HUYỆT TRƯỜNG CỐC Ở ĐÂU?

长谷穴

Zhǎng gǔ xué

HUYỆT TRƯỜNG CỐC
HUYỆT TRƯỜNG CỐC

Xuất xứ của huyệt Trường Cốc từ đâu?

Sách «Thiên kim»

Đặc biệt của huyệt Trường Cốc là gì?

Kỳ huyệt.

Tên Hán Việt khác của huyệt Trường Cốc là gì?

Tuần tê, Trường bình.

HUYỆT TRƯỜNG CỐC
HUYỆT TRƯỜNG CỐC

Vị trí của huyệt Trường Cốc ở đâu?

1. Vị trí xưa:

Huyệt ở hai bên rốn đo ra 5 thốn (Thiên kim).

2. VỊ trí nay:

Nằm ngửa khi điểm huyệt, huyệt ỏ vùng bụng ngay rốn, đo ra mỗi bên 2,5 thốn.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Trường Cốc là gì?

Không muốn ăn, phù thũng, lỵ, viêm thận, viêm trường vị mãn tính.

Phương pháp châm cứu của huyệt Trường Cốc như thế nào?

1. Chàm 0,5 – 0,8 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức.
2. Cứu 3 – 50 lửa.

Tham khảo của huyệt Trường Cốc:

1. «Thiên kim» ghi rằng: “ỉa chảy kiết lỵ không muốn ăn uống, ăn không tiêu, cứu Trường cốc 50 lửa, 3 lần như vậy”.
2. «Thiên kim dực» ghi rằng: “Ra nhiều mồ hôi, tứ chi nâng lên như không có sức, cứu nơi đường chỉ văn ngang 50 lửa, ở hai bên rốn, từ rốn ra 7 thốn, rồi cứu huyệt Trường bình 10 lửa ở hai bên rốn đo ra 5 thốn, không châm”.
3. «Châm cứu không huyệt cập kỳ liệu pháp tiện lãm» ghi rằng: “Trưồng cốc là kỳ huyệt, nằm ở hai bên rốn 2 thốn 5 phân, châm 5 – 8 phân, cứu 3 – 7 lửa. Chủ trị lỵ, tiêu hóa kém, không muốn ăn, cũng có thể trị bệnh phù thũng, viêm thận, bệnh trường vị mãn tính”.
4. Huyệt Trưồng cốc theo “Thiên kim” còn gọi là tuần tế, “Thiên kim dực” gọi là Trưòng bình.

Bài trướcHUYỆT TRÚC TRƯỢNG
Bài tiếp theoVỊ TRÍ HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG Ở ĐÂU?

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.