THUẬT DƯỠNG SINH CỦA NGƯỜI XƯA

THUẬT DƯỠNG SINH CỦA NGƯỜI XƯA
THUẬT DƯỠNG SINH CỦA NGƯỜI XƯA

PHÉP DƯỠNG SINH VỚI TUỔI THỌ CON NGƯỜI

A- NGUYÊN VĂN:

Thượng cổ chi nhãn, kỳ tri đạo giả, pháp vu âm dương, hòa vu thuật số’1’, thực ẩm hữu tiết, khởi cư hữu thường, bất vọng tác laot2), cố năng hình dử thần cụ’3’, nhỉ tận chung kỳ thiên niên(4>, độ bách tuế nãi khứ ; Kim thời chỉ nhân bất nhỉên dã, dĩ tửu vi tương’5’, dĩ vọng’6’ vi thường, túy dĩ nhập phòng, dĩ dục kỉệt kỳ tỉnh, dĩ háo tán kỳ chân(7), bất tri trì mãn’8’, bất thời ngự thần’9’, vụ khoái kỳ tâm, nghịch vu sinh lạc, khơỉ cư vô tiết, cố’ bán bách nhi suy dã.

(Tố vấn : Thượng cổ thiên chăn luận)

c- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Thời thượng cổ, những người biết phép dưỡng sinh, biết thích ứng theo quy luật biến hóa âm dương của trời đất, biết điều hòa ứng dụng các thuật dưỡng sinh, ăn uống có điều độ, làm việc nghĩ ngơi có giờ giấc, không quá lao lực, phòng sự cho nên tinh thần và thể chất đều sung mãn, trọn hưởng tuổi đời, thọ trăm tuổi mới khuất. Người đời nay không phải thế, họ lấy rượu thay nước uống, lây hành động sai quấy làm thói quen, đang lúc say rượu lại nhập phòng, vì buông thả dâm dục quá độ mà làm cho tinh khí khô kiệt, hao tán chân nguyên, không biết giữ cho tinh khí sung mãn, thường không biết cách tự chủ lây tinh thần của mình, chỉ vì muốn thỏa lòng ham muốn nhất thời mà làm trái với lạc thú sinh hoạt bình thường, sống làm việc nghỉ ngơi không chừng mực, tuổi mới năm mươi mà sức khỏe đã suy rồi.

D- CHÚ THÍCH :

(1)  . Pháp vu âm dương,hòa vu thuật số . Biết thích ứng theo quy luật biến hóa âm dương của trời đất, biết điều hòa ứng dụng các thuật dưỡng sinh.

–    Pháp, là học cách thích ứng.

–    Âm dương, là quy luật đối lập thông nhất của trời đât.

–    Hòa, là biết điều hòa ứng dụng.

 

THUẬT DƯỠNG SINH CỦA NGƯỜI XƯA
THUẬT DƯỠNG SINH CỦA NGƯỜI XƯA

Thuật số : đây chỉ các thuật tu tâm dưỡng sinh. Thuật số còn có nghĩa là phép xem số, bói quẻ đoán lành dữ theo ngũ hành sinh khắc.

(1)      Lao lực và phòng sự.

(2)      Hình dữ thần cụ: Hình là hình thể, thần là tinh thần, cụ có nghĩa là sung mãn.

(3)      Thiên niên: Tuổi thọ một đời người.

(4)      Tương Nước cơm .

(5)      Vọng : Sai quấy.

(6)      Chân :Chân khí thiên nhiên của con người.

(7)      Bất tri trì mãn: Bất tri là không biết, trì mãn là

giữ cho tinh khí sung mãn.

(8)      Bất thời ngự thần : Bất thời là thường không biết

cách, ngự thần là lự chủ điều khiển tinh thần của mình.

MỤC 2 – PHẢI PHÒNG TRÁNH HƯ TÀ TẶC PHONG

A- NGUYÊN VĂN :

Phù thượng cổ thánh nhânll) chi giáo hạ(2) dã, giai vị chi hư tà tặc phong(3), tỵ chi hữu thời, điềm đạm hư vôí4), chân khí(5) tòng chi, tinh thần nội thủ, bệnh yên tòng lai.

(Tô’ vấn : Thượng cổ thiên chân luận)

c DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Bậc thánh nhân thời xưa dạy bảo người đời thường nói, đốì với hư tà tặc phong (khí bất chính của tứ thời) phải lánh né kịp thời, giữ cho tâm tính thanh tịnh an nhàn, chân khí được thông sướng, tinh thần gìn giữ bên trong, làm sao có thể sinh ra bệnh tật được ?

