TẠNG TÂM VỚI KINH LẠC

心脏與经给

TẠNG TÂM VỚI KINH LẠC
TẠNG TÂM VỚI KINH LẠC

1-Đường tuấn hành kinh mạch của Tâm:

Túc tý thập nhất mạch cứu kinh nói: “Túc Thiếu âm (ôn mạch) theo phía dưới gân (liêm) đi ra phía trong mé dưới bắp tay (liêm) đi ra nách (dịch) và đi xuống dưới sườn.
Âm dương thập nhất mạch cứu kinh nói; “Tý Thiếu âm mạch (mạch) bắt đầu từ khoảng giữa hai xương cánh tay, phía dưới xương và gân da phần âm phía trong bắp. Thiên Kinh mạch sách Linh Khu nói: “Mạch của Thủ Thiếu âm Tâm bắt đầu từ trong Tâm đi ra thuộc vào Tâm hệ xuống cách liên lạc với Tiểu trường, nhánh của nó từ Tâm hệ đi kèm theo họng tới mắt. Một nhánh nữa lại từ Tâm hệ di lên Phế đi xuống dưới nách, đi xuống men theo phía trong bắp tay qua phía sau của Thiếu âm Tâm chủ. Xuống phía trong khuỷu theo cơ bắp phía trong mé sau bắp tay tới Nhuệ cốt ở ven phía sau bàn tay, vào bắp ở phía sau bàn tay men theo phía trong ngón tay út đi ra cạnh ngón tay.

-Đường tuần hành của Thủ Thiếu âm Tâm kinh:

Thủ Thiếu âm Tâm kinh chủ yếu phân bố ở mé sau mặt trong chi trên. Bắt đầu từ trong Tâm, đi ra phía sau phụ thuộc vào Tâm hộ, hướng xuống dưới xuyên qua hoành cách đến với huyệt Hạ quản, liên lạc với Tiểu trường.
Mạch nhánh của nó từ Tâm hệ tách ra kèm theo đường thực đạo đi lên, qua vào bê sâu vùng mạch nối liền với mục hệ.
Đường mạch đi thẳng từ Tâm hộ tách ra lùi về sau đi lên qua Phế, lại hướng xuống dưới nách theo bế nông (huyệt Cực tuyến), men theo mặt sau phía trong chi trên, qua khuỷu tay và cổ tay đi vào cạnh nhuệ cốt ở phía sau bàn tay; Từ phía sau bàn tay vế phía trong đi thẳng đến bên cạnh ngón tay út (huyệt Thiếu xung) giao với Thủ thái dương Tiểu trường kinh.

TẠNG TÂM VỚI KINH LẠC
TẠNG TÂM VỚI KINH LẠC

2 – Lạc mạch của Tâm kinh:

Thiên kinh mạch – Linh Khu nói: “Đường biệt của Thủ Thiếu âm, gọi là Thông lý ai qua cổ tay 1,5 thốn tách ra đi lên, theo đường kinh vào trong Tâm, buộc vào gốc lưỡi thuộc vào mục hộ. Phát bệnh thuộc thực thì bị ngăn cách như nấc. Nếu bệnh thuộc hư thì không nói được,lấy huyệt ở sau bàn tay một thốn, tách ra đi theo đường kinh Thái dương”.
Mạch kinh lạc của Tâm là kinh mạch có chia nhánh. Đi theo bộ vị so với kinh mạch nông hơn, không có con đường tuần hành nhất định; Lạc mạch có biệt lạc, lạc nổi có phân chia với tôn lạc, trong đó biệt lạc lớn hơn và là lạc mạch chủ yếu.
Đường lạc Thủ Thiếu âm, gọi là Thông lý noi phía sau khớp cổ tay một thốn, chia nhánh đi lên, men theo bản kinh tiến vào trong Tâm, hướng lên liên hệ với bộ phận gốc lưỡi, quy thuộc vào phía sau mắt, liên hộ với vùng não. Đường lạc này đi theo hướng kinh lạc của Thủ Thái dương Tiểu trường.

3 – Du huyệt của Tâm kinh:

Kinh huyệt của kinh Tâm phân bố ở dưới nách đi lên cạnh bàn tay và chi trên men theo xương quay và ven bên cạnh ngón tay út; bắt đầu từ huyệt Cực tuyền, cuối cùng là huyệt Thiếu xung, hai bên trái phải đều có 9 huyệt.

