BỆNH LÝ TỔN THƯƠNG THẦN KINH NGOẠI BIÊN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh

Bệnh lý thần kinh ngoại biên là danh từ bệnh học Y học hiện đại và không có từ đồng nghĩa trong bệnh học y học cổ truyền. Từ đồng nghĩa dễ gặp giữa Y học hiện đại và Đông Y là các triệu chứng, ví dụ: “dị cảm, tê” với “ma mục”, “yếu liệt” với “nuy chứng”

Qua việc phân tích cơ chế bệnh sinh toàn bộ các chứng trạng thường gặp của Đông Y trong bệnh lý bệnh lý tổn thương thần kinh ngoại biên, có thể biện luận về cơ chế bệnh sinh theo Đông Y như sau:

Do ngoại tànhư phong, hàn, thấp gây bệnh. Phong, hàn, thấp thừa cơ vệ biểu suy yếu mà xâm nhập làm kinh lạc bị tắc trở sinh ra chứng tê. Tùy theo tính chất của tê mà định được loại tà khí gây bệnh (phong tính hay động, lưu ở bì phu nên tê có cảm giác như trùng bò; thấp có tính nặng nề và ảnh hưởng đến phần cơ; hàn tính nê trệ và dễ tổn thương dương khí).

Do bệnh lâu ngày, ẩm thực bất điều hoặc phòng thất không điều độlàm thể chất suy yếu, khí bị hư suy. Khí hư dẫn đến vệ ngoại bất cố, phong hàn thấp tà dễ xâm nhập; đồng thời, khí hư dẫn đến khí trệ làm huyết không được vận hành. Toàn bộ cơ chế trên dẫn đến kinh mạch bị rỗng, da cơ không được ôn ấm và nuôi dưỡng làm xuất hiện triệu chứng tê.

Do huyết dịch không đầy đủ (sau sinh, thiếu máu hoặc bệnh lâu ngày): tân và huyết có tác dụng tư nhuận và nhu dưỡng cơ da. Tân và huyết thiếu khiến kinh lạc, cơ, biểu, bì mao không được nuôi dưỡng gây nên chứng tê; nặng sẽ đến chứng nhục nuy.

Do đàm uấtủng trệ gây trở tắc kinh lạc: đàm thấp có thể do ăn uống không đúng cách gây tổn hại tỳ vị hoặc do thận dương suy không khí hóa được nước làm sinh đàm.

Triệu chứng lâm sàng

Đông Y phân chia thành 6 thể lâm sàng

Phong hàn thấp bế (phong tê thấp)

Đặc điểm nổi bật của thể bệnh này là tê và đau nhức cơ tăng khi trời lạnh, ẩm thấp. Bệnh nhân thường thích được chườm ấm tại chỗ tê, đau.

Người sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi.

Rêu lưỡi mỏng trắng hoặc trắng nhớt, chất lưỡi nhạt.

Mạch phù huyền khẩn.

Thấp nhiệt bế

Triệu chứng tê thường xuất hiện ở chân. Người thấy nặng nề kèm đau nhức hoặc có cảm giác rát nóng, sờ bên ngoài da thấy nóng.

Lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt.

Mạch huyền sác hoặc tế sác.

Khí hư thất vận

Tê tứ chi, tê nhiều ở đầu chi; nhấc chi lên khó khăn, mất lực. Tình trạng này sẽ tăng lên khi gặp lạnh (trời lạnh, nhúng tay chân vào nước lạnh) hoặc làm việc.

Sắc mặt nhợt, không bóng, thiếu hơi, đoản khí, mệt mỏi, thích nằm.

Sợ gió, sợ lạnh, ăn kém, đại tiện lỏng, dễ bị cảm.

Lưỡi nhạt bệu, rìa có dấu răng, rêu trắng mỏng.

Mạch trầm nhu.

Huyết hư thất vinh

Chân tay tê, da trắng khô, người gầy yếu.

Mặt môi nhợt kèm chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, hay quên.

Tâm quý, chính xung.

Chất lưỡi nhạt.

Mạch trầm tế.

Âm hư phong động

Tê nhiều kèm run nhẹ, có lúc có cảm giác như trùng bò.

Người gầy khô kèm hoa mắt, chóng mặt, ù tai.

Mất ngủ, hay mộng mị.

Lưng gối nhức mỏi.

Chất lưỡi đỏ tối, rêu mỏng.

Mạch trầm tế.

Đàm uất trệ

Tê kéo dài, vị trí tê cố định, có cảm giác căng, ấn vào thấy dễ chịu.

Kèm váng đầu, nặng chi hoặc có cảm giác tức ngực.

Chất lưỡi tối hoặc có vết bầm, rêu nhớt.

Mạch trầm sáp hoặc huyền hoạt.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị bằng thuốc

Thể phong hàn thấp bế

Pháp trị: khu phong tán hàn, sơ thấp trục tà, ôn kinh thông lạc.

Bài thuốc điều trị: Quyên bế thang + Quế chi thang (gồm: khương hoạt 8g, độc hoạt 8g, tần cửu 10g, quế chi 8g, bạch thược 6g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, tang chi 8g, xuyên ô (chế) 6g, hải phong đằng 10g, kê huyết đằng 10g, sinh cam thảo 6g).

