Phác đồ điều trị rắn hổ cắn

BS. Nguyễn Kim Sơn

I. ĐẠI CƯƠNG:

Là một cấp cứu phải được nhập viện và theo dõi sát tại khoa Hồi sức cấp cứu Chống độc có máy thở và có huyết thanh kháng nọc rắn hổ. Huyết thanh kháng nọc rắn là phương pháp khử độc đặc hiệu.

Việc khám kỹ tại chỗ vết cắn rất quan trọng giúp xác định loại rắn độc: vết răng, móc độc, phù nề, hoại tử, độ giãn đồng tử …

Mức độ nặng nhẹ còn căn cứ vào các dấu hiệu toàn thân và số lượng nọc nhiều ít, rắn cắn lúc no hoặc lúc đói …

Khi nghi ngờ cần phải theo dõi ít nhất 4 – 6 giờ.

II. CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG:

Triệu chứng

Hổ mang thường

Hổ chúa

Cạp nia

Cạp nong

Tại chỗ:

-Đau buốt

-Vết răng, móc độc

-Phù nề lan toả

-Hoại tử

+

+

+++

+++

+

+

++

_

_

±

_

_

_

±

_

_

Toàn thân:

-Sụp mi

-Giãn đồng tử

-Phản xạ ánh sáng

-Há miệng hạn chế

±

+

+

±

±

+

+

±

+++

+++ _

+++

+++

++

++ _

++

++

1. Tại chỗ:

Trấn an BN giữ bình tĩnh.

Không để BN tự đi, chạy. Không uống rượu hoặc chất kích thích.

Ngay lập tức băng ép bằng băng bản rộng bắt đầu xung quanh vết cắn cho tứi tận đầu chi và hết toàn bộ chi (.), nẹp bất động rồi chuyển ngay đến bệnh viện.

Rạch rộng chỗ cắn, rạch song song với vết cắn: dài 10 mm, sâu 3 mm. Hút máu bằng giác hút hoặc bằng miệng rồi nhổ đi. Rạch rộng và hút máu: chỉ thực hiện trong 30 phút đầu, sau 1 giờ không làm.

Không uống hoặc đắp bất kỳ thuốc lá gì lên vết cắn.

Nếu đau nhiều: Pro – Dafangan 1gr TB hoặc tiêm TM (BN người lớn)

Nếu dấu hiệu toàn thân hay tại chỗ nhiều, đặt ngay một đường TM ngoại vi ( đặt xa chỗ cắn ) để truyền dịch.

Nếu không có phương tiện cấp cứu lưu động phải chuyển nạn nhân ngay không mất quá nhiều thì giờ để chờ sơ cứu.

2. Trong khi vận chuyển:

Phải bất động, vận chuyển nhanh bằng xe cơ giới hoặc xe ôtô cấp cứu. Không đèo bằng xe đạp, xe máy nếu nạn nhân có sốc, truỵ mạch hoặc nạn nhân có liệt chi.

Nếu có suy hô hấp phải bóp bóng Ambu, đặt ống Nội khí quản.

Chú ý điều trị rối loạn huyết động bằng dung dịch cao phân tử.

Trong khi vận chuyển nên để thõng tay hoặc chân bị cắn.

3. Tại Khoa hồi sức cấp cứu:

Sát trùng tại chỗ, chống uốn ván ( tiêm SAT ), kháng sinh dự phòng.

Thông khí nhân tạo điều khiển (Rắn cạp nong, cạp nia, hổ chúa cắn).

Truyền dịch nhiều phòng suy thận cấp do tiêu cơ vân (Rắn hổ mang bành, hổ chúa cắn).

Chống phù nề ( corticoid ), chống đau.

Chống loạn nhịp tim:

+ Nhịp chậm (dùng atropin, Isuprel, đặt máy tạo nhịp).

+ Nhịp nhanh (thuốc chẹn Bêta ).

Dùng huyết thanh kháng nọc cho từng loại rắn hổ

Chống viêm loét giác mạc.

Vá da nếu hoại tử lớn

Bài trướcCấp cứu khi bị ong đốt
Bài tiếp theoRắn độc cắn

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.