D- CHÚ THÍCH :

(1)    Thánh nhân 3? A: Chỉ người có tài cao đức trọng phi phàm.

(2)    Giáo hạ : Dạy bảo người đời.

(3)    Hư tà tặc phong :Tà khí thừa hư xâm nhập gọi là hư tà, bôn mùa khí hậu thái quá bất cập gây bệnh gọi là tặc phong.

(4)     Điềm đạm hư vô : Điềm đạm là tâm tính thanh tịnh, an nhàn. Hư vô là không có tạp niệm, suy nghĩ lung tung.

(5)    Chân khí Là nguyên khí của con người.

E- LỜI BÀN :

Đoạn kinh văn trên nêu bật nguyên tắc cơ bản của phép dưỡng sinh là phải biết phòng tránh tác nhân gây bệnh bên ngoài là “hư tà tặc phong”,đồng thời phải biết giữ cho tâm tính của mình “điềm đạm hư vô” “tinh thần nội thủ”, đừng để tình chí thất thường biến thành tác nhân gây bệnh bên trong. Qua đó cho thấy quan điểm duy vật và tư tưởng phòng bệnh của Đông y rất là khoa học. Tuy nhiên phép dưỡng sinh chủ trương phải “điềm đạm hư vô” rõ là do hấp thụ học thuyết của đạo Lão.

SÔNG THUẬN THEO QUY LUẬT SINH TRƯỞNG THU TÀNG CỦA BÔN MÙA

A- NGUYÊN VĂN :

Xuân tam nguyệt, thử vị phát trần(1), thiên địa câu sinh, vạn vật dĩ vinh, dạ ngọa tảo khởi, quảng bộ vu đỉnh, bị phát hoãn hinh(2>, dĩ sử chí sinh(3), sinh nhi vật sát, dữ nhi vật đoạt, thưởng nhi vật phạt, thử xuân khí chỉ ứng, dưỡng sinh chi đạo(4) dã. Nghịch chi tắc thương can151, hạ vi hàn biến, phụng trưởng giả thiểu(6).

(Tố vấn : Tứ khí điều thần luận)

C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Ba tháng mùa xuân, gọi là thời thay cũ đổi mới, sinh khí tràn ngập đất trời, vạn vật đều sinh sôi nảy nở. Đang lúc này, người đêm nên ngủ muộn sáng dậy sớm, tản bộ sân thềm, xỏa tóc nới rộng lưng đai, để cho tinh thần được thư thái, phân khởi, sử sự nên rộng lòng tha thứ chứ không nên lạm sát, chỉ nên cho chứ không nên đoạt, chỉ nên

thưởng chứ không nên phạt. Đấy là cách sống thuận ứng với khí mùa xuân đúng theo phương pháp dưỡng sinh. Nếu làm trái lại thì sẽ tổn thương đến tạng can, làm cho khí cung phụng sinh trương cho mùa hạ kém đi, sang hè ắt sẽ mắc phải bệnh chứng hàn.

D- CHÚ THÍCH :

(1)  Phát trần Phát là khởi động, trần là cái cũ, phát trần có nghĩa là thay cũ đổi mới.

(2)     Bị phát hoãn hình  :  Bị phát là xỏa tóc, hoãn hình là nới rộng lưng đai.

(3)     Dĩ sử chí sinh :  Để cho tinh thần được thư thái, phấn khởi.

(4) Dưỡng sinh chi đạo  : Làm theo phép dưỡng sinh, bảo dưỡng khí lực sinh sôi nảy nở.

(5)     Nghịch chi tắc thương can:  Nghịch chi là làm trái lại, tắc thương can là sẽ làm tổn thương can.

