ÂM DƯƠNG

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

Định nghĩa

Là vũ trụ quan của triết học Trung Quốc cổ đại về cách thức vận động của mọi sự vật, mọi hiện tượng; dùng để giải thích sự xuất hiện, sự tồn tại, sự chuyển hóa lặp đi lặp lại có tính chu kỳ của sự vật, hiện tượng ấy trong tự nhiên.

học thuyết âm dương

Học thuyết Âm Dương

Nội dung

Học thuyết Âm Dương cho rằng:

Mọi sự vật, mọi hiện tượng trong tự nhiên luôn cùng có hai mặt, hai tính chất khác nhau. Hai tính chất này đối lập nhau nhưng luôn tồn tại bên nhau không thể tách rời được (Âm Dương đối lập mà hỗ căn). Hai tính chất này luôn vận động theo cách cái này lớn dần và biến mất để cho cái kia xuất hiện và cứ thế tiếp diễn theo một chu kỳ nhất định (Âm Dương bình hành mà tiêu trưởng) khiến cho mọi sự vật, mọi hiện tượng luôn ở trong trạng thái vận động.

Nói tóm lại

Đối lậpvới nhau là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa hai mặt Âm Dương.

Thí dụ: Ngày và đêm; nước và lửa; ức chế và hưng phấn …

Hỗ cănlà nương tựa lẫn nhau. Hai mặt Âm Dương tuy đối lập với nhau nhưng phải nương tựa vào nhau mới tồn tại được, mới có ý nghĩa. Cả hai mặt đều là quá trình tích cực của sự vật, không thể đơn độc phát sinh, phát triển được.

Thí dụ: Có đồng hóa mới có dị hóa, hay ngược lại nếu không có dị hóa thì quá trình đồng hóa không tiếp tục được. Hưng phấn và ức chế đều là quá trình tích cực của hoạt động vỏ não.

Những phạm trù mang thuộc tính Âm Dương

Xuất phát từ ý nghĩa lâu đời của hai chữ Âm Dương mà theo đó:

Âm:Phía mặt trời lặn, u ám, bị che phủ, để từ đó suy ra những thuộc tính của Âm là bên trong, hít vào, co lại, đục, tối, nghỉ ngơi, tỉnh, hấp thu, tàng trữ, lạnh lẽo, tổng hợp …

Dương:Phía mặt trời mọc, rực rỡ, cờ bay phất phới, để từ đó suy ra những thuộc tính của Dương (là bên ngoài, thở ra, dãn ra, trong, sáng, làm việc, động, bài tiết, vận chuyển, nóng nực, phân giải…

Các thầy thuốc YHCT đã sắp xếp những thuộc tính theo Âm Dương như sau:

Trong cơ thể

Âm

Dương

Tạng

Phủ

Tinh

Thần

Huyết

Khí

Dịch

Tân

Mặt trong

Mặt ngoài

Phía dưới

Phía trên

Ngực, bụng

– Khí hậu

Lưng

Hàn, Thấp, Lương

– Trạng thái lâm sàng

Phong, Nhiệt, Thử, Táo, Hỏa, Ôn

Âm

Dương

Biểu

Thực

Hàn

– Tính chất dược liệu

Nhiệt

Hàn, Lương

Ôn, Nhiệt

Giáng

Thăng

Trầm

Phù

Mặn, đắng

Cay, chua, ngọt

Tính quy luật của học thuyết Âm – Dương

Trong tự nhiên

Thời gian:

Một ngày gồm có buổi sáng và buổi tối. Nếu chỉ có buổi sáng hoặc buổi tối thì không có ý niệm ngày (Âm Dương đối lập mà hỗ căn).

Một ngày bắt đầu bằng buổi bình minh (Dương trưởng ), lúc đó ban đêm đã biến mất và buổi sáng xuất hiện để khởi đầu cho một ngày. Ngày kéo dài đến hết buổi trưa (Dương tiêu ) thì ban ngày biến mất và hoàng hôn xuất hiện để khởi đầu cho đêm (Âm trưởng ).

Đêm kéo dài đến khuya thì đêm biến mất (Âm tiêu) để bình minh (Dương trưởng ) khởi đầu cho một ngày kế tiếp theo một chu kỳ nhất định (Âm Dương bình hành tiêu trưởng) khiến cho ngày đêm cứ thế luân chuyển.

