HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG

ĐẠI CƯƠNG

Từ xa xưa các thầy thuốc Y học cổ truyền (YHCT) đã qui nạp các chức năng sinh lý, các biểu hiện bệnh lý trong cơ thể người và hệ thống hoá chúng theo thuộc tính của âm Dương, Ngũ hành để từ đó hình thành ra học thuyết Tạng tượng. Theo đó:

Mỗi một Tạng, không chỉ là một cơ quan theo ý nghĩa giải phẫu học mà còn bao gồm chức năng và vai trò của tạng đó trong mối liên hệ hữu cơ giữa nó với các Tạng khác.

Mỗi một Tạng còn phản ánh đầy đủ sự thống nhất trong nội bộ của cơ thể và sự thống nhất giữa cơ thể với mỗi tạng. Tính thống nhất này biểu hiện ở chỗ hoạt động sinh lý, bệnh lý của hệ thống ngũ Tạng quan hệ với sự thay đổi của 5 mùa, quan hệ lẫn nhau giữa các Tạng Phủ với các tổ chức phần ngoài cơ thể, với hoạt động tư duy của con người.

NỘI DUNG HỌC THUYẾT

Trong đó mối quan hệ Tạng – Phủ tương ứng là mối quan hệâm Dương hỗ căn (quan hệ biểu lý), còn mối quan hệ giữa các Tạng là mối quan hệNgũ hành sinh khắc. Ngoài ra, để làm rõ mối quan hệ này học thuyết Kinh lạc ra đời cũng góp phần không nhỏ trong biện chứng luận trị của Đông Y.

Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là chức năng sinh lý của Tạng Phủ chỉ là sự suy luận dựa vào thuộc tính của Ngũ hành mà chúng còn là những tổng kết từ thực tiễn quan sát lâm sàng.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.