3.1. Huyệt Cực tuyền:

-Xuất sứ: Châm cứu giáp ất kinh
-Tên khác: Dĩ nội – (Thánh tế tổng lục)
-Vị trí huyệt và cách lấy huyệt: ở giữa hố nách; Huyệt ở nơi mạch đập của động mạch hố nách.
Chủ trị: Đau Tim khó thở, hồi hộp, đoản hơi, nôn khan, đau liên sườn, họng khô miệng khát, mắt vàng, loa lịch, cánh tay và khuỷu tay lanh đau, tứ chi không cất nhắc được, vai và cánh tay đau, thiếu sữa, đau thắt vùng tim, viêm màng tim, kết hạch lâm ba ở hố nách, viêm khớp vai.

TẠNG TÂM VỚI KINH LẠC
TẠNG TÂM VỚI KINH LẠC

3.2 – Huyệt Thanh linh:

Xuất sứ: Thái bình thánh huê phượng
-Tôn khác: Thanh linh tuyển
-Định vị và cách lấy huyệt: Gập khuỷu tay vạch một đường thẳng từ huyệt Cực tuyền thẳng xuống huyệt Thiếu hải, từ huyệt Thiếu hải thẳng lên ba thốn để lấy huyệt.
-Chủ trị: Đau đầu, rét run, mắt vàng, đau sườn, vai và cánh tay đau, đau thần kinh liên sườn, viêm quanh khớp vai, viêm khớp khuỷu, viêm hạch lâm ba hố nách.

3.3-Huyệt Thiếu hải:

-Xuất sứ: Châm cứu giáp ất kinh
-Tên khác: Khúc tiết
-Định vị và lấy huyệt: Gập khuỷu tay huyệt ồ ven phía trong nếp gấp khuỷu tay phía trên khớp xướng cẳng tay, huyệt ờ chính giữa
-Chủ trị: Đau Tim, cánh tay, khuỷu tay co đau, loa lịch, đau đẩu gáy, đau sườn và hố nách, điên cuồng mất ngủ, nóng rét, đau răng, hoa mắt, run rẩy thần kinh suy nhược, đau thần kinh liên sườn, chứng tinh thần phân liệt, viêm hạch lâm ba, viêm thần kinh xương quay.
-Xuất sứ: Linh Khu kinh mạch
-Tên khác:Thông lý (Giữ lý viết khác)
-Đính vị và cách lấy huyệt: Huyệt ở phía trên nếp nhăn ngang cổ tay 1 thốn, gập cơ khuỷu cổ tay xương trụ và ở bôn cạnh xương quay để lấy huyệt.
-Chủ trị: Hồi hộp, sợ sệt, chóng mặt, hoa mắt, yết hầu xưng đau, câm đột ngột, lưỡi cứng không nói được, cổ tay và cánh tay đau, di niệu, mất ngủ, bệnh Histeria, mất tiếng, thần kinh suy nhược, cơ lưỡi tê đại, cấp tính đau thần kinh xương trụ, thần kinh xương trụ tê đại.

3.6 – Huyệt Âm khích:

-Xuất sứ: Châm cứu giáp ất kinh

-Tên khác: Thiếu âm khích
-Định vị và lấy huyệt: Phía trên nếp nhăn cổ tay 5 phân, gập cơ xương trụ với xương quay ở cổ tay để lấy huyệt.
-Chủ trị: Tâm thống, sợ sột, cốt chưng triều nhiệt, mồ hôi trộm, thổ huyết, nục huyết, câm đột ngột, sợ lạnh, đau vùng Vị quản, hoắc loạn, loạn nhịp tim, thần kinh suy nhược, lao hạch.

3.7- Thần môn:

Xuất xứ: Châm cứu giáp ất kinh
-Tèn Khác: Đoài cốt, Đoài xung, Trung đô, Nhuệ trung
-Định vị và lấy huyệt: Nếp nhăn nằm ngang ở cổ tay cạnh xương quay, gập cơ ở cổ tay xương quay có chỗ lõm cạnh xương trụ lấy huyệt.
-Chủ trị: Đau ngực, Tâm phiền, hồi hộp, sợ sột, mất ngủ, hay quên, điên cuồng, đau ngực sườn, mắt vàng, lòng bàn tay nóng, chứng không có mạch, tê dại cơ lưỡi.