Khí hậu:

Khí hậu luôn luôn có hai tính chất khác nhau cơ bản:Nóng và lạnh. Nếu chỉ có nóng hoặc chỉ có lạnh thì không có ý niệm về khí hậu (Âm Dương đối lập mà hỗ căn).

Khí hậu nóng khởi đầu bằng mùa xuân kéo dài đến mùa hạ (Dương trưởng) rồi biến mất (dương tiêu) để cho khí hậu lạnh xuất hiện.

Khí hậu lạnh khởi đầu bằng mùa thu tiếp diễn bằng mùa đông (Âm tiêu ) và kết thúc để cho mùa xuân xuất hiện (Dương trưởng ) và cứ thế tiếp diễn theo một chu kỳ nhất định (Âm Dương bình hành tiêu trưởng) khiến cho thời tiết trong một năm cứ thế luân chuyển.

Trong cơ thể người

Hệ tuần hoàn:

Quan sát một chu kỳ tim ta nhận thấy:

Âm Dương đối lập mà hỗ căn:Một chu kỳtim gồm có hai thì: Thì tống máu (Dương), thì nạp máu (Âm). Nếu không có thì tống máu thì sẽ không có thì nạp máu và ngược lại.

Âm Dương bình hành mà tiêu trưởng:Thì tống máu được nối tiếp bằng thì nạp máu và ngược lại khiến cho chu kỳ tim tiếp diễn không ngừng.

Hệ hô hấp:

Quan sát một nhịp hô hấp ta nhận thấy:

Âm Dương đối lập mà hỗ căn:Mỗi nhịp hô hấp gồm có hai thì: Hít vào (Âm) và thở ra (Dương). Nếu không có hít vào sẽ không có thở ra và ngược lại.

Âm Dương bình hành mà tiêu trưởng:Thì hít vào được nối tiếp bằng thì thở ra và ngược lại, cứ thế tiếp tục theo một chu kỳ nhất định.

Hệ tiêu hóa:

Quan sát một hiện tượng tiêu hóa ta nhận thấy:

Âm Dương đối lập mà hỗ căn:Hiện tượng tiêu hóa gồm hai giai đoạn:

bài tiết (Dương) và hấp thu (Âm). Không có bài tiết thì không có hấp thu và ngược lại.

Âm Dương bình hành mà tiêu trưởng: Giai đoạn bài tiết sẽ được nối tiếp bởi giai đoạn hấp thu và ngược lại, cứ thế tiếp diễn theo một chu kỳ nhất định.

Hệ tiết niệu:

Quan sát sự tạo thành nước tiểu của thận ta nhận thấy:

Âm Dương đối lập mà hỗ căn:Chức năng làm ra nước tiểu của thận gồm hai hiện tượng: Bài tiết (dương) và hấp thu (Âm). Hiện tượng hấp thu đan xen với hiện tượng bài tiết, nếu không có bài tiết sẽ không có hấp thu.

Âm Dương bình hành mà tiêu trưởng:Sau giai đoạn bài tiết (lọc) ở nang Bowmansẽ là giai đoạn hấp thu ở ống lượn gần. Sau đó dịch lọc đến nhánh xuống của quai Henlé lại được tiếp tục hấp thu để đến nhánh lên của quai Henlé thì bắt đầu giai đoạn bài tiết và được tiếp tục cho hết đoạn trước của ống lượn xa. Sau đó dịch lọc lại được hấp thu đến mức cực đại ở ống góp để trở thành nước tiểu và được bài tiết ra ngoài.

Hệ thần kinh:

Quan sát hoạt động của vỏ não trong quá trình tập trung suy nghĩ ta nhận thấy:

Âm Dương đối lập mà hỗ căn: Trong giai đoạn này vỏ não có hai vùng:

vùng hoạt động (Dương) và vùng nghỉ ngơi (Âm). Hai vùng này cùng đan xen với nhau.

Âm Dương bình hành mà tiêu trưởng:Khi sự họat động đạt đến mức cực đại thì vỏ não chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi.

Quan sát hoạt động của vỏ não trong giai đoạnnghỉ ngơita nhận thấy:

Âm Dương đối lập mà hỗ căn: Trong giai đoạn này vỏ não có hai vùng: Vùng nghỉ ngơi (Âm) và vùng hoạt động (Dương). Hai vùng này cùng đan xen với nhau.

