Sơn Đậu Căn: Tác dụng chữa bệnh, kiêng kỵ và liều dùng – 山豆根
Tên dùng trong đơn thuốc:
Sơn đậu căn.
Phần cho vào thuốc:
Rễ.
Bào chế:
Rửa sạch thái phiến .dùng.
Tính vị quy kinh:
VỊ đắng, tính hàn. Vào ba kinh: tâm, phế, đại tràng.
Công dụng:
Tả nhiệt, giải độc, tiêu sưng, khỏi đau.
Chủ trị:
Chữa họng đỏ sung đau, nóng thuộc phế nhiệt thực hỏa, gặp tính đắng thì giáng xuống, làm cho khí trong lành (thanh túc) ở phế đi xuống, hòa ở phế cũng xuống theo, cho nên có thể chữa được đau họng.
Ứng dụng và phân biệt:
Sơn đậu căn và Mã bột đều là vị thuốc thường dùng chữa đau họng. Song Mã bột nhẹ và thanh hay về đi lên và thấu ra ngoài, khiến cho nhiệt ở phế từ trong qua đường miệng mũi đi ra ngoài. Sơn đậu căn đắng hàn, hay về trầm giáng, khiến cho nhiệt tà ở phế từ trên đi xuống rồi theo hai đường đại, tiểu tiện mà ra ngoài.
Kiêng kỵ:
Người đau họng thuộc hư hỏa chớ dùng.
Liều lượng:
Một đồng năm phân dến ba đồng cân.
Bài thuốc ví dụ:
Bài Cầm sơn đậu cặn tán (Vĩnh loại kim phương) có thể chữa đờm tắc ở cỏ họng, nước dãi, uống vào khỏi ngay.
Sơn đậu cãn mài với dấm rồi ngậm hoặc lấy lông cánh gà sạch chấm thuốc bôi vào trong cổ họng.
Tham khảo:
Sơn đậu căn. chữa đau họng thuộc chứng thực đại nhiệt. Nếu đau họng do phong tà từ ngoài xâm nhập nên dùng thuốc tân lương (cay mát) đô’ khai thông, không được cho uống sớm vị thuốc này để tránh ức chế tà khí bế tắc ở trong, làm đau tăng lên.