Bệnh chứng của kinh Tâm
心經的病症
Thiên Kinh mạch sách Linh Khu nói: “Thị động trì sinh đau Tim, họng khô khát muốn uống nước, các triệu chứng trên gọi “Tý quyết” là Tâm chủ gây bệnh vậy, Mắt vàng, sườn mé trong phía sau cánh tay đau mà quyết và lòng bàn tay quặn đau”.
Tâm kinh nếu như có biến động khác thường thì các bộ vị đường kinh đi qua sẽ xuất hiện các bệnh chứng tương ứng. Thường thấy các chứng như:” Yết hầu khô ráo, ngực đau, miệng khát muốn uống nước và còn có thể làm cho khí huyết trở ngại, như phía trước cánh tay mỏi, tê dại, quyết lạnh”.
I- Tâm với các tạng phủ khác:
Con người là một chỉnh thể hữu cơ thống nhất Tâm là đại chủ của năm tạng sáu phủ với các tạng phủ khác có mối liên hộ vồ cùng mật thiết.
1 – Tâm với Can:
Quan hệ Tâm với Can chủ yếu là bao quát ở hai phương:”Một là mối quan hệ huyết dịch tuần hoàn và điều tiết huyết lượng. Tâm chủ huyết, tức là Tâm chủ trì tuần hoàn huyết dịch, “Can tàng huyết” tức là tạng Can có thể tích chứa huyết dịch và điều tiết huyết lượng, ở tình huống sinh lý bình thường, nếu như Tâm huyết đầy đủ, huyết dịch tuần hoàn bình thường, tức là công năng Tâm chủ huyết bình thường, Can cũng sẽ có thể phát huy đầy đủ tác dụng tàng chứa huyết dịch và điều tiết huyết lượng. Ngoài ra, Can công năng tàng trữ và điều tiết bình thường, cũng có thể khiến cho Tâm huyết dồi dào, tạng Tâm có thể chủ trì huyết dịch tuần hoàn bình thường. Có thế thấy Tâm chủ huyết với Can tàng huyết trên sinh lý là hiệp điều lẫn nhau và tác dụng lẫn nhau, ở trạng thái bênh lý, nếu như một bên xuất hiện biến đổi bệnh lý thì bên kia cũng sẽ phát sinh biến đổi. Nếu như Tâm huyết bất túc, sẽ dẫn đến sự tàng huyết của Can bất túc mà hình thành chứng Can huyết hư.
Can huyết hư thì có thể dẫn đến nguồn cung cấp huyết bất tức, Tâm huyết cũng từ đó mà suy thiểu xuất hiện chứng Tâm huyết hư. Cho nên trên lâm sàng thường có các chứng hậu Tâm huyết bất túc như Tầm hoảng hồi hộp, sắc mặt không tươi, hoa mắt chóng mặt, móng chân tay không tươi, chân tay run rấy v.v. Các chứng hậu của Can huyết hư đồng thời xuất hiện mà biểu hiện ra Tâm Can huyết hư.
Hai là biểu hiện trên quan hệ Tâm chủ về thần khí và Can chủ sơ tiết. Tâm chủ thần chí cũng là Tâm chủ quản lý về tinh thần, ý thức tư duy hoạt động ở trạng thái sinh lý bình thường, Can chủ sơ tiết có thể giúp đỡ cho công năng Tâm chủ thần chí, công năng sơ tiết của Can bình thường, thì Can khí điều đạt, huyết khí hoà thuận, tâm tình thư sướng; Công năng sơ tiết của Can thất thường thì khí cơ không đều mà uất trệ cũng sẽ có thể xuất hiện ấm ức không vui, hay nghi, tư lự và biến đổi về phương diên tình chí. Trái lại, tình chí uất ức, Tâm thần không an cũng có thể dẫn đến Can khí uất kết xuất hiện các chứng ngực phiền, bụng chướng, sườn đau.”
Do bởi Tâm và quan hệ mật thiết ở phương diện tình chí, cho nên tình chí bị tổn thương phần nhiều thấy các bệnh chứng của Tâm và tình chí tổn thương, đa phần là hoá hoả thương âm. Cho nên, trên lâm sàng thường thấy các chứng như: Tâm Can huyết hư, Tâm Can hoả vượng…
Trái phương diện ngũ hành chuyển biến, Tâm thuộc hoả, Can thuộc mộc, bởi vì Can mộc có khả năng sinh Tâm hoả, sở di cả hai có quan hệ cấu thành mẫu tử, dưới tình huống bình thường, cả hai dựa vào sự sống của nhau, chế ước lẫn nhau, ở tình huống bệnh lý cũng ảnh hưởng lẫn nhau, về phương diện chuyển biến ngũ hành, chủ yếu là biểu hiện bệnh hoả liên luỵ tới mộc, hoả suy mộc bệnh, mộc vượng sinh hoả, với mộc không thắng hoả gồm bốn phương diện.
