Hạ Khô Thảo: Tác dụng chữa bênh, kiêng kỵ và liều dùng – 下枯草
Tên dùng trong đơn thuốc:
Hạ khô thảo.
Phần cho vào thuốc:
Toàn thảo hoặc hoa.
Bào chế:
Bỏ đất cát, chọn sạch tạp chất, dùng sống.
Tính vị quy kinh:
Vị đắng, cay, tính hàn. Vào hai kinh: can, đởm.
Công dụng:
Thanh can hỏa, tiêu uất kết.
Chủ trị:
Chữa loa lịch (Tràng nhạc) tiêu hạch, con ngươi mắt đau nặng về đêm, đàn bà bị xích bạch đới (ra khí hư đò, trắng).
Ứng dụng và phân biệt:
Cái hay đặc biệt của Hạ khô thảo là tuyên thông bài tiết hỏa uất kết ở can đởm, thông lợi đường vận hành của khí cơ (cơ năng của khí), có thể dùng để chữa loa lịch thuộc khí uất. Nếu là loa lịch thuộc về đởm kết, huyết kết thỉ nên hóa đờm phá huyết, dùng các vị bối mẫu, bạch giới tử, xích thược, xuyên khung.
Kiêng kỵ:
Người bị âm hư không có uất kết thì cấm dùng.
Liều lượng:
Một đồng năm phân đến ba đồng cân.
Bài thuốc ví dụ:
Bài Hạ khô thảo cao (Y tông kim giám phương), chữa can vượng huyết táo, loa lịch cứng rắn, Hạ khô thảó, Dương quy, Bạch thược, Huyền sâm, ô dược, Triết bối, Cương tàm, Côn bố, Cát cánh, Trần bì, Xuyên khung, Cam thảo, Hương phụ, Hồng hoa, các vị cho vào ấm đất sắc đặc, lọc bỏ bã, lại đổ nưóc cốt vào ấm đất cho thêm mật ong vào đun nhỏ lửa cô đặc thành cao, mỗi lần uống một thìa canh, hòa với nước sôi để uống.
Tham khảo:
Trừ những thực vật luôn luôn xanh tốt ra, còn lại phần nhiều cây mùa xuân thỉ xanh tươi, mùa đông thì khô héo, duy chỉ co’ Hạ khô thảo mùa đông thì xanh tươi, mà hạ thì khô héo. Từ – Linh – Thai (tên là Từ – Đại – Thung, người huyện Ngô Giang đời nhà Thanh) cho ràng chữa bệnh bằng khí hậu. Câu no’i rất đúng.