Xem Chỉ văn Ngón tay Trẻ em

小儿指紋

(chỉ văn)

Xem Chỉ văn Ngón tay Trẻ em
Xem Chỉ văn Ngón tay Trẻ em

Văn ngón tay là tĩnh mạch nhỏ nổi ở mặt ngoài ngón tay trỏ (phía xương quay). Trẻ em mới đẻ, da dẻ mềm mỏng.

1 Chỉ văn:

Đường nét của tĩnh mạch trên ngón tay tĩnh mạch dễ bộc lộ, văn trên ngón tay rất dễ nhận biết, sau đó tuỳ theo tuổi lớn da dày thêm vân tay mờ dần. Ở mức độ nhất định, vân ngón tay có thể phản ảnh tính chất và mức độ nặng nhẹ của bệnh biến. Trẻ em mạch bộ ngắn, nhỏ, khi có bệnh luôn kêu khóc đã ảnh hưởng đến tính chân thực của mạch tượng, cho nên lâm sàng nhi khoa đối với trẻ em dưới 3 tuổi thường dùng cách xem văn tay giúp cho thiết chẩn.

Xem văn ngón tay, chủ yếu là xem màu sắc và độ chứa đựng máu của tĩnh mạch nổi. Chia ngón tay trỏ ra làm 3 phần. Đốt 1 gọi là phong quan, đốt 2 gọi là khí quan, đốt 3 gọi là mệnh quan.

Xem Chỉ văn Ngón tay Trẻ em
Xem Chỉ văn Ngón tay Trẻ em

Khi xem, người thầy thuốc đưa ngón tay trẻ ra chỗ sáng, lấy ngón tay cái và ngón trỏ tay trái của mình nắm lấy đầu chót ngón trỏ của đứa trẻ, dùng ngón trỏ cái tay phải vuốt nhẹ trên ngón trỏ của đứa trẻ về phía lòng bàn tay vài lần để vân tay nổi rõ rồi mới xem.
Chỉ văn bình thường có màu tím nhạt mà tươi sáng, nhất thiết không vượt quá phong quan.

Khi có bệnh, độ chứa đựng máu và màu sắc của văn biến hóa như sau:
– Chỉ văn rất nổi tiếng về biểu chứng.
– Chỉ văn chìm là bệnh tại lý.
– Chỉ văn sắc nhạt là hư chứng, hàn chứng
– Chỉ văn sắc tím hồng là thuộc nhiệt chứng.
– Chỉ văn sắc xanh là phong hàn, hoặc kinh phong, hoặc đau đớn, hoặc thương thực, hoặc đàm khí ngược lên.
– Chỉ vàn sắc đen là ứ huyết.
– Chỉ văn uất trệ (động đến mà máu không lưu thư) là đàm thấp, thực trệ hoặc tà nhiệt uất kết, thực chứng.
Về vị trí mà nói, chỉ văn hiện ở phong quan là bệnh tình còn nhẹ và nông. Vươn dài qua đen khí quan là bệnh tình đã nặng. Vươn dài qua mệnh quan tới tận đầu mút ngón tay là ‘thấu quan xạ giáp” thì bệnh tinh đã nguy cấp.

Xem Chỉ văn Ngón tay Trẻ em
Xem Chỉ văn Ngón tay Trẻ em

Tóm lại:

Chỉ văn thể hiện
– Phù, trâm là biểu lý
– Hồng, tím là hàn nhiệt:
– Nhạt, trệ là hư thực
– Tarn quan là nặng nhẹ
Một số tài liêu hiên đại nghiên cứu về chỉ văn nói chung dã cho rằng biến hóa đô chứa đựng máu, chủ yếu quan hệ với tĩnh mạch áp ớ trẻ em. Bệnh tâm lực suy kiệt, viêm phổi, đại đa số thấy chỉ văn vươn tới mệnh quan, đó là do tĩnh mạch áp gây ra. Tĩnh mạch áp càng cao, độ chứa đựng máu chỉ văn càng lớn, đều hướng ra đầu ngón tay mà vươn tới. Màu đậm của chỉ văn ở mức độ khác nhau, phản ánh trình độ thiêu khí trong cơ thể. Thiểu khí càng nhiều thì lượng hồng cầu non hoàn nguyên trong máu càng cao, màu xanh tím cua chỉ văn cũng rõ thêm. Trẻ em bân huyết, do hồng cầu và hồng cầu non giảm, chỉ văn nhạt đi.

Xem Chỉ văn Ngón tay Trẻ em
Xem Chỉ văn Ngón tay Trẻ em

Theo: Lương Y Lê Văn Sửu.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.