HUYỆT BẬN CỐT

 

EP 147 Kuàngu

HUYỆT VỊ CHÂM CỨU
HUYỆT VỊ CHÂM CỨU

Xuất xứ:

«Ngọc long kinh»

Tên gọi:

“Bận cốt” là tên giải phẫu cố, chỉ vị trí xương ở giữa hai đùi.

Huyệt đặc trị cho việc chữa phong tháp ở đùi gối, nên gọi là Bận cốt

Tên đọc khác:

Khoan cốt

Đặc biệt: Kỳ huyệt

HUYỆT VỊ CHÂM CỨU
HUYỆT VỊ CHÂM CỨU

Mô tả huyệt:

1. Vị trí xưa :

Bên cơ duỗi lớn của đùi, ngang vói bờ trên của xương đầu gối đo thắng lên 2 thổn (huyệt Lương khâu) rồi đo ra ngoài 1 thốn. Khi điếm huyệt nên ngồi co chân hoặc nằm ngửa

2. VỊ trí nay:

xác định huyệt Lương khâu, do qua trái qua phải mỗi bên 1 thốn. Tất cả có 4 huyệt

Tác dụng trị bệnh:

Viêm khớp gối, liệt hạ chi.

HUYỆT VỊ CHÂM CỨU
HUYỆT VỊ CHÂM CỨU

Phương pháp châm cứu:

Châm Thẳng, sâu 1 – 2 thốn. Khi châm có cảm giác căng tức tại chỗ hoặc lan ra khớp gối.

Tham khảo:

1. «Ngọc long kinh» ghi rằng: “Hai bên huyệt Lương khâu do ra mỗi bên 5 thốn”.

2. «Đồ dực» ghi rằng: “ở trên khớp gối, hai bên huyệt Lương khâu đo ra ngoài 1 thốn”.

3. «Y kinh tiêu học» ghi rằng: “Bốn huyệt ở xương đầu gối, ở hai bên Lương khâu, mỗi huyệt đo ra 1,5 thốn, trị đau mông đùi”.

4. «Đại thành» ghi rằng: “Bốn huyệt ở xương đầu gối, ở huyệt Lương khâu rồi đo ra hai bên, mỗi bên ra 1,5 thốn, cả hai chân gồm 4 huyệt. Trị đau đùi chân, cứu 7 lửa”.

5. Huyệt Bận cốt, trong ba sách như “Ngọc long kinh”, “Đồ dực”, “Y kinh tiểu học” khi điểm huyệt đều định vị trí có khác nhau. Trong sách này chúng tôi lấy theo “Đồ dực”, còn “Ngọc long kinh” khi định vị trí lại ghi : “Hai bèn huyệt Lương khâu, mỗi bên đo ra 5 thốn”, có lẽ in lộn 5 phân thành 5 thốn.

HUYỆT VỊ CHÂM CỨU
HUYỆT VỊ CHÂM CỨU
Bài trướcHUYỆT BẤT DUNG 
Bài tiếp theoHUYỆT BẬN CỮU

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.