Sài hồ

Radix Bupleuri

Dùng rễ cây sài hồ Bupleurum chinense DC. Họ Hoa tán Apiaceae.

Tại Việt Nam hiện nay một số nơi dùng rễ cây lức hoặc rễ cây cúc tần, họ Cúc – Asteraceae làm sài hồ nam, cần chú ý tránh nhầm lẫn.

Tính vị : vị đắng, tính hàn.

Quy kinh: vào kinh can, đởm, tâm bào, tam tiêu.

Tác dụng của Sài Hồ:

Thoái nhiệt (giảm sốt), thư can, thăng dương.

Chủ trị của Sài Hồ:

Chữa cảm mạo nhưng bán biểu bán lý; có thể dùng bài tiểu sài hồ thang.

Giải cảm nhiệt, dùng với bệnh nhân sốt do cảm mạo.

Chữa sốt rét; có thể dùng sài hồ, thường sơn, thảo quả.

Sơ can giải uất do can khí uất kết gây ra các chứng suy nhược thần kinh, hoa mắt, chóng mặt, đau tức ngực sườn, bế kinh, thống kinh. . .

Chữa loét dạ dày – tá tràng, ỉa chảy (đông y gọi là can tỳ bất giao hay can khắc tỳ)

Có tác dụng thăng dương để chữa các chứng sa giáng do khí hư sinh ra; dùng bài bổ trung ích khí.

Liều dùng: 8 – 16g/ ngày.

Kiêng kỵ : Những người âm hư hoả vượng, nôn lợm, ho đầu đau căng không nên dùng.

Do có chất saponin có tính chất kích thích; vì thế khi dùng liều cao có thể gây nôn lợm.

Chú ý:

Tác dụng dược lý: vị thuốc có tác dụng hạ nhiệt, do đó trên lâm sàng thường dùng tốt với các chứng sốt mà nhiệt độ thường chênh lệch 1°C giữa sáng và chiều hoặc chứng hàn nhiệt vãng lai.

Tác dụng kháng khuẩn: Thuốc có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của ký sinh trùng sốt rét và trực khuẩn lỵ Sh. shiga.

Khi dùng chữa sốt nói chung, sài hồ được tẩm với miết huyết (máu ba ba ).

Bài trướcThăng Ma
Bài tiếp theoPhù Bình (Bèo Tấm Tía)

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.