Kinh nghiệm Lão Danh y Triệu Thiệu Cầm : Đặc sắc về Chẩn mạch
Mạch chẩn là một trong những phương pháp chẩn đoán đặc sắc nhất của Trung y. Triệu lão coi trọng nhất ở Mạch chẩn, cũng có nhiều nghiên cứu nhất. Triệu lão tổ tông 3 đời làm ngự y Hoàng cung, tinh ở Mạch chẩn, là môn học gia truyền, Cha ông là Văn Khôi Công có để lại cuốn ” Mạch học”, luận tường tận tinh vi của Mạch pháp.
Triệu lão 60 năm nghiệm chứng lâm sàng, đem Mạch pháp chỉnh lý thành << Văn Khôi mạch pháp>>, truyền lại cho hậu thế. Nó có những kiến giải độc đáo, khác ở người hậu thế đã nói, có mấy điểm dưới đây
Từ góc độ của cơ chế Bệnh phân loại tượng mạch, đề xuất Bát cương chẩn mạch.
Phương pháp phân loại mạch tượng truyền thống tuy có nhiều loại khác nhau, nhưng đại đa số đều mất ở giản lược. như phân làm 2 loại âm dương, hoặc phân làm Thất biểu, Bát lý, Cửu đạo. Triệu Thị đề xuất bát cương chẩn mạch lấy cơ chế bệnh chủ yếu của tượng mạch chính lấy làm căn cứ tiến hành phân loại, nội dung dưới đây :
Biểu mạch : Phù
Lý mạch : Trầm, Lao
Hàn mạch : Trì, Hoãn, Kết, Khẩn
Nhiệt mạch : Sác, Động, Tật, Xúc
Hư mạch : Nhược, Vi, Tán, Cách, Đoản, Đại.
Thực mạch : Thực, Trường, Hoạt
Khí mạch : Hồng, Nhu
Huyết mạch : Tế, Huyền, Sáp, Khổng.
Phương pháp phân loại tượng mạch này lấy từ tích lũy kinh nghiệm lâm sàng phong phú làm cơ sở. tính ưu việt của nó là lợi dụng từ tượng mạch phân tích cơ chế bệnh, tượng mạch khi rõ, cơ chế bệnh của nó nắm rõ trong lòng. Như mạch hồng hoạt mà sác, thì cho biết chứng nhiệt thực khí phận, mạch Hồng vốn chủ khí, hoạt là thực tà, sác là chủ nhiệt. Từ cái này có thể thấy đề xuất của bát cương chẩn mạch, có ý nghĩa chỉ đạo lâm sàng nhất định.
Đề xuất tứ bộ chẩn pháp Phù, Trung, Án, trầm
Chẩn mạch truyền thống chỉ nói 3 bộ chẩn pháp là Phù, Trung, Trầm. Triệu lão thì căn cứ kinh nghiệm và gia truyền đề xuất chẩn mạch phải xem 4 bộ Phù, Trung, Ấn, Trầm. nhẹ tay thấy được là bộ Phù, gia chút lực là trung bộ, lại gia thêm chút lực là án bộ, nặng tay đến xương là trầm bộ.
Trong chẩn đoán ôn bệnh: phù, trung, án, trầm và vinh, vệ, khí, huyết của bệnh biến tương ứng lần lượt; ở Thương hàn, phù chủ biểu, tức là Thái dương bệnh, Trung bộ chủ về Dương minh, thiếu dương, án trầm chỉ tam âm; ở Tạp bệnh, Phù trung phản ánh biến hóa của công năng, án trầm bộ phản ánh tình trạng của thực chất.
Nếu bệnh biểu hiện là mệt mỏi vô lực, chẩn mạch Phù, Trung bộ là nhu nhuyễn, là tượng của khí hư, nếu án bộ trầm thấy mạch huyền tế hoạt sác thì cho thấy đó là Can nhiệt nội uất, ngoại là Thấp tà cản trở, tất cả đều không thể dùng thấy khí hư mà dùng thuốc bố khí. Triệu lão cho rằng, chẩn mạch trên lâm sàng phải coi trọng án bộ trầm, phàm chẩn mạch án bộ trầm có lực, đa phần là tà thực, không thể bổ lãng phí. lấy đó là yếu quyết.
Nhấn mạnh sát tương khiêm mạch
Trên lâm sàng thấy, 1 bệnh 1 mạch là đặc thù ít gặp, tuyệt đại đa số là có vài mạch tương khiêm cùng xuất hiện, ở đây nó làm tăng chỗ khó của chẩn mạch. sỏ dĩ ” tại tâm dịch liễu, chỉ hạ nán minh” đại ý chủ yếu từ phức hợp chẩn mạch dẫn đến. Mạch truyền thống có 27 loại, lại phải phân biệt tứ bộ phù, trung, án, trầm của thốn, quan, xích. từ tập hợp như vậy tính ra hơn trăm nghìn loại tượng mạch phức hợp, rất may mạch tượng bệnh chính có tính quy luật nhất định, phù, trung, án, trầm cũng có chính, thốn quan xích thì phân thuộc ngũ tạng lục phủ, đây là nghiên cứu tính phức tạp tượng mạch cung cấp bằng chứng cho lý luận trên.
Triệu lão tổng kết kinh nghiệm chẩn mạch phong phú, trong cuốn ” Mạch học Văn Khôi” đã đề xuất hơn 800 loại tượng mạch tương kiêm, lần lượt phân tính cơ chế bệnh lý dẫn đến, mặc định pháp điều trị, là tấm gương cung cấp luận bệnh chẩn mạch trên lâm sàng.
Tuy nói mức độ nghiên cứu khó như vậy, người kinh nghiệm chẩn mạch không phong phú khó nhìn thấy được cái kỳ diệu của nó, nhưng cuối cùng nghiên cứu Mạch học cũng lộ ra 1 con đường. Huống hồ muốn nói phức tạp thì phức tạp, tương kiêm phức hợp mạch không thể không không hiểu tường tận, muốn nó đơn giản thì đơn giản, nhưng cần án bộ trầm định làm gốc của nó, thì có thể nói phức tạp làm giản đơn vậy.
Bản dịch : Ths, Bs Tôn Mạnh Cường