KINH TỲ

Ẩn bạch

Tỉnh mộc huyệt của Tỳ. Huyệt còn có tên quỷ luật, quỷ lũy, quỷ nhãn.

Vị trí: ở góc trong gốc móng chân cái 0,2 thốn, trên đường tiếp giáp da gan chân với da lưng bàn chân.

Tác dụng: điều huyết, thống huyết, ích tỳ, phò tỳ, ôn tỳ, thanh tâm, định thần, ôn dương hồi nghịch; dùng để ùng điều trị tại chỗ, liệt chi dưới, đầy bụng, không muốn ăn, nôn, tiêu chảy, điên cuồng, mạn kinh phong.

Đại đô

Huỳnh hỏa huyệt của Tỳ.

Vị trí: huyệt ngang chỗ tiếp nối của thân với đầu gần xương đốt 1 ngón cái, ở trên đường tiếp giáp giữa da lưng và da gan bàn chân.

Tác dụng: dùng để điều trị đau nhức tại chỗ và lân cận, đầy bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, người nặng nề, sốt không có mồ hôi.

Thái bạch

Nguyên huyệt, du thổ huyệt của Tỳ.

Vị trí: mặt trong bàn chân trên đường tiếp giáp giữa da lưng và gan bàn chân, huyệt nằm ở hõm giữa thân và đầu xa của xương bàn chân ngón 1.

Tác dụng: phò tỳ thổ, hòa trung tiêu, điều khí cơ, trợ vận hóa; dùng để điều trị tại chỗ sưng đau bàn chân, đầy bụng, đau bụng, ăn không tiêu, kiết lỵ, người nặng nề, khó chịu, sốt không có mồ hôi.

Công tôn

Lạc huyệt của Tỳ, một trong bát mạch giao hội huyệt thông với mạch Xung.

Vị trí: mặt trong bàn chân trên đường tiếp giáp giữa da lưng và gan bàn chân, huyệt nằm ở hõm giữa thân và đầu gần xương bàn ngón chân 1.

Tác dụng: phò tỳ vị, lý khí cơ, điều huyết hải, hòa Xung mạch; dùng để điều trị sưng đau bàn chân, đau bụng dưới, đau dạ dày, kém ăn, nôn, động kinh.

Thương khâu

Kinh kim huyệt của Tỳ. Huyệt còn có tên là thương khưu.

Vị trí: ở chỗ hõm dưới mắt cá trong.

Tác dụng: kiện tỳ vị, tiêu thấp trệ; dùng để điều trị đau nhức tại chỗ, đau mặt trong đùi, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu lỏng hoặc táo bón, hoàng đản, kinh phong trẻ em, cứng lưỡi.

Tam âm giao

Huyệt hội của 3 kinh thái âm, thiếu âm, quyết âm của chân. Huyệt còn có tên là đại âm, thừa mạng, hạ tam lý.

Vị trí: đỉnh cao mắt cá trong đo lên 3 thốn, bờ sau trong xương chày.

Tác dụng: bổ tỳ thổ, trợ vận hóa, thông khí trệ, sơ hạ tiêu, điều huyết thất tinh cung, đuổi phong thấp ở kinh lạc, kiện tỳ hóa thấp, sơ can ích thận; dùng để điều trị đau cẳng chân, tiêu hóa kém, đầy bụng, kinh nguyệt không đều, rong kinh, khí hư, bế kinh, di mộng tinh, rối loạn đường tiểu, đái dầm, toàn thân đau nhức nặng nề, mất ngủ.

Địa cơ

Khích huyệt của Tỳ. Huyệt còn có tên là tỳ xá.

Vị trí: huyệt ở dưới huyệt âm lăng tuyền 3 thốn, ở sát bờ sau trong xương chày.

Tác dụng: hòa tỳ lý huyết, hòa vinh huyết, điều bào cung; dùng để điều trị đau bụng, căng tức sườn, không muốn ăn, đau lưng, đái khó, di mộng tinh, trưng hà, kinh nguyệt không đều.

Âm lăng tuyền

Hợp thủy huyệt của Tỳ. Huyệt còn có tên âm chỉ lăng tuyền.

Vị trí: huyệt nằm sát bờ sau trong xương chày, ngay dưới mâm xương chày.

Tác dụng: vận trung tiêu, hóa thấp trệ, điều hòa bàng quang, lợi hạ tiêu; dùng điều trị tại chỗ đau sưng gối, lạnh bụng, không muốn ăn, ngực sườn căng tức, bụng cổ trướng, di tinh, đái không tự chủ, đái khó, đái dầm.

Huyết hải

Vị trí: điểm giữa bờ trên xương bánh chè đo lên 1 thốn vào trong 2 thốn.

Tác dụng: đau mặt trong đùi, mẩn ngứa, kinh nguyệt không đều.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.