THUỐC BỔ DƯỠNG CỦA ĐÔNG Y CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ?
Từ những vị thuốc có thể bổ sung được sự thiếu hụt về khí huyết âm dương của cơ thể người ta, khiến khí huyết dần dần đầy đủ, âm dương được thăng bằng, từ dó có thể điều trị được các chứng hư, thì đều gọi là thuốc bổ dưỡng. Trên lâm sàng loại thuốc này nói chung được dùng nhiều đối với người bệnh mà bệnh tà đã hư, cơ thế tương đối suy nhược. Nếu người bệnh mà chính khí còn chưa hư, thì không nàn dùng sớm loại thuốc này để tránh xẩy ra giữ tà lại mà dẫn đến bệnh tình ngày càng tăng lên. Nhưng nếu tà tuy chưa hết mà chính khí đã hư trước rồi, nên căn cứ vào tình hình mà cho thuốc bổ để bổ sung chính khí, tăng thêm sức đê kháng của người bệnh đối với bệnh tà, nhằm đạt được hiệu qùa chữa bệnh. Do chính là cái ý “phù chính thác tà” .
Chứng hư có sự khác nhau về khí hư, huyết hư, âm hư, dương hư, thuốc bổ dưỡng cũng nhằm vào các chứng hư khác nhau đó mà chia ra bốn loại lớn là bổ khí, bổ huyết, dưỡng âm, trợ dương. Trong thuốc bổ lại chia ra thuốc bình bổ cớ tính chung và một số vị thuốc chuyên bổ tạng khí nào đó.
Thuốc bô’ khí nói chung có công năng phù chính khí thắng tà khí, tính chất tương đối hòa bình, dùng cho người bệnh chưa co’ hàn nhiệt rõ ràng mà lại có những hiện tượng suy nhược, như chân tay mệt mỏi rã rời, thiếu hơi lười nói, động làm việc gì là thở hổn hển, ngủ không yên giấc, đầu váng hay quên, gày yếu, đại tiện lỏng, nặng nữa có thể xuất hiện triệu chứng khí hư bạo thoát, mạch vi muốn tuyệt hoặc ngất xỉu mất máu qúa nhiều. Thuốc bổ huyết thường dùng cho sau khi để ra máu qúa nhiều, bên ngoài bị thương chảy máu, thổ huyết, trĩ lậu chảy máu và các triệu chứng xuất huyết mạn tính mà có huyết hư như mệt mỏi, móng chân móng tay đều trắng bệch, choáng váng, tai ù, trống ngực hồi hộp, chân tay rời rã, đàn bà con gái thì kinh nguyệt ra qúa nhiều.
Thuốc dưỡng âm thì cố công hiệu dưỡng âm, bổ tân dịch, thích hợp với chứng bệnh âm hư. No’i chung người bị âm hư thường biểu hiện người gày, nét mặt tiều tụy, ủ rũ, miệng khô họng ráo, triều nhiệt (sốt nóng có giờ) ra mồ hôi trộm, hoặc ho, di tinh v.v… Thuốc trợ dương, trên lâm sàng thì dùng cho những triệu chứng hư hàn do dương hư sinh ra, như mạch trầm trì, sợ lạnh, chân tay thường lạnh, tỳ vị yếu, đại tiện đi lỏng, tiểu tiện đi trong và đẫy chỗ, ngang lưng, đầu gối đau mỏi ê ấm, dương nuy (liệt dương), tinh ra sớm (tào tiết, vừa mới giao hợp hoặc chưa kịp giao hợp tinh dịch đã ra). Những triệu chứng này đều nên dùng thuốc ôn bổ đó ôn trung tán hàn.
Biểu hiện của bốn chứng hư, khí, huyết, âm, dương và mức độ hư nhược tuy mỗi loại có khác nhau song lại không thể phân tách được dứt khoát. No’i chung khi bị chứng khí hư thường có thể xuất hiện tình trạng dương hư. Người bị huyết hư nghiêm trọng cũng có kèm theo ốm hư. Đồng thời theo lý luận Trung y thì âm là bản thể (tính chất), dương là tác dụng, dương thắng thì âm cũng trưởng, ầm hư thì dương không bền, cho nên khi âm hư cúng có thê’ dẫn tới dương hư. Điều này đă nói rõ khí huyết âm dương trong cơ thể người ta có quan hệ mật thiết với nhau: Bổ khí và trợ dương, bổ huyết và dưỡng âm thường có tác dụng tương hỗ, thuốc trợ dương phân nhiêu có tác dụng bô’ khí, thuốc dưỡng âm phần nhiều có còng năng bổ huyết. Và lại huyết theo khí hành, (huyết đi theo khí), khí thấy hiện tượng khí huyết cùng thiếu hoặc âm dương đều hư. Vì vậy, khi cần dùng loại thuốc bô’ dưỡng, nên có quan niệm chỉnh thể, suy xét toàn diện, mồi có thê’ đạt được mục đích bổ dưỡng cái gì bị thiên lệch, cứu lấy cái gì bị tổn thất.
Thuốc bổ khí và thuốc trợ dương phần nhiều dùng thuốc ôn nhiệt, nếu chính khí chưa hư, thấp nhiệt thực tà, hoặc âm hư hòa vượng thì không nên sử dụng. Thuốc bổ huyết và thuốc dương âm dược tính phàn nhiều là hàn lương dính nhớt, nếu dương hư âm thịnh, tỳ vị hư nhược thl nên kiêng dùng.