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc Tác dụng Vai trò của các vị thuốc
Khương hoạt Ngọt, đắng, bình, không độc: trừ phong, chữa tê ở chi trên Quân
Độc hoạt Ngọt, đắng, bình, không độc: trừ phong, chữa tê ở chi dưới Quân
Tần cửu Đắng, cay, bình: hoạt huyết, trấn thống
Quế chi Cay ngọt, đại nhiệt, hơi độc: trị cố lãnh trầm hàn, giải biểu Quân
Bạch thược Chua đắng, hơi hàn: nhuận gan, dưỡng huyết, liễm âm Thần
Đương quy Ngọt, cay, ấm: bổ huyết, hành huyết Thần
Xuyên khung Đắng, ấm: hành khí, hoạt huyết, khu phong, chỉ thống
Tang chi Đắng, bình: khử phong thấp, lợi quan tiết; chữa tê, đau nhức
Xuyên ô (chế) Cay, ngọt, tính đại nhiệt, có độc: bổ hỏa, trục phong hàn, thấp tà Thần
Nhũ hương Đắng, cay, hơi ấm: điều khí, hoạt huyết
Kê huyết đằng Đắng, bình, khử phong, thông kinh lạc
Sinh thảo Ngọt, bình: bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc Sứ

Thể thấp nhiệt bế

Pháp trị: thanh lợi thấp nhiệt, sơ kinh thông lạc.

Bài thuốc điều trị: Tam diệu hoàn gia giảm (gồm: thương truật 10g, hoàng bá 6g, ngưu tất 10g, hải phong đằng 10g, kê huyết đằng 10g, địa long 6g, khương hoàng 9g, phòng kỷ 10g, nhũ hương 6g).

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc Tác dụng Vai trò của các vị thuốc
Thương truật Cay, đắng, ấm vào tỳ vị: kiện tỳ, táo thấp, phát hãn Quân
Hoàng bá Đắng, hàn, vào thận, bàng quang: trừ hỏa độc, tư âm, thanh nhiệt táo thấp Quân
Ngưu tất Chua, đắng, bình: bổ can thận, tính đi xuống
Phòng kỷ Rất đắng, cay, lạnh: khử phong, hành thủy, tả hạ, tiêu huyết phận, thấp nhiệt Thần
Địa long Mặn, hàn: thanh nhiệt, trấn kinh, lợi tiểu, giải độc Quân
Khương hoàng Cay, đắng, ôn vào tỳ, can: hành huyết, phá ứ, hành khí giải uất
Nhũ hương Đắng, cay, hơi ấm: điều khí, hoạt huyết
Kê huyết đằng Đắng, bình, khử phong, thông kinh lạc
Sinh thảo Ngọt, bình: bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc Sứ

Thể khí hư

Pháp trị: bổ khí trợ vận, hoạt huyết vinh chi.

Bài thuốc điều trị: Bổ trung ích khí thang gia giảm (gồm: hoàng kỳ 30g, đảng sâm 15g, bạch truật 10g, đương quy 10g, trần bì 8g, thăng ma 8g, quế chi 8g, kê huyết đằng 12g).

Thể huyết hư

Pháp trị: dưỡng huyết, hoạt huyết, xung mạch, nhuận chi.

Bài thuốc điều trị: Tứ vật thang gia đan sâm (gồm: thục địa 20 – 24g, bạch thược 12g, đương quy 12g, xuyên khung 6g, đan sâm 12g. Có thể tham khảo bài Thần ứng dưỡng chân đơn (gồm: thục địa 10g, đương quy 10g, xuyên khung 8g, đan sâm 12g, hoàng tinh 10g, hoàng kỳ 20g, quế chi 8g, bạch thược 8g, kê huyết đằng 12g, tần cửu 10g, tang chi 10g, mộc qua 8g, ngưu tất 8g).

Thể âm hư phong động

Pháp trị: tư âm, dưỡng huyết, hoạt huyết.

Bài thuốc điều trị: Thiên ma câu đằng ẩm gia đương quy 10g, xuyên khung 8g

Thể đàm uất trệ

Pháp trị: hóa đàm, lợi uất, hoạt huyết, thông lạc.

Bài thuốc điều trị: song hợp thang gia giảm.

Đây là hợp của 2 bài thuốc Đào hồng tứ vật thang và bài Nhị trần thang, gồm trần bì 6g, bán hạ 6g, phục linh 12g, hương phụ 6g.

Gia thêm tế tân 4g (ôn thông để trị ứ trệ), địa long 6g, ngưu tất 10g (dẫn kinh thông mạch), sinh cam thảo 10g.

Điều trị bằng châm cứu

Chủ yếu là sử dụng những huyệt tại chỗ ở chi trên và chi dưới để sơ thông kinh lạc.

Chi trên: hợp cốc, khúc trì, kiên ngung, kiên tỉnh, ngoại quan, thái uyên, xích trạch.

Chi dưới: phong thị, dương lăng, côn lôn, huyền chung, túc tam lý, tam âm giao.

Bài trướcCách thủ dâm nữ giới !
Bài tiếp theoLiệt dây thần kinh VII ngoại biên theo Đông y

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.