ĐIỂM MẤU CHỐT TRONG TƯƠNG THÔNG GIỮA Y VÀ DỊCH

Tiêu điểm trong tương thông giữa Y và Dịch biểu hiện ở chỗ cùng hình thức tư duy, chủ yếu tập trung thể hiện các mặt quan niệm vận động, quan niệm chỉnh thể và quan niệm cân bằng.

Tiêu điểm trong tương thông giữa Y và Dịch biểu hiện ở chỗ cùng hình thức tư duy, chủ yếu tập trung thể hiện các mặt quan niệm vận động, quan niệm chỉnh thể và quan niệm cân bằng.

Tương thông trong quan niệm vận động

Điều nhấn mạnh của Chu dịch là xoay vần. Hiện nay có học giả nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết quan niệm xoay vần Chu dịch với tư duy Đông Y, Lưu Trường Lâm nêu lên Chu dịch ẩn chứa quy luật xoay vần. Cái gọi là xoay vần, chỉ vũ trụ tồn tại quy luật vận động xoay tròn, 64 quẻ Chu dịch là một vòng tròn lớn, 6 hào của một quẻ là một vòng tròn nhỏ, tất cả đều tuần hoàn theo vòng tròn. Như Dịch – Thái quái viết: “ Không có bằng thì không có dốc, không có đi thì không có về”. Dịch – Hệ từ viết: “Đi về không cùng gọi là thông”, “ mặt trời lặn thì mặt trăng mọc, mặt trăng lặn thì mặt trời mọc, mặt trăng mặt trời có đổi vị trí cho nhau, mùa lạnh trôi qua thì mùa hè lại đến, hết mùa nóng lại đến mùa lạnh, mùa nóng lạnh đuổi nhau mà thành năm”… đều phản ánh hiện tượng xoay vần. Thái cực đồ có thể nói là bức tranh thu nhỏ của sự xoay vần hàm chứa vòng tuần hoàn. Xoay vần Chu dịch là một loại tuần hoàn động thái, tất cả đều đi và về mang tính chu kỳ, quy luật này có ảnh hưởng quan trọng đối với lý luận Đông Y. Trước hết quan niêm xoay vần đã đặt trên cơ sở cho quan niệm chỉnh thể là chỉnh thể tròn, quan niệm chỉnh thể thực tế là một thể hiện vòng tròn. Mà học thuyết Âm dương ngũ hành càng thẩm thấu quan điểm xoay vần, như tác dụng hỗ tương của âm dương, chế ước sinh khắc của Ngũ hành… đều là hiện tượng xoay vần. Y học thời gian Đông y cũng là sự phản ánh cụ thể của qui luật xoay vần trong tuần hoàn Chu dịch.

Tương thông trong quan niệm chỉnh thể

Y học tam duy về con người, tự nhiên và xã hội của Đông Y, bắt nguồn từ quan niệm Tam duy về con người, tự nhiên và xã hội của Chu dịch. Thực chất của quan niệm Tam duy là quan niệm chỉnh thể, quan niệm chỉnh thể là hạch tâm hệ thống luận, hệ thống luận nguyên thuỷ của Nội kinh cũng bắt nguồn từ hình thức hệ thống Chu dịch, hệ thống luận là lý luận nắm vững mối quan hệ chỉnh thể với một phần động thái. Chu dịch là một hệ thống mở chứa các tập tin tức, trong đó 64 quẻ là một hệ thống tin tức lớn, mỗi một quẻ là một hệ thống tin tức nhỏ, là bộ phận tổ thành của hệ thống lớn 64 quẻ. Bất kỳ một thay đổi cục bộ nào trong hệ thống đều dẫn đến sự thay đổi của toàn bộ hệ thống lớn, như 64 quẻ Chu dịch, thay đổi của mỗi hào đều ảnh hưởng đến 64 quẻ, cái gọi là “ khiên nhất phát nhi động toàn thân” nói lên hệ thống không những là chỉnh thể mà còn là động thái, chỉnh thể trong động thái, nhịp nhàng trong động thái.

Bát quái, 64 quẻ trong Chu dịch đều là hình thức hệ thống, ẩn chứa nguyên lý cơ bản của hệ thống luận hiện đại, nảy sinh ảnh hưởng sâu sắc đối với sự hình thành hệ thống luận của Nội kinh như lý luận Ngũ hành Đông y, lý luận Tạng tượng, quan hệ 12 kinh lạc, nguyên tắc tổ hợp về quân thần tá sứ trong phương tễ học đều dùng kết cấu và quan điểm của hệ thống để nắm vững qui luật sinh lý, bệnh lý của cơ thể. Ở trên nói rõ quan niệm chỉnh thể Đông y coi trọng tính thống nhất của bản thân cơ thể và tính thống nhất của nó đối với hoàn cảnh môi trường bên ngoài, quan niệm chỉnh thể của Đông Y chính là sự ứng dụng và phát triển trên cơ sở hệ thống luận Chu dịch.

Tương thông trong quan niệm cân bằng


Chu dịch nhấn mạnh cân bằng, trung hoà và đối xứng. Quái hào của Bát quái và 64 quẻ Chu dịch xắp xếp đều nhau, ngoài ra, như kết cấu hào quái của 8 quẻ đơn có thể chứng minh điều đó:

Càn Khảm Chấn Tốn

Khôn Ly Cấn Đoài

Còn như sự sắp xếp hào quái của 12 quẻ tin tức cũng phản ánh tính đối xứng và cân bằng của sự tiêu trưởng âm dương.