(6)     Hạ vi hàn biến, phụng trưởng giả thiểu

Hạ vi hàn biến là sang mùa hè sẽ mắc bệnh chứng hàn, phụng có nghĩa là cung phụng. Khí trời đât được sinh phát từ mùa xuân, được trưởng dưỡng vào mùa hạ, được thu liễm vào mùa thu và được quy tàng vào mùa đông. Quy luật này khộng thể đảo ngược được. Bởi thê cho nên khí bê tàng mùa đông là dựa vào sự phụng dưỡng của mùa thu; Khí thu liễm ở mùa thu là dựa vào sự phụng dưỡng của mùa hạ; Khí trưởng thành của mùa hạ là dựa vào sự phụng dưỡng của mùa xuân; Khí sinh sôi của mùa xuân là dựa vào sự phụng dưỡng của mùa đông. Nêu mùa xuân ta sông không thích ứng với thời tiết, làm trái với quy luật thì đên.

mùa hạ tất nhiên thiếu điều kiện phụng dưỡng cho sinh khí trưởng thành và hay mắc phải bệnh tật chứng hàn.

A- NGUYÊN VĂN :

Hạ tam nguyệt, thử vị phồn tú(1), thiên dịa khí giao(2), vạn vật hoa thực(3), dạ ngọal4)tảo khởi, võ yếm vu nhật15’, sử chí vô nộ{6), sử hoa anh thành tú(7), sử khí đắt tiết, nhược sở ái tại ngoại(8), thử hạ khí chi ứng, dưỡng trưởng chi dạo dã(9). Nghich chi tắc thương tâm, thu vi giai ngược’10’, phụng thâu giả thiểu, đông chí trúng bệnh.

(Tô’ vấn : Tứ khí điều thần luận)

c- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Ba tháng mùa hè, cây cỏ sum sê tươi tốt, khí trời giáng xuống, khí đất thăng lên, khí trời đất giao nhau, vạn vật đơm hoa kết trái. Đang lúc này con người đêm nên ngủ muộn và sáng dậy sơm, chớ nhàm chán khí trời nóng bức

ngày dài, cần giữ cho tinh thần thoải mái không hề nóng giận, khiến thần khí như cây cỏ sinh trưởng tươi đẹp, khiến khí cơ được tuyên thông bài tiết, tinh thần luôn hướng ngoại thích thú với mọi sự vật bên ngoài, đó là cách sống thuận ứng với khí mùa hạ theo phép trưởng dưỡng. Trái lại thì sẽ làm tổn thương tạng tâm, sang thu sẽ bị sốt rét, làm cho khí phụng dưỡng “thu thâu” kém đi, sang đông ắt sẽ mắc bệnh khác nữa.

D- CHÚ THÍCH :

(1)     Phồn tú : Phồn là sum sê, phồn thịnh, tú là tươi tốt.

(2)     Khí giao .: Khí trời, khí đất giao nhau.

(3)  Hoa thực : Hoa là đẹp, thực là kết trái. Ý nói đơm hoa kết trái.

(4)  Dạ ngọa : Dạ là đêm tối, hàm nghĩa muộn, ngọa là nằm ngủ.

(5)     Vô yếm vu nhật

a : Vô yếm là chớ có chán, vu nhật ý nói mùa hè nóng bức ngày dài.

(6)  Sử chí vô nộ ‘: Sử chí là khiến tinh thần ý chí, vô nộ là không nóng giận.

(7) Hoa anh thành tú: Hoa anh ở đây chỉ thần chí, thành tú, có nghĩa vạn vật sinh trưởng tươi đẹp.

(8)  Nhược sớ ái tạị ngoại.

(9)  b: Hình dung trong lòng thư thái, tinh thần hướng ngoại, thích thú với mọi sự vật bên ngoài.

(10)  Dương trưởng chi đạo: Mùa hạ là giai đoạn vạn vật sinn trưởng thịnh vượng trong năm. Con người dựa theo quy luật tự nhièn để điều nhiếp tinh thần của mình thích

ứng với khí mùa hạ gọi là dưỡng trưởng chi đạo.

(11) Giai ngược : Bệnh sốt rét nóng lạnh.

 

THUẬT DƯỠNG SINH CỦA NGƯỜI XƯA
THUẬT DƯỠNG SINH CỦA NGƯỜI XƯA

A- NGUYÊN VĂN :

Thu tam nguyệt, thử vị dung bình(1), thiên khí dĩ cấp, địa khí dĩ minh(2), tảo ngọa tảo khởi, dữ kê câu hưng<3>, sử chí an ninh, dĩ hoãn thu hình’41, thu liễm thần khí, sử thu khí bình, vô ngoại kỳ chí, sử phế khí thanh, thử thu khí chi ứng, dưỡng thâu chi đạo dã(5). Nghịch chi tắc thương phế, đông vi tôn tiết’61, phụng tàng giả thiểu.

