ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY:

BỆNH ÁN

 

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY

Bệnh nhân: Nguyễn Văn K… 40 tuổi

Nghề nghiệp: Cán bộ Chỗ ở: Ngân hàng Thanh Hoá

Vào điều trị: 15 – 8 – 1969: Ra viên: 20 – 10 – 1969

Nơi chuyển đến: Bệnh viện tỉnh.

Tây y: Viêm dạ dày, tá tràng nghi loét.

Đông y: Vị quá nóng (thể can khí phạm vị)

– Bệnh sử: Kháng chiến chống Pháp bị đau bụng hai lần dữ dội, điều trị khỏi. Năm 1958 đau lại điều trị bằng tân dược, lúc đau, lúc đỡ. Hàng năm thường bị đau 3 – 4 lần, có lần đi ra máu thâm, thỉnh thoảng đi ra bọt nhầy. Cách đây 1 năm đau luôn, khi đau phải uống thuốc mới đỡ.

Hiện tại: Tinh thần không phấn chấn, da xanh, khô, người gầy, rêu lưỡi hơi vàng mỏng, tiếng nói yếu, hơi thở hôi. Đau vùng thượng vị, tức ngực, ợ chua, hai bên hông sườn tức, thường đau về buổi chiều nhiều hơn. Bụng nóng cồn cào, chậm tiêu, phải ăn cháo. Nếu ợ hơi hoặc trung tiện thì giảm đau, đỡ đầy dễ chịu, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, đau đầu, chóng mặt, khó ngủ. . .

– Thiết: Ấn nặng tay vào bụng đau nhói. Mạch: Trầm huyền hoãn.

Phân tích bệnh: Can khí thượng nghịch thì ngực đầy trướng, ợ hơi, hoành nghịch thì hai bên sườn đầy tức, vì sườn là đường kinh của can.

Đởm sách nói: “Trọng án đắc chi tiện thị khi có nghĩa là ấn tay nặng vào mới thấy là bệnh ơ khí; đây thấy mạch trầm ấn tay vào căng thì rõ là bệnh khí trướng, huyền là mạch gan, hoãn mạch tỳ (thuộc thể can khí phạm vị). Đau lâu làm cho can khí uất hoá nhiệt, tiết ra nhiều nước chua, bụng nóng cồn cào. Ợ hơi hay trung tiện nhiều là hiện tượng can khí đã được sở tiết nên thấy đỡ đầy, giảm đau, hơi thở ra hôi là trong dạ dày bị nóng, dạ dày nóng nên đại trường khô. Do đó đại tiện táo, vì dạ dày với đại tràng có liên quan về tiêu hoá. Đau đầu khó ngủ là vị khí không điều hoà, ăn ít thì huyết không sinh được, nên có hiện tượng chóng mặt (thiếu máu).

Phép chữa bổ tỳ vị bình can khí .

Công thức bài thuốc:

Y dĩ      12gam

Chỉ xác          8 gam

Bán hạ          12 gam

Gừng tươi      4 lát

Hương phụ   12 gam

Xuyên quy   12 gam

Bổ sâm.        16 gam

Mộc hương    4 gam

Trần bì        12 gam

Hậu phác    12 gam

Cam thảo      4 gam

Chi tử         12 gam

– Tác dụng: Sâm, thảo bổ tỳ trợ lực. Bán hạ, gừng giáng khí trừ nôn. Trần bì, hương phụ trợ vị khí ăn ngon cơm. Mộc hương, hậu phác trừ trứng khí giảm đau. Chỉ xác lợ đờm, nhuận táo. Chi tử, hương phụ bình can thanh nhiệt.

Uống 4 thang.

22.8 khám lại: Người đỡ mệt, bụng đói muốn ăn, ngực sườn đỡ đau, hết ợ chua, đại tiểu tiện tốt, mạch trầm hoãn. Cho uống tiếp 8 thang như trên.

  1. 9 khám lại: Người tỉnh táo, ăn được cơm, đỡ mệt. Cho uống viên khôi dạ dày, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 gam.

25 – 9 khám lại: Ăn ngủ tốt, thể lực tăng, đau giảm, bệnh ổn định. Xuất viện, cho uống tiếp viên khôi dạ dày 100 gam.

 

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY

Theo:”Y học cổ truyền tập nghiệm lâm sàng” của Nguyễn Văn Toàn.

Bài trướcĐÔNG Y ĐYỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY: BỆNH HỘI CHỨNG DẠ DÀY
Bài tiếp theoĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG TỔNG QUÁT

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.