Tỳ, vị khí hư (Tỳ vị hư nhược, trung khí bất túc)

Triệu chứng: Mặt vàng, uể oải, ăn uống mất ngon, bụng trên đau hoặc buồn bằn, thích bóp nắn, bụng chướng, thở có rên, nôn chua, phân nát, lưỡi nhạt, chậm hoặc có ngấn răng, rêu lưỡi trắng, mạch hư. Nếu tiếng nói trầm, đoản hơi, cử động có cảm giác khí trụt xuống, hoặc sa dạ dày, sa thận, sa dạ con là phần khí càng hư gọi là trung khí hạ hãm (tỳ khí bị hãm ở dưới).

Nếu như khí tỳ, vị đều hư, có thể xuất hiện các chứng xuất huyết hoặc phát nhiệt (sốt cao).

Nếu như tỳ, vị khí hư, can khí phạm vị sẽ đau vùng dạ dày, sườn bụng chướng đau, ợ chua hoặc sôi bụng, ỉa chảy, rêu lưỡi trắng trơn, mạch huyền, đây là chứng can vị bất hoà.

Bệnh lý:Tỳ vị khí hư sẽ uể oải, ăn ít, bụng đau, ưa sờ nắn, phân nát, mạch hư. Tỳ, vị hư quá nặng, sức thăng đề không đủ, làm cho nội tạng sa xuống, ngắn hơi, tiếng nói trầm. Do tỳ, vị khí hư, kém ăn dẫn đến khí huyết đều hư; tỳ không thống huyết sẽ gây nên xuất huyết, cũng có thể không xuất huyết mà phát nhiệt, loại này không do ngoại cảm mà là “nội thương phát nhiệt”.

Can đối với tỳ là quan hệ khắc chế và bị khắc chế, can khí hoành nghịch ([1])sẽ khắc chế tỳ, vị, gây nên bệnh ở hệ thống tiêu hoá; tỳ vị hư nhược cũng dễ dẫn đến can khí phạm vị mà xuất hiện các chứng can vị bất hoà.

Phép chữa:Tỳ, vị khí hư nên kiện tỳ, bổ khí, dùng Tứ quân tử khang gia giảm, hoặc dùng Tiểu kiện trung thang. Trung khí bất túc nên thăng đề bổ khí, dùng Bổ trung ích khí thang. Tỳ vị khí huyết đều hư nên kiện tỳ, bổ khí huyết bằng Quy tỳ thang. Nếu can vị bất hoà nên sơ can kiện tỳ tiêu giao tán gia giảm.

Loét dạ dày tá tràng do tỳ vị hư nhược dùng Tứ quân tử thang gia giảm, hoặc Hải phiêu tiêu hay Hoàng kỳ kiện trung thang; sa dạ dày, dạ con, trực tràng, dùng Bổ trung ích khí thang gia châm cứu; bệnh về huyết dịch như kinh nguyệt quá nhiều do tỳ hư không thống huyết dùng “Quỳ tỳ thang” gia thêm thuốc chỉ huyết. Chứng thần kinh dạ dày, viêm gan mãn tính thuộc can vị bất hoà dùng Tiêu dao tán gia thêm Đảng sâm.

Có một số chứng phát nhiệt chưa rõ nguyên nhân, khi biện chứng có tỳ vị hư nhược, thiên về khí hư có thể dùng Bổ trung ích khí; khí huyết đều hư Quy tỳ thang. Phép chữa này gọi là cam ôn trừ nhiệt (trừ nhiệt bằng vị ngọt, ấm).

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.