Học thuyết Khí trong Trung y , là hệ thống nghiên cứu lý luận khái niệm Khí trong cơ thể, hình thành, phân bố, công năng và mối quan hệ giữa nó với tạng phủ, tinh huyết, tân dịch, với học thuyết khí cổ đại có sự khác biệt rất rõ.Khí là vật chất cực nhỏ hoạt động rất mạnh liên tục trong cơ thể, duy trì và điều tiết chuyển hóa trao đổi chất của cơ thể, duy trì các hoạt động sống của cơ thể, vận động của khí dừng có nghĩa là sự sống chấm dứt.

Hình thành khái niệm về khí Trung Y là do ảnh hưởng thẩm thấu tự nhiên của triết học cổ đại, khí theo quan niệm của Triết học cổ đại là vật chất tinh vi vận động liên tục, khí thúc đẩy vận động thăng giáng tụ tán và điều tiết khống chế sự biến hóa và phát sinh phát triển của vạn vật trong vũ trụ, đối với Trung y cũng coi khí là vật chất tinh vi vận động không ngơi nghỉ, nó cũng xây dựng hệ thống lý luận tham gia thúc đẩy, điều tiết, không chế các hoạt động ra vào thăng giáng tán tụ không ngừng khí của cơ thể, nhưng khí trong trung y học là 1 loại Khí cụ thể nó tồn tại 1 cách khách quan trong cơ thể, một vật chất tinh vi vận động không ngừng thăng giáng ra vào trong cơ thể, tức là nó là một vật chất cơ bản cấu thành cơ thể, nó có tác dụng thúc đẩy và điều tiết khống chế đối với các hoạt động sống, lý luận khí của trung y có đối tượng và phạm vị nghiên cứu tương đối cố định mà học thuyết khí cổ đại là 1 phương pháp luận và vũ trụ quan. do đó khái niệm khí của trung y học và khái niệm khí của triết học cổ đại có sự khác nhau rất nhiều.

Khái niệm Tinh và Khí trong trung y học là có sự khác biệt. Tinh là vật chất cơ bản nhất cấu thành lên cơ thể, cũng là vật chất cơ bản duy trì các hoạt động sống của cơ thể. < Linh Khu – Mạch Kinh> nói : ” Con người bắt đầu sinh ra, Tinh sinh ra trước, Khí là do vật chất cực tinh vi do Tinh hóa sinh thành, < Tố vấn – Âm dương ứng tượng đại luận> nói : ” Tinh hóa là khí, Tinh là vật chất cơ bản hoạt động chức năng của Tạng Phủ, Khí là là động lực của thúc đẩy và điều tiết khống chế các hoạt động sinh lý các tạng phủ. Do đó, Trong Nội Kinh đề cấp rất nhiều đến mối quan hệ giữa Khí và Tinh, khác nhau giữa Tinh và Khí giai đoạn tiên Tần là rõ nét hơn cả.Khí trong Đông y

