Ngải cứu (y thảo)

Artemisia vulgarisL.,họ Cúc (Asteraceae)

Ngải cứu (y thảo)

Ngải cứu (y thảo)

Bộ phận dùng: Lá phơi khô, càng để lâu càng tốt gọi là ngải diệp

Tính vị quy kinh: Đắng, ôn – Can, tỳ, thận

Công năng chủ trị: Ôn trung trừ hàn, điều kinh an thai, cầm máu

* Lá khô:

Chữa đau bụng do lạnh

Chữa kinh nguyệt không đều, an thai do tử cung hư hàn hoặc do phong hàn gây động thai

Sao cháy trị thổ huyết, chảy máu cam, băng huyết, rong kinh rong huyết do tỳ hư. Ngải nhung làm mồi cứu

* Lá tươi

Chữa cảm mạo: Sao nóng với rượu, gừng, đánh dọc sống lưng (đánh gió)

Chữa đau do chấn thương, đau lưng cấp, đau thần kinh do lạnh: Sao nóng, thêm chút muối hoặc dấm, đắp vào chỗ đau

Bổ huyết, chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu, mệt mỏi: Luộc nấu canh ăn với trứng gà

Liều dùng – cách dùng: 4 – 8gkhô 30 – 50gtươi/24h sắc, cao lỏng, đắp ngoài

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.