3.8 – Thiếu phủ:

-Xuất sứ: Châm cứu giáp ất kinh
-Đinh vị và lấy huyệt: Ở khoảng xương bàn tay thứ tư và thứ năm, nắm tay lại huyệt ờ ven ngón tay út với ngón tay vô danh giáp nhau.
-Chủ trị: Hổi hộp, đau ngực, tiểu tiện không lợi, di niệu, ngứa bộ phận sinh dục, ngón tay út co đau, lòng bàn tay nóng.

3.9.Thiếu xung:

– Xuất sứ: Châm cứu giáp ất kinh
-Tên khác: Kinh thuỷ,
-Định vị và lấy huyệt: Huyệt ờ”bên cạnh góc móng ngón w tay út ỉ phân
– Chủ trị; Hổi hộp, đau Tim, đau ngực sườn, điên tật, bệnh nhiệt hôn mê, trúng phong, phổi đầy, họng khô, tay co không duỗi được, đau lan toả tới khuỷu và nách, viêm cơ tím, viêm màng tim, nhịp tim quá nhanh tùng đợt.

4 – Kinh Tâm với các kinh mạch khác:

Kính Tâm với các kinh mạch khác có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, Thủ Thiếu âm Tâm kinh ò ngón tay (huyệt Thiếu sung) giao tiếp vói Thủ Thái dương Tiểu trường kinh, cả biểu lý với nhau. Lạc mạch của Tâm kinh là Thông lý hợp vào Tiểu trường kinh, lạc mạch của Tiểu trường kinh là Chi chính hợp vào Tâm kính, Hai kinh Tâm và Can đều tuần hành phân bố ở vùng ngực sườn, kinh Tâm và Can đều đi đến yết hầu, buộc vào gốc lươi, thuộc vào mất. Sách Linh Khu nóí; “Biệt củạ Thủ Thiếu âm, theo đường kinh vào trong Tâm, buộc vào gốc lưỡi, thuộc vào mục hệ”. Lại nói “mạch của Túc quyết âm Can phân bố ở ngực sườn, sau khi qua yết hầu, hàm ếch, liên hệ với mắt”. Kinh Túc Thái âm Tỳ với kinh Thủ Thiếu âm Tâm giao tiếp ở trong Tâm. Kinh Túc Thái âm Tỳ một nhánh tách ra từ Vị đi lên thông qua cách, trực tiếp rót vào trong Tâm. Hai là kinh Tâm Tỳ còn có mối liên hệ rộng rãi thông qua kinh cân hoặc kinh biệt. Nhu kinh biệt của kinh Tâm, sau khi tách ra từ hai gân của hố nách, đi vào trong ngực thuộc vào với Tâm. Biệt lạc của nó chia ra men theo bản kinh đi vào trong Tâm. Ngoài ra hai kinh Tâm Tỳ còn có mối quán thông với họng, lưỡi và mắt. Kinh mạch của Tâm và Phế đều phân bố ở trên cánh tay mé trong và vùng ngực sườn, Tâm kinh bắt đầu từ trong Tâm đi ra thuộc vào Tâm hệ, đi thẳng theo Tâm hộ đi ra lùi xuống rồi vồng lổn qua Phế. Hai kinh Tâm và Thận đểu tuần hành vào hung cách, giót vào Phế, hiệp vào yết hầu, liên lạc vào gốc lưỡi v.v. Kinh lạc của hai kinh này thông với nhau, quan hộ vô cùng mật thiết. Tâm kinh ngoài mối giao tiếp trực tiếp giữa bản kinh và các kinh khác, lại còn thông qua bát mạch kỳ kinh và quan hộ phát sinh với các kinh khác, bối vì trong quá trình bát mạch kỳ kinh tuần hành, cùng với các kinh khác giao thoa tương hỗ, nhự thế khiến cho Tâm kinh và các kinh khác có sự tồn tại và mối liên hộ chặt chẽ với nhau.

TẠNG TÂM VỚI KINH LẠC
TẠNG TÂM VỚI KINH LẠC

Theo “Trung Y tạng tượng học”.

Bài trướcTạng Tâm với Đất đai khu vực
Bài tiếp theoBệnh chứng của kinh Tâm

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.