A. Sự hình thành trong cơ thể

Khí của cơ thể, do Tinh hóa sinh thành, đồng thời do Phế hít vào thanh khí tự nhiên phối hợp mà thành, hình thành của khí toàn thân là kết quả của sự phối hợp, điều hòa, hiệp đồng của 3 tạng Phế, Tỳ, Thận.
1. Khí của cơ thể đến từ nguồn khí tiên thiên do Tinh tiên thiên hóa sinh thành ( tức là Nguyên khí), Khí của thủy cốc do Tinh của thủy cốc hóa sinh thành và kết hợp với thanh khí của khí tự nhiên, hai loại này kết hợp với nhau gọi là khí Hậu thiên ( tức Tông khí ), 3 loại này kết hợp thành khí toàn thân, Nội Kinh gọi là ” Nhân khí”.
Từ nguồn Tinh sinh dục của cha mẹ kết hợp lại hình thành phôi thai, trước khi con người chưa sinh ra, thụ được khí tiên thiên do Tinh tiên thiên của bố mẹ hóa sinh, thành khí căn bản của cơ thể, khí của tiên thiên là nguồn động lực các hoạt động sống của cơ thể, < Linh Khu – Thích tiết chân tà> nói là “ Chân Khí”, nói “ Chân khí, sở ở Tiên thiên, cùng thủy cốc mà sung dưỡng toàn thân”; < Nạn Kinh> cũng nói là “Nguyên Khí (原气)” hoặc Nguyên Khí (元气). Nguồn từ thủy cố tinh vi được gọi làcơ thể hấp thu sau đó hóa sinh thành khí của Thủy cốc. Được gọi đơn giản là Cốc khí, sau khi bố tán toàn thân trở thành bộ phận chủ yếu của khí cơ thể.
Từ nguồn gốc Khí được biết, Khí của cơ thể sung mãn có dựa vào tác dụng điều tiết tổng hợp của các phủ tạng trong đó có chức năng sinh lý Thận, Tỳ vị, Phế là liên quan mật thiết nhất.
Thận là gốc của sinh Khí
Thận tàng tinh của Tiên thiên, đồng thời nhận được sự sung dưỡng của Tinh hậu thiên. Tinh của Tiên thiên là thành phần chủ yếu của Thận tinh, Tinh của Tiên thiên nguốn gốc hóa sinh Khí tiên thiên ( tức Nguyên Khí), là căn bản của Khí con người, Vì vậy mà chức năng sinh lý tàng tinh của Thận đối với việc hình thành khí rất quan trọng. Thận bế tàng tinh của Thận, không để nó mất, Tinh bảo tồn bên trong thì có thể hóa sinh Khí, Tinh sung mãn thì Khí đủ, nếu Thận mất bế tàng thì Tinh hao khí suy.

2. Tỳ vì là nguồn sinh Khí :

Tỳ chủ về vận hóa, Vị chủ về thu nạp cùng hoàn thành việc hấp thu tiêu hóa Thủy cốc, Tỳ khí thăng chuyển, đem tinh của Thủy cốc thương thâu lên Phế, Tâm, hóa thành huyết và tân dịch. Tinh của thủy cốc và huyết, tân dịch hóa sinh của nó đều có thể hóa Khí, gọi chung là khí của thủy cốc, bố tán toàn thân các kinh mạch, là nguồn khí chủ yếu của khí cơ thể, vì vậy gọi Tỳ vị là nguồn sinh khí, nếu chức năng thụ nạp và vận hóa của Tỳ vị thất thường, thì không có khả năng hấp thu thủy cố tinh vi của thức ăn, nguồn khí của thủy cốc sẽ thiếu, ảnh hưởng đến sinh khí toàn thân , cho nên < Linh Khu – Ngũ Vị > nói : “ Vì cốc không nhập, nửa ngày thì khí suy, 1 ngày thì khí thiểu” .
Phế chủ khí, chủ sinh thành Tông khí, trong quá trình sinh thành Tông khí chiếm vị trí quan trọng, một mặt, Phế chủ khí hô hấp, thông qua chức năng hô hấp hít vào thanh khí thải ra trọc khí, đem nguồn thanh khí tự nhiên không ngừng hít vào cơ thể, đồng thời không ngừng thở ra trọc khí, bảo đảm quá trình trao đổi khí trong cơ thể . Một mặt khác, Phế đem thanh khí hít vào cùng khí của thủy cố được hóa sinh từ tinh vi thủy cốc được Tỳ khí thượng thâu kết hợp lại, hình thành Tông khí, Tông khí hình thành tích trong ngực, chạy trong đường hô hấp, tập trung cho tâm mạch hành cùng huyết, xuống trữ ở Đan Điền tư dưỡng cho Nguyên Khí. Nếu Phế khí chức năng thất thường , thì thanh khí hít vào giảm, Tông khí hình thành bất túc, dẫn đến khí toàn thân suy giảm.

Khí hậu thiên còn được phân thành Dinh khí và Vệ khí.
Tóm lại, Chức năng sinh khí của Thận và hình thành Khí Tiên thiên có liên quan mật thiết, Tỳ vị và chức năng sinh lý của Phế cùng sự sinh Khí hậu thiên có mối liên quan mật thiết, chức nặng hiệp điều của các tạng phủ, phối hợp mật thiết, thì nguồn hóa sinh Khí không ngừng được sinh ra, khí cơ thể sẽ được đầu đủ sung thịnh . Nếu như bất kỳ 1 khâu nào chức năng sinh lý của các tạng Thận, Tỳ vị và Phế có dị thường hoặc mất đi sự phối hợp, thì sẽ ảnh hưởng đến sinh thành Khí và phát huy công năng của nó.