(Tố vấn : Tứ khí điều thần luận)

c- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Ba tháng mùa thư là mùa gặt hái thu hoạch đầy bồ, khí trời mát lạnh gió thổi siết, khí đất thì vắng tạnh trong trẻo. Người nên ngủ sớm dậy sớm như gà, khiến tinh thần yên tĩnh để hòa hoãn khí tượng tiêu điều heo hắt của mùa

thu, thu liễm thần khí để thích ứng với thời lệnh thu thâu, giữ cho thần chí không thoát ra ngoài, để cho phế khí trong trẻo và thông sướng. Đấy là phép thu liễm bảo dưỡng cơ thể để thích ứng với thời lệnh mùa thu. Nếu làm trái lại ắt sẽ làm tổn thương đến tạng phế, khiến khí phụng dưỡng cho đông tàng sẽ kém đi, sang đông ắt sẽ mắc bệnh chứng tiết tả.

Tôn tiết : Tôn là thức ăn cơm canh, tiết là tiết tả. Tôn tiết là bệnh chứng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.

THUẬT DƯỠNG SINH CỦA NGƯỜI XƯA
THUẬT DƯỠNG SINH CỦA NGƯỜI XƯA

A- NGUYÊN VĂN :

Đông tam nguyệt thử vị bế tàng(1), thủy băng địa sách(2), vô nhiễu hồ dương, tảo ngọa vãn khởi, tất đãi nhật quang, sử chí nhược phục nhược nặc, nhược hữu tư ý, nhược dĩ hữu đắc, khứ hàn tựu ôn, vô tiết bì phu, sử khí khí đoạt(3), thử đông khí chỉ ứng, dưỡng tàng chi đạo(4) dã. Nghịch chi tắc thương thận, xuân vi nuy quyếtí5), phụng sinh giả thiểu.

(Tố vấn : Tứ khí điều thần luận)

c- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Ba tháng mùa đông, vạn vật bế tàng, nước đóng băng, đât nứt nẻ, người không nên để khí dương bị nhiễu loạn, nên ngủ sớm dậy muộn, chờ lúc có ánh nắng mới dậy, giữ cho thần chí yên tình, như mai phục giấu kín bên trong, như có ý riêng, như đã đạt được diều chi không thể tiết lộ.

cần giữ ấm tránh lạnh, không nên làm đổ mồ hôi khiến dương khí luôn bị thất thoát. Đấy là phép dưỡng sinh bế khí tàng thần để thích ứng với khí hậu mùa đông. Nếu làm trái lại thì sẽ làm tổn thương tạng thận, khiến điều kiện phụng dương khí xuân sinh kém đi, sang xuân ắt sẽ mắc bệnh chứng chân tay bại xụi, quyết lãnh.

D- CHÚ THÍCH :

(1)  Bế tàng lẳd Mùa đông lạnh lẽo, vạn vật phải tiềm phục giữ kín dương khí bên trong.

(2)    Sách Đất nứt nẻ.

(3)  Sử khí khí đoạt: Chữ khí ở sau còn có âm cức, nghĩa là luôn luôn . Ý nói làm cho dương khí luôn bị thất thoát, cướp đoạt.

(4)    Dưỡng tàng chi đạo

(5)    Đê’ thích ứng với khí hậu mùa đông, con người cần bế khí tàng thần. Đó gọi là “Dương tàng chi đạo”.

(6)  Nuy quyết Nuy là tay chân bại xụi, quyết là toát lạnh hay khí nghịch.

E- LỜI BÀN :

Xuân ôn, hạ nhiệt, thu lương, đông hàn là đặc điểm của thời tiết khí hậu bốn mùa, con người phải biết cách thích ứng với quy luật tiêu trưởng của âm dương bốn mùa, nếu làm trái lại thì sẽ có hại cho sức khỏe của bản thân.

Bốn phép dương sinh, dưỡng trưởng, dưỡng thâu, dương tàng kể trên là vận dụng cụ thể nguyên tắc “Pháp vu âm dương” để diều nhiếp thần khí, bảo dương sức khỏe, thích ứng với thời tiết bôn mùa. Quan niệm chỉnh thể này

có ý nghĩa chỉ đạo đối với công cuộc bảo vệ sức khỏe và dự phòng bệnh tật cho nhân dân.

