, chống nhiễm khuẩn, hạ sốt) dùng để điều trị các chứng nhiệt (dương chứng). Các vị thuốc có tính ôn nhiệt da phần có tác dụng tán hàn, cứu nghịch ôn dương dùng để điều trị các chúng bệnh thuộc hàn (ỗm chứng). Tuy nhiên các vị thuốc ôn nhiệt đều cộ thể phối hợp với các vị thuốc có tính bình hoặc tính hàn trong điều trị.

1.2.2. Ngũ vị là năm loại vị của thuốc:

ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM
ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM

Cay, ngọt, đắng, chua, mặn, đó là năm vị cơ bản của thuốc được quy loại theo ngũ hành, ngoài ra còn có loại đạm. Vị của thuốc khác nhau có tác dụng lâm sàng khác nhau.

+ Vị cay thường có tác dụng phát tán (phát triển, tản suất, suất ra) như: ma hoàng, quế chi hoặc có tác dụng chỉ thống hành khí tức là lưu thông chuyển hoá chất sinh nầng lượng sẽ làm giảm được đau như; mộc hương, sa nhân.

+ Vị ngọt thường được dùng trong bổ dưỡng, hoà hoãn, giảm đau, chống mệt mỏi, thuốc thường đi vào kinh tỳ và tạng tỳ, ngoài ra còn có tác dụng điều hoà các vị thuốc khác như: cam thảo, nhân sâm (đẳng sâm), hoàng kỳ.

+ Vị chua thường đi vào kinh can hoặc tạng can, các vị thuốc đều có tác dụng thu liêm, cố sáp. Kha tử cầm ỉa chảy (chỉ tả), ngũ vị tử thu liềm cố sáp, kim anh từ (cố tinh sáp niệu), sơn thù, sơn tra.

+ Vị đắng có tác dụng thanh nhiệt, tà hoả hoặc thanh nhiệt táo thấp như: hoàng cầm, hoàng bá, hoàng liên, thuốc có vị đắng thường vào tâm kinh.

ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM
ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM

+ Vị mặn thường có tác dụng nhuyễn kiên tán kết và tư nhuận tiềm giáng như: huyền sâm, mẫu lộ, quy bản,,ô tặc cốt, hải tảo.

+ Vị đạm thường có tác dụng thấm thấp, lợi niệu như: thông thảo, ý dĩ nhân, hoạt thạch, trạch tả, phục linh, xa tiền tử.

Ngũ vị của thuộc có liên quan đến ngũ tạng như trên đã nói, các vị thuốc có vị cay vào phế, ngọt vào tỳ, đắng vào tâm, chua vào can và mạn vào thận.

1.2.3. Thăng giáng phù trầm:

ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM
ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM

+ Thăng giáng phù trầm là chỉ tác dụng của dược vật sau khi đã uống vào cơ. thể, mỗi loại thuốc, vị thuốc đều phất huy tác dụng khác nhau. Qua thực tiễn lâm sàng Y học cổ truyền phương Đông đã tổng kết tác dụng cùa dược vật, thuốc sau khi uống.

+ Thăng lên, giáng xuống, phát tán và tiết lợi, dựa vào tính chất này của thuốc dể lựa chọn thuốc, điều trị các chứng bệnh ỏ trên, ồ dưới, ở trong, ở ngoài ở nửa thâu người hoặc các triệu chứng bệnh: nghịch lên trên, nôn, nấc, đau đầu, bốc hoả từng cơn, hen suyễn, chóng mặt, ù tai…), các chứng hạ hãm do khí hư hoặc tỳ hư, hạ hãm là sa các tạng: sa trực tràng (thoát giang), sa tử cung, âm đạo, sa dạ dày, sa gan, sa lách, thoát vị, trĩ..

+ Tính thăng phù của thuốc thường có tác dụng thăng dương phát biểu trừ phong, tán hàn, ôn lý. Trong lâm sàng thường dựa vào tính thăng giáng phù trầm của thuốc dể điều trị các chứng bênh ở dưới, ở lý và nghịch lên trên, ví dụ: các vị thuốc được lựa chọn: thạch quyết minh (ốc cửu khổng) có tác dụng tiềm dương, điều trị can dương thượng nghịch; tô tử giáng khí thang điều trị khí nghịch (hen phế quản): tô tử sao, tiền hồ, nhục quế, chích thảo, đương quy, hậu phác, bán hạ. Thăng giáng phù trầm chủ yếu còn phụ thuộc vào khí vị, độ dày mỏng, sự nặng nhẹ của các vị thuốc.

ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM
ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM

. Đặc điểm chung thuốc thăng phù thường có vị cay, ngọt và ôn nhiệt, thuốc trầm giáng đa phần là có vị đắng, chua, mặn, hàn lương, thuốc có tỷ trọng nhẹ thường thăng lên, thuốc có tỷ trọng nặng thường giáng xuống. Lâm sàng cần phải chú ý phân biệt khí của khí vị và khí của tứ khí.

. Khí vị mòng đa phần là thuốc có tỷ trọng nhẹ sẽ phát tiết (phát bãn và thăng dương), ví dụ: thãng ma, kinh giới, ma hoàng, sài hồ, cát căn, khương hoạt.

. Khí vị dày đa phần là thuốc có tỷ trọng nặng sẽ phát nhiệt (tán hàn, ôn lý), ví dụ: phụ tử chế, nhục quế, can khương. Vị dày thường có tác dụng tiết hoả, thanh hoả, tả hạ, ví dụ: đại hoàng, mang tiêu, kinh giới, hoàng liên, long đởm thảo. Vị mỏng thường có tác dụng thông giáng hạ hành, ví dụ, phục linh, thông thảo, thược dược, mẫu lệ.

– Thẳng giáng phù trầm còn liên quan đến tính nặng nhẹ của hoa, lá, cành, rễ của từng loại thuốc. Ví dụ cúc hoa, hà diệp chủ yếu là thăng phù (nếu bênh nhân nhức dầu cho cúc hoa đau đầu sẽ nặng lên. Bộ phận hạt, quả, tính chất nặng: tô tử, chỉ thực, từ thạch phần nhiều là trầm giáng. Ngoài lác dụng chọn lọc, quy kinh có một số trường hợp ngoại lệ: phức hoa vị thuốc là hoa mà tính giáng nghịch, chỉ khái (chữa ho), ngưu bàng tử là hạt nhưng lại có tính thăng phù có thể sơ can tiết nhiệt.

ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM
ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM

– Khi bào chế làm biến dổi tính chất của vị thuốc. Tính thăng giáng phù trầm của dược vật có thể do phối hợp các vị ihuổc với nhau hoặc do bào chế để làm
biến đổi các vị thuốc. Nễu thuốc thăng phù nhưng ở trong tập hợp (nhóm thuốc) tiềm giáng thì thăng phù phải giáng xuống theo và ngược lại. Thuốc vị nhẹ sao rượu sẽ thăng lên, sao với nước gừng sẽ phát tán, sao với dấm sẽ thu liêm và sao với muối sẽ tiềm giáng đi xuống.

1.2.4. Quy kinh của thuốc:

Qua kinh nghiêm phong phú trẽn lâm sàng, Y học cổ truyền đã tổng kết và rút đúc về tác dụng ưu tiên trên tạng phủ gọi là sự quy kinh của dược vật. Một sô’ vị thuốc tác dụng đặc thù với bệnh ở tạng hoặc đường kinh nhất định. Ví dụ: khi phế bị bênh thường ho long đờm phải dùng thuốc hoá đờm chỉ khái phải quy về phế kinh, khi tỳ có bênh, bệnh nhân thường đau bụng, ía lỏng, khi dùng thuốc phải chọn thuốc quy về tỳ kinh. Ví dụ: tàng bạch bì (vỏ rẻ cây dâu) thanh phế nhiệt quy về phế kinh, hạ khô thảo (cây cải trời) thanh can đởm quy về can đởm, thạch cao thanh phế nhiệt quy về phế, thục địa bổ thận quy về thận kinh, bạch truật bổ tỳ quy về tỳ kinh.

ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM
ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM

1.2.5. Phối ngũ và cấm kỵ phối ngũ (phối hợp và không phối hợp):

+ Phối hợp thuốc thường dùng 2-3 loại thuốc phối hợp nhau, Y học cổ truyền goi là phối ngũ. Phối hợp thuốc nhằm tăng cường tác dụng hiệp đồng trong chứng bênh phức tạp mà còn hạn chế được tác dụng phụ (phát huy sờ trường, khống chế sở đoản), có những cách phối hợp sau:
– Các thuốc cùng nhóm hoặc khác nhóm khi phối hợp làm tăng sinh tác dụng hiệp đổng nâng cao hiệu quả điều trị.
. Tăng cường tác dụng hiệp đổng: huyền sâm + sinh địa tăng tác dụng tư âm (cùng nhóm), hoàng bá + thương truật làm tăng tác dụng thanh nhiệt táo thấp (khác nhóm).
. Dùng tấc dụng các loại này khi phối hợp khống chế loại thuốc khác làm cho thuốc biến đỗi tác dụng, phát huy hiệu quả điều trị: sinh khương ức chế tác dụng gây ngứa của bán hạ và tăng tác đụng tác dụng trừ đàm.
. Hoàng liên, nhục quế: một hàn, một nhiệt tạo nên loại thuốc thứ ba đứng giữa hàn và nhiệt có tác dụng khác hoàn toàn (đó là tác dụng giao thông tâm thận, tác dụng gay ngủ, an thần tốt)
– Nếu dùng độc vị (một vị) khi tăng liều phát huy tác dụng của thuốc: khi dùng cam thảo để giải độc, nhân sâm để cứu thoát, bổ công anh để diều trị mụn nhọt thì cấn phải tẫng liều cao hơn bình thường.
– ứng dụng phối hợp trong một bài thuốc: bạch truật, cam thảo Irong bài thuốc tứ quân tử thang (sầm, linh, truật, thảo, cam thảo bổ khí, điều hoà, sinh tân, chỉ khát, tái hấp thu, tuy nhiên bạch truật thì ngược lại.)

ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM
ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM

+ Cấm kỵ phối hợp (không phối hợp thuốc):

– Y học cỏ truyền dụng dược cấm kỵ phối hợp không quá nghiêm ngặt nhưng phải chú ý một số vị thuốc có tác dụng đặc thù:
. Tác dụng tương phản sau khi phối hợp phát sinh tác dụng độc.
. Tác dụng tương úy sau khi phối hợp giảm tác dụng.

– Trên lâm sàng cần phải chú ý các vị thuốc sau:

. Tương phản: cam thảo tương phản với cam toại, đại kích, nguyên hoa, hải tảo… ô đầu tương phản với bán hạ, bối mẫu, qua lâu, bạch cập; lè lô tương phản với đan sâm, sa sâm, dẳng sâm, khổ sâm.
. Tương uý: thủy ngân tương úy với phác tiêu, nhân ngôn. Ba đậu tương úy với khiêu ngưu tử; dinh hương tương úy với uất kim, nhân sâm với ngũ linh chi, thường là cấm kỵ tuyệt đối vì phát sinh tác dụng độc, tuy nhiên cũng có trường hợp phối hợp lại tăng tác dụng mạnh hơn, cá biêt trong xơ gan cổ trướng.
Cho uống trong dùng nước cam thảo ngâm cam toại để tháo dịch cổ trướng là phát huy tác dụng cùa cam toại. Đẳng sâm + ngô thù du làm tăng tác dụng khi diều trị huyết áp thấp.

ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM
ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM

+ Thuốc cấm dùng cho người có thai:

– Các vị thuốc thường gây đẻ non hoặc xẩy thai: ba đậu, dạt kích, ban miêu, thủy diệt, hồng hoa, xạ hượng, thiên hoàng.
– Môt sô’ thuốc: thông kinh phá ứ, phá khí hành trệ và các thuốc cay. nóng, hoạt lợi phải thận trọng đối với bệnh nhân có thai. Ví dụ như: đào nhân, đại hoàng, phụ tử chế, can khương, nhục quế, ngưu tất, mang liêu, đan bì.

1.2.6. Thuốc có độc và không độc:

Các thuốc dùng đều có tính hai mặt, mặt có lợi và có hại. Người xưa chia làm 4 loại: độc nhiều, độc vừa, độc ít và không độc, để đề xuất nguyên tắc điều trị.
+ Chỉ dùng sau khi dã bào chê loại bỏ độc tính nhu: ô đầu, phụ tử, mã tiền, lê lô, ba đậu, thiềm tô, trúc đào…Khi trúng độc biểu hiện tim đâp chậm, thậm chí ngừng đập. Một số thuốc gây tả hạ như: cam toại, đại kích, nguyên hoa. Một số thuốc duyên đơn, hồng đơn, dởm phàn, khi dùng nấu thuốc bôi ngoài da phải chú ý giảm độc và diện tích bôi theo quy định.
+ cần phải chế cho giảm độc và phải phối họp thuốc để tăng hiệu quả và giảm độc tính.
+ Chỉ định liều dùng phải chặt chẽ rõ ràng, dùng ngoài hay uống trong với thuốc độc đều phải chỉ định theo tuổi, các thuốc đều phải sắc lâu, nếu dùng liều cao sắc thời gian ngắn sẽ bị ngộ độc.

ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM
ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.