Âm Dương bình hành mà tiêu trưởng:Khi nghỉ ngơi (Âm) đạt đến mức cực đại thì vỏ não chuyển sang trạng thái hoạt động (Dương) (thức giấc).

ứng dụng học thuyết Âm – Dương trong y học cổ truyền

Về cấu tạo cơ thể và sinh lý

Âm: Tạng, kinh Âm, huyết, bụng, trong, dưới … ưDương: Phủ, kinh dương, khí, lưng, ngoài ….

Vật chất dinh dưỡng thuộc Âm, cơ năng hoạt động thuộc Dương.

Về quá trình phát sinh ra bệnh tật

Bệnh tật phát sinh do mất thăng bằng về Âm Dương trong cơ thể được biểu hiện bằng sự thiên thắng hay thiên suy:

Thiên thắng:

Dương thắng gây chứng Nhiệt: Sốt, mạch nhanh, khát nước, táo, nước tiểu đỏ

Âm thắng gây chứng Hàn: Người lạnh, chân tay lạnh, mạch trầm, ỉa lỏng, nước tiểu trong…

Thiên suy: Dương hư như trong các trường hợp lão suy, hội chứng hưng phấn thần kinh giảm.

Trong quá trình phát triển của bệnh, tính chất của bệnh còn chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt Âm Dương. Như bệnh ở phần Dương ảnh hưởng đến phần Âm (Dương thắng tắc Âm bệnh) như sốt cao kéo dài sẽ gây mất nước; bệnh ở phần Âm ảnh hưởng đến phần Dương (Âm thắng tắc Dương bệnh) như ỉa lỏng, nôn mửa kéo dài, mất nước điện giải làm nhiễm độc thần kinh gây sốt, co giật thậm chí gây trụy mạch (thoát Dương)

Sự mất thăng bằng của Âm Dương gây ra các chứng bệnh ở những vị trí khác nhau của cơ thể tùy theo vị trí đó ở phần Âm hay dương, như:

Dương thịnh sinh ngoại Nhiệt: Sốt, người và tay chân nóng, vì phần Dương của cơ thể thuộc biểu, thuộc nhiệt

Âm thịnh sinh nội Hàn: ỉa chảy, người sợ lạnh, nước tiểu trong dài vì phần Âm thuộc Lý, thuộc Hàn.

Âm hư sinh nội Nhiệt: Mất nước, tân dịch giảm gây chứng khát nước, họng khô, táo, nước tiểu đỏ …

Dương hư sinh ngoại Hàn: Sợ lạnh, tay chân lạnh vì phần Dương khí ở ngoài bị giảm sút.

Âm Dương tiêu trưởng: Trong chứngTiết tảnặng (ỉa chảy nhiễm độc) trạng thái lâm sàng có thể chuyển từ sợ lạnh, tay chân lạnh (Âm cực ) sang sốt, co giật (Âm cực sinh Dương)

Về chẩn đoán bệnh tật

Dựa vào bốn phương pháp khám bệnh: Nhìn hoặc trông (Vọng), nghe (Văn), hỏi (Vấn), xem mạch (Thiết) để khai thác các triệu chứng thuộc HànhayNhiệt, Hưhay Thựccủa các Tạng, Phủ và Kinh lạc.

Dựa vào tám cương lĩnh để đánh giá vị trí nông sâu của bệnh tật, tính chất của bệnh, trạng thái người bệnh và xu thế chung nhất của bệnh (Biểu – Lý, Hư – Thực, Hàn – Nhiệt và Âm – Dương). Trong đó Âm và Dương là hai cương lĩnh tổng quát nhất gọi là tổng cương.

Dựa vào tứ chẩn để khai thác triệu chứng và căn cứ vàoBát cương, bệnh tật được quy thành hội chứng thiên thắng hay thiên suy về Âm Dương của các Tạng, Phủ, Kinh lạc …

ứng dụng học thuyết Âm – Dương trong điều trị

Phương hướng điều trịáp dụng quy luật Âm Dương đối lập(còn gọi là phép Phản trị , Chính trị)

Ví dụ:

ChứngHàn(lạnh) thì dùng phép Ôn (ấm).

ChứngNhiệt(nóng) thì dùng phép Thanh (làm mát).

Chứng(yếu) thì dùng phép Bổ.

ChứngTrướng, Thũng, ứ huyếtthì dùng phép Tiêu (Khai thông).