-Hoả bệnh cập mộc:
Là chỉ Tâm khí thái quá mà liên luỵ tới Can, cũng gọi là bệnh của con liên luỵ tới mẹ. Như tà nhiệt nhập vào Tâm, thần minh bị quấy rối, không chỉ thấy các chứng trạng của bệnh Tâm như mặt đỏ thở thô, tinh thần hôn mê nói sảng, vả lại còn có thể thấy các chứng trạng của Can kinh như tứ chi co rút uốn ván, hai mắt trông ngược. Sau đó sẽ là Tâm hoả quá thịnh dẫn động Cạn phong, tức là do nhiệt cực sinh phong gây ra, Đó là loại bệnh chứng Tâm Can hoả vượng ở trong ngoại cảm nhiệt bênh càng hay gặp. Bởi vì bệnh của can mắc trước, điều trị chủ yếu nên bẻ gẫy cái Tâm hoả, thanh Tâm khai khiếu làm chủ, kèm theo thuốc mát Can dẹp phong làm phù trợ.
-Hoả suy mộc bênh:
Là chỉ khí huyết của Tâm bất túc mà bệnh liên luỵ với Can, cũng gọi là bệnh của con ăn trộm khí của mẹ. Trên lâm sàng thường thấy chứng Tâm Can huyết hư là thuộc loại này. Tâm chủ huyết, Can tàng huyết, Tâm huyết bất túc, Can không cổ gì để chứa vì thế mà Can mộc không đầy đủ, trên lâm sàng thường thấy các chứng trạng Tâm thần mất sự nuôi dưỡng như: Hồi hộp, mất ngủ hay mê, sắc mặt kém tươi… và gân mạch co quắp, tô dại bất nhân, thậm trí chân tay run rẩy, thị lực giảm sút, móng chân tay không hồng, kinh nguyệt lượng ít v.v, Do Can huyết suy hư, tạng khí đồng thòi biểu hiện mất sự nuôi dưỡng. Bệnh thuộc bất cập, hư thì phải bổ, là vì con trộm khí của mẹ cho nên chủ yếu là bổ dưỡng Tâm huyết và dùng các vị thuốc tư âm nhu Can để hỗ trợ ; Bệnh hoả liên luỵ tới mộc với hoả suy làm cho mộc mắc bệnh, tuy nhiên đều là con mắc bênh làm liên luỵ tới mẹ, nhưng loại trên là con thực liên luỵ tới mẹ, và loại dưới là con hư trộm khí của mẹ, cả hai là một hư, một thực, phép điều tri khác nhau rất xa.
-Mộc vượng sinh hoả:
Là chỉ Can khí thái quá, bệnh của mẹ liên luỵ tới con. Can là tạng cứng cỏi, thể âm mà dụng dương, tính của nó là dễ thăng dộng; Tâm là tạng hoả, đồng thực nhiệt, Can hoả thượng viêm như phiền táo dễ cáu giận, sườn chướng đau, miệng đắng, mắt đỏ, mạch Huyền Sác, lại có thể biểu hiện các chứng như Tâm phiền, mất ngủ, hay cáu giận, thậm chí leo cao ca hát, cỏi bỏ quần áo mà chạy, chửi mắng phát cuồng… Nguyên nhân bệnh là do Can khí hữu dư, Can hoả quấy rối lên Tâm gây ra, điều trị nên thanh Can tả hoả, giải uất an thần, mới có thể chữa được cả mẹ lẫn con.
-Mộc không sinh hoả:
Là chỉ Can khí bất cập mà bệnh liên luỵ tới Tâm, gọi là bệnh mẹ liên luỵ tới con. Nếu như Can huyết bất túc thì Đởm hư, Đỏfm hư khí khiếp thì hay sợ hãi, phần nhiều dần đến Tâm thần không yên, tức là cái ý mộc không sinh hoả là vì Can huyết thiếu không thể giúp đỡ được Tâm huyết mà dẫn đến Tâm thần mát sự nuôi dưỡng. Bệnh này thuộc hư, hư thì bổ mẹ, nện bổ Can huyết làm chủ yếu kết hợp với an Tâm thần.
Theo:”Trung Y tạng tượng học”.