B. Quan niệm của Khí cơ và Hình thức vận động chủ yếu của Khí

Vận động của Khí gọi là Khí cơ. Khí của cơ thể là vật chất vô cùng tinh vi hoạt động rất mạnh không ngừng, nó lưu hành toàn thân, ngũ tạng lục phủ cân cốt bì mao, phát huy tác dụng sinh lý của nó, thúc đẩy và kích phát các chức năng sinh lý trong cơ thể.
Hình thức vận động cơ bản của Khí, Vì các loại khí và công năng tác dụng khác nhau, nhưng tóm lại mà nói, có thể đơn giản quy nạp làm 4 hình thức cơ bản dưới đây : Thăng, Giáng, Xuất, Nhập. Sở dĩ nói Thăng, tức là chỉ Khí vận hành từ hạ mà thăng lên; Giáng là chỉ Khí vận hành từ trên cao mà giáng xuống; Xuất là chỉ khí vận hành từ trong ra ngoài, Nhập là chỉ Khí vận hành từ ngoài vào. Ví dụ Hô hấp thở ra trọc khí là xuất, hít vào thanh khí là nhập, xuất nhập mà vận động mâu thuẫn đối lập thống nhất, nó tồn tại trong rất nhiều hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên có cục bộ 1 chức năng sinh lý của số tạng phủ cho thấy, có thiên lệch, ví dụ Can, Tỳ chủ về thăng, Phế Vị chủ về giáng.. nhưng về hoạt động sinh lý cơ thể mà nói, giữa thăng và giáng, xuất và nhập cần hiệp động cân bằng, chỉ có như vậy Khí của con người mới vận hành bình thường, các Tạng Phủ mới phát huy các hoạt dộng sinh lý bình thường. Do đó, hiệp đồng cân bằng của Khí cơ thăng giáng xuất nhập là bảo đảm 1 chuỗi quan trọng tiến hành các hoạt động sống sinh lý bình thường.

C. Các tác dụng của Khí

Khí đối với cơ thể tác dụng rất quan trọng , Nó đã là 1 trong những vật chất cơ bản cấu thành cơ thể, lại là động lực thúc đẩy và khống chế, điều tiết hoạt động sinh lý của các tạng phủ, từ đó mà đạt được tác dụng duy trì quá trình sống. Do vậy trong < Nạn Kinh – Điều 8 > nói : “ Khí là gốc của cơ thể”. < Loại Kinh – Nhiếp sinh loại> lại nói : “ Con người có sinh, toàn dựa vào khí này”. Chức năng sinh lý của khí cơ thể có thể qui nạp mấy chứng năng sau :
1. Tác dụng kích phát và thúc đẩy : là chỉ tác dụng kich phát thúc đẩy tất cả các chức năng sinh lý của các tạng phủ, như thức đẩy sản sinh Vị khí, thúc đẩy hấp thu tiêu hóa, sản sinh khí của thủy cố tinh vi, thúc đẩy sản sinh khí của Thận khí, thúc đẩy chức năng phát dục, sinh trưởng, sinh dục của cơ thể.
2. Tác dụng ôn ấm : Khí thuộc dương, vận hành toàn thân, không chỗ nào không đến, cho nên có tác dụng ôn ấm. như Khí âm của nguyên khí, Thận khí dưỡng tạng phủ, tứ chi và duy trì tác dụng nhiệt độ bình thường.
3. Tác dụng phòng ngự : Như Vệ khí, phiêu hãn hoạt tiết, ngăn chặn bệnh tật, bổ tán trong ngoài hộ vệ cơ thể, tác dụng phòng ngoại tà xâm nhập.
4. Tác dụng cổ nhiếp : Chỉ khí giúp hành trong mạch, tân dịch vận hành trong mạch bình thường không vong hành, còn bao bao gồm khống chế nhị âm, khai mở lỗ chân lông để duy trì tác dụng vận hành bình thường của khí huyết tinh tân dịch không hao và bài trọc ra ngoài để không để uất tích là có hại.
5. Tác dụng khí hóa : Khí hóa là chỉ thông qua vận hành của Khí mà phát sinh các loại biến hóa, phàm các khí, huyết, tinh, tân dịch sản sinh, chuyển hóa, chuyển hóa lẫn nhau đều dựa vào tác dụng khí hóa.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.