KINH TÂM BÀO

Khúc trạch

Hợp thủy huyệt của Tâm bào.

Vị trí: huyệt nằm ở bờ trong tấm gân cơ 2 đầu, trên nếp gấp khuỷu tay.

Tác dụng: thông tâm khí, điều trướng phủ, sơ gíáng khí nghịch ở thượng tiêu, thanh tâm hỏa, trừ huyết nhiệt, giải co rút; dùng để điều trị đau sưng khuỷu tay, đau cẳng tay, cánh tay, đau vùng tim, miệng khô, phiền táo, nôn do cảm hàn hay thai nghén, thổ tả.

Khích môn

Khích huyệt của Tâm bào.

Vị trí: huyệt nằm trên nếp cổ tay 5 thốn, giữa gan cơ gan bàn tay lớn và gan bàn tay bé.

Tác dụng: định tâm an thần, lý khí thư hung cách, thanh giáng lương huyết; dùng để điều trị đau vùng trước tim có nôn mửa, hồi hộp, ngũ tâm phiền nhiệt.

Giản sử

Kinh kim huyệt của Tâm bào. Huyệt còn có tên gian sử, quỷ lộ.

Vị trí: huyệt nằm trên nếp cổ tay 3 thốn, giữa gân cơ gan bàn tay lớn và gan bàn tay bé.

Tác dụng: định thần, khử đờm, điều tâm khí, thanh thần chí, sơ giải tà khí ở quyết âm và thái dương; dùng điều trị đau cánh tay, nóng gan bàn tay, tâm phiền, hồi hộp, đau vùng tim, trúng phong đờm dãi nhiều, nôn, khản tiếng, điên cuồng.

Nội quan

Lạc huyệt của Tâm bào, giao hội huyệt của kinh thủ quyết âm và âm duy mạch.

Vị trí: từ đại lăng đo lên 2 thốn, giữa gân cơ gan bàn tay lớn và gan bàn tay bé.

Tác dụng: thanh tâm bào, sơ tam tiêu, định tâm an thần, hòa vị, lý khí, trấn thống; dùng để điều trị đau tại chỗ, hồi hộp, đánh trống ngực, nôn, đầy bụng.

Đại lăng

Nguyên huyệt, du thổ huyệt của Tâm bào. Huyệt còn có tên tâm chủ, quỷ tâm.

Vị trí: mặt trong tay, trên nếp cổ tay, giữa 2 gân cơ gan tay dài và gấp chung các ngón.

thanh tâm định thần, hòa vị thư ngực, thanh dinh lương huyết;

dùng điều trị đau tại chỗ, lòng bàn tay nóng, đau sườn ngực, đau vùng tim, nôn, cười mãi không ngớt, dễ hoảng hốt.

Lao cung

Huỳnh hỏa huyệt của Tâm bào. Huyệt còn có tên ngũ lý, chưởng trung, quỷ lộ.

Vị trí: trên đường văn tim, giữa xương bàn ngón 3 và 4.

Tác dụng: thanh tâm hỏa, trừ thấp nhiệt, tức phong lương huyết, an thần hòa vị; dùng để điều trị run bàn tay, ra mồ hôi lòng bàn tay, đau vùng tim, tâm phiền, khát, tim hồi hộp, cười mãi không thôi, loét miệng, sốt về đêm.

Trung xung

Tỉnh mộc huyệt của Tâm bào.

Vị trí: huyệt ở giữa đầu ngón giữa, chỗ cao nhất của đầu ngón tay, cách móng tay độ 0,2 thốn.

Tác dụng: điều trị lòng bàn tay nóng, cứng lưỡi, đau vùng tim, tâm phiền, trúng phong, bất tỉnh, hôn mê, sốt không ra mồ hôi.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.