Phục Lâm Thái Đại tráng Quải Càn

Cấu Độn Quán Bác Khôn


Có thể thấy, sự tiêu trưởng thịnh suy âm dương mà Bát quái Chu dịch phản ánh là cân bằng, đối xứng và bổ sung cho nhay, đã đặt nền móng cho quan niệm cân bằng của Đông y. Quan niệm cân bằng của Đông y xây dựng tên cơ sở đối lập thống nhất, bao gồm cân bằng giới tự nhiên, cân bằng cơ thể và cân bằng giữa trong và ngoài cơ thể. Trong đó, cân bằng giới tự nhiên lấy học thuyết Vận khí làm tiêu biểu, chủ yếu chỉ thông qua quy luật “ Thắng, Phục, Uất, Phát” đạt được cân bằng trạng thái ổn định khí hậu, cân bằng nội bộ cơ thể thì bao gồm tưong quan tạng phủ và điều tiết kinh lạc, đồng thời thông qua hình thức khí cơ lên xuống xuất nhập hình thành sự điều hoà cân bằng trong và ngoài cơ thể . Lý luận cân bằng Đông y chủ yếu khởi nguồn từ quan niệm cân bằng Âm dương của Chu dịch, quan niệm cân bằng âm dương Chu dịch là quan niệm đối lập thống nhất, cũng là quan niệm thống nhất của cân bằng, thẩm thấu trong quan niệm tự nhiên, quan niệm xã hội và sinh lý bệnh lý cơ thể của Đông y. Quan niệm cân bằng âm dương Chu dịch phản ánh các mặt kết cấu hào Bát quái, 64 quẻ và hình Thái cực đồ… Về mặt chữ viết cũng ẩn chứa lý luận cân bằng âm dương sâu sắc. Như Dịch- Hệ từ viết: “ Trong quẻ dương có nhiều âm, trong quẻ âm có nhiều dương, tại sao như vậy?” hay như Dịch – Phong quái – Thoán viết: “ Giữa trưa thì mặt trời ngả về Tây, mặt Trăng đầy thì sẽ làm vơi đi, trời đất đầy vơi; tăng giảm theo thời gian, huống hồ là con người”.

Về mặt quan niệm Trung hoà: Quan niệm trung hoà là hạch tâm của quan niệm cân bằng, mục đích của trung hoà là nhằm để cân bằng. Dịch truyện chủ yếu do Nho gia sáng tác, vì vậy đi vào đạo Trung Dung của Nho gia, đã dặt cơ sở cho thuyết Trung hoà về mặt triết học. Như Dịch- Hệ từ viết: “Đức ( tính cách) của âm dương hợp với nhau mà hào cương và hào nhu mới có thực thể”, Càn cương Khôn nhu của Dịch truyện và “ nước lửa không gần nhau, sấm gió không ngược nhau, núi hồ thông khí” của Dịch – Thuyết quái, Dịch – Càn quái – Thoán viết: “ Giữ gìn kết hợp, hoà nhau thì mãi lợi, bền”, đều nhấn mạnh sự điều hoà âm dương, hay nói khác hơn là hài hoà, bao gồm đồng đều ngang bằng về lưọng và điều hoà thống nhất về chất. Nội kinh được thẩm thấu bởi quan niệm Trung hoà của Chu dịch, bất kể trên phương diện lý luận cơ bản hay trị liệu lâm sàng đều ngầm chứa tư tưởng “ hoà”, trên thực tế cũng là sự thể hiện cân bằng luận, như phương diện lý luận cơ bản nhấn mạnh điều hòa âm dương, cho nên Tố Vấn- Sinh khí thông thiên luận thiên viết: “ Then chốt của âm dương là chỗ âm khí phải yên tịnh, dưong khí phải kín chắc. Nếu âm dương thiên thắng, mất đi sự quân bình điều hòa, thì ví như trong một năm chỉ có mùa xuân mà không có mùa thu, chỉ có mùa đông mà không có mùa hè. Bởi thế phải làm cho âm dương điều hoà, đây là phương pháp dưỡng sinh tốt nhất của Thánh nhân, cho nên nếu dương khí quá thịnh không cất kín được thì âm khí bị khuy hao. Nếu như âm khí hoà bình, dương khí cất kín thì tinh thần vưọng thịnh”, có nghĩa nói rằng âm dương hoà thì ổn, âm dương không hoà thì loạn. Cái gọi là hoà, cũng có nghĩa bình hoà, cân bằng. phưong pháp sửa sai bất hoà là điều hoà, tức “ lấy bình làm thường kỳ”, hoà pháp trong bát pháp là một phương pháp lớn trị liệu được ứng dụng rất rộng, như hoà giải biểu lý, điều hoà doanh vệ, hoà giải can tỳ… đều thuộc về phạm trù “ Hoà”. Ngoài ra điều chỉnh âm dương, uốn nắn thiên suy, sửa sai bù sót cân bằng ôn hàn, hoà huyết khí… cũng đều thuộc về phương pháp trị liệu điều hoà, mục đích của điều hoà ở chỗ cân bằng âm dương, những điều này đều chứng tỏ tư tưởng Trung hoà của Chu dịch đều có ảnh hưởng sâu sắc đối với lý luận cơ bản và trị liệu lâm sàng của Đông y.

Bài trướcNguyên Tắc Chẩn Trị Bệnh Hệ Sinh Dục Tiết Niệu | Đông Y
Bài tiếp theoBổ pháp

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.