áp dụng quy luật Âm Dương tiêu trưởng(làm cho hiện tượng, sự vật trở nên cực đại, quá mức thì nó sẽ biến mất, còn gọi là phép Tòng trị , Phản trị ).

Ví dụ:

Chứng Nhiệt cực sinh Hàn:Ôn bệnh (Nhiệt thuộc Dương) diễn tiến tới mức nặng sẽ gây tình trạng tay chân lạnh, sợ lạnh, rét run, mạch không bắt được (bệnh cảnh Hàn thuộc Âm) nhưng ta lại dùng phép Thanh (cũng thuộc Âm) thay vì dùng phép ôn.

Chứng Hàn cực sinh Nhiệt:Chứng Tiết tả (Hàn thuộc Âm) diễn tiến tới mức nặng sẽ có biểu hiện lâm sàng của mất nước trong cơ thể như khát, da nóng, miệng lưỡi khô ráo, bứt rứt, vật vã (bệnh cảnh Nhiệt thuộc Dương) nhưng ta lại dùng phép Ôn Lý (cũng thuộc Dương) thay vì dùng phép Thanh.

Phương pháp dùng thuốc ưBệnh Hàn thì dùng thuốc Nhiệt để trị.

Bệnh Nhiệt thì dùng thuốc Hàn để trị.

Phương pháp dùng huyệt

Bệnh ở Tạng (thuộc Âm) thì dùng huyệt Bối du ở vùng lưng (thuộc Dương).

Bệnh ở Phủ (thuộc Dương) thì dùng huyệt Mộ ở vùng ngực bụng (thuộc Âm).

Trong điều trị

Sử dụng Âm Dương đối lậpVí dụ:

Hư chứng: Dùng phép trị là Bổ.

Thuốc: Dược liệu cung cấp các chất dinh dưỡng, các nguyên tố vi lượng, hoặc gây hưng phấn thần kinh, tim mạch hoặc thúc đẩy chuyển hoá cơ bản.

Châm: Theo kỹ thuật Bổ.

Xoa bóp: Kỹ thuật nhẹ, chậm rãi.

Thực chứng: Dùng phép trị là Tả

Thuốc: Dược liệu có tính công phạt mạnh: Ra mồ hôi, hạ sốt, long đờm, lợi tiểu mạnh, tẩy xổ, tiêu viêm.

Châm: Theo kỹ thuật Tả.

Xoa bóp: Kỹ thuật mạnh, nhanh.

Hàn chứng: Dùng phép trị là ÔnThuốc: Mang tính ấm, nóng.

Châm: Ôn châm hoặc Thiêu sơn hoả hoặc Cứu.

Xoa bóp: Xoa và áp nóng.

Nhiệt chứng: Dùng phép trị là Thanh Thuốc: Mang tính mát hoặc lạnh.

Châm: Thấu thiên lương.

Xoa bóp: Day, mổ, véo, xát.

Hoặc sử dụng Âm Dương hỗ căn.

Ví dụ:

Huyết hư thì dùng thuốc bổ huyết phải kèm theo thuốc bổ khí và phép bổ huyết ngoài dược liệu dưỡng huyết phải kèm dược liệu hoạt huyết.

Thận Dương hư thì dùng dược liệu bổ Thận Dương trên nền tảng thuốc bổ Thận Âm (Bài Bát vị chữa chứng Thận Dương hư khi thêm hai vị Nhục quế và Phụ tử chế trên cơ sở bài Lục vị chữa chứng Thận Âm hư).

Ứng dụng học thuyết Âm – Dương trong phòng bệnh

Trong sinh hoạt

Mùa Đông phải mặc ấm.

Mùa Hạ thì phải mặc thoáng mát.

Trong lao động

Khi làm việc thì trước hết phải khởi động từ từ (Dương sinh ), sau đó mới tăng dần cường độ lên (Dương trưởng ), đến khi nghỉ ngơi thì giảm dần cường độ lao động (Dương tiêu ) và chuyển sang nghỉ ngơi hòan tòan (Âm trưởng ).

Trong nghỉ ngơi

Nếu công việc là lao động trí óc (tĩnh tại thuộc Âm) thì lúc nghỉ ngơi nên chọn các hoạt động thể lực (năng động thuộc Dương).

Nếu công việc là lao động chân tay (năng động thuộc Dương) thì lúc nghỉ ngơi nên chọn các hoạt động trí óc (tĩnh tại thuộc Âm).

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.