PHƯƠNG PHÁP VĂN CHẨN

Phương pháp khám này bao gồm hai phương diện: Nghe âm thanh và ngửi mùi vị.

Nghe âm thanh

Nghe tiếng nói, hơi thở.

Nghe những dấu hiệu bất thường như tiếng ho, tiếng khò khè, tiếng ợ …

Tiếng nói:Sự thay đổi âm thanh của người bệnh (nói thấp nhỏ, phần nhiều là nội thương Hư chứng; nói sang sảng phần nhiều là chứng Thực).

Hơi thở:Cần xem có dấu hiệu hơi thở ngắn (bệnh Nội thương , hư yếu). Những dấu chứng bất thuờng như khó thở, ho, ợ, nấc …

Dấu khó thở:Cần phân biệt dấu chứng này là rõ ràng, gấp rút (Thực chứng) hay nhẹ nhàng, kín đáo (Hư chứng).

Tiếng ho:Ho có tiếng mà không có đờm là Khái. Ho khạc nhổ ra đờm là Thấu. Khi xem xét vấn đề này cần chú ý:

Tiếng ho to vang, ho thành cơn dài là Thực chứng.

Tiếng ho nhỏ, ho khúc khắc là Hư chứng.

Đờm khạt ra dễ hay khó. Màu sắc của đờm (đờm khó khạc, vàng dính hoặc có lẫn máu phần nhiều là Nhiệt chứng; Đờm trắng trong dễ khạc là Hư chứng).

Tiếng ợ, tiếng nấc:

Cần chú ý đánh giá cường độ của tiếng ợ, tiếng nấc (tiếng to, vang phần nhiều thuộc Thực chứng và ngược lại).

Thời gian đứt quảng hay liên tục (nấc liên tục phần nhiều thuộc Thực chứng và ngược lại).

Ngửi mùi vị

Mùi vị từ hơi thở của người bệnh cũng như từ những chất thải, khi kết hợp lại với những chứng khác sẽ có giá trị rất lớn trong việc chẩn đoán bệnh. Nói chung, mùi thối khắm phần lớn thuộc về Nhiệt , mùi tanh phần lớn thuộc về Hàn.

Ví dụ như đại tiện có hơi chua thối, phần nhiều tích nhiệt trong đại truờng. Đại tiện tanh hôi mà đi phân lỏng phần nhiều là chứng Hàn ở trong đại truờng. Tiểu tiện khai nồng mà đục phần nhiều là Thấp nhiệtở bàng quang.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.