 PHÒNG BỆNH HƠN TRỊ BỆNH

A- NGUYÊN VĂN:

Tòng âm dương tắc sinh, nghịch chi tắc tử, tòng chỉ tắc trị, nghịch chi tắc loạn, phản thuận vi nghịch, thị vị nội cách(1). Thị cố thánh nhân bất trị dĩ bệnh trị vị bệnh, bất trị dĩ loạn trị vị loạn, thử chỉ vị dã. Phù bệnh dĩ thành nhi hậu dược chi, loạn dỉ thành nhi hậu trị chỉ, thí do2 khát nhi xuyên tỉnh3,đấu nhi chú chùy4, bất diệc vãn hồ.

(Tô’ vấn : Tứ khí điều thần luận)

c- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Thuận theo quỵ luật tiêu trưởng của âm dương thì sông, làm trái lại là chét, thuận theo quy luật sẽ bình ổn, nghịch lại thì sẽ rối loạn, một khi cơ năng bên trong cơ thể bị đảo ngược biên thuận thành nghịch, không thích ứng với thời tiết bốn mùa bên ngoài, đó gọi là nội cách. Cho nên

bậc thánh nhân không chờ khi có bệnh mới trị, mà là lo trị trước khi chưa bệnh, không đợi khi có loạn mới dẹp, mà là lo bình ổn khi chưa có loạn. Ý nghĩa của câu nói chính là thế. Nếu ta để mắc phải bệnh mới thuốc thang điều trị, đợi khi có loạn mới lo đánh dẹp, đó chẳng khác gì đợi khi khát mới lo đào giếng, đợi lúc có chiến loạn mới lo đúc rèn binh khí, như vậy chẳng phải đã quá trễ rồi ư ?

D-CHÚ THÍCH :

(1)  Nội cách : Cơ năng sinh lý của cơ thể không thích ứng với thời lệnh bôn mùa bên ngoài.

(2)     Thí do là Thí dụ như,chẳng khác gì.

(3)  Khát nhi xuyên tỉnh  Xuyên tỉnh là đào giếng. Ý nói đợi khát nước mới đào giếng.

(4)     Đầu nhi chú chùy .

(5)     Đâu có nghĩa là đánh giặc. Chú là đúc rèn, chùy là loại binh khí loại dùi sắt nhọn. Ý nói đợi lúc có chiến loạn mới lo đúc rèn binh khí.

ELỜI BÀN :

Đoạn kinh văn này nêu bật được luận điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh, giúp cho người đời sau phát huy hơn nữa tư tưởng y học dự phòng, tức phòng tránh trước khi bệnh,sớm trị liệu khi đã bệnh và phòng bị trước mọi khả năng của bệnh biến.

 TRÁNH THÓI HƯ TẬT XẤU

A- NGUYÊN VĂN :

 

Ngủ lao1)sở thương : cửu thị(2)thương huyết, cửu ngọa(3) thương khí, cửu tọaí4)thương nhục, cửu lập(5)thương cốt vị ngũ lao sở thương.

(Tô’ vấn : Tuyên minh ngũ khí thiên)

C- DỊCH NGHĨA NGVYÊN VĂN :

Năm chứng do lao lực quá độ làm tổn thương tinh khí của ngũ tạng : Chăm chú nhìn quá lâu hại cho tinh huyết, nằm ngủ quá lâu hại cho dương khí, ngồi yên quá lâu máu không lưu thông hại cho cơ nhục, đứng quá lâu khiến lưng gối và thận mỏi mệt hại cho xương, đi bộ quá lâu cân mạch mòn mỏi hại cho gân. Đây gọi là “Ngũ lao sở thương”.

D- CHÚ THÍCH :

(1)      Ngũ lao : Năm chứng lao lực quá độ bị thương tổn.

(2)      Cửu thị : Chăm chú nhìn quá lâu.

(3)      Cửu ngọa: Nằm ngủ quá lâu.

(4)      Cửu tọa :   Ngồi yên quá lâu.

(5)      Cửu lập :   Đứng yên quá lâu.

(6)      Cửu hành Đi bộ quá lâu.

 ĂN UỐNG CÓ ĐIÊU ĐỘ

A- NGUYÊN VĂN :

 

Âm(1)chi sở sinh, bản tại ngủ vị(2), âm chi ngủ cung(3), thương tại ngũ vị. Thị cố vị quá vu toan, can khí dĩ tân(4), tỳ khí nãi tuyệt(5!. VỊ quá vu hàm, đại cô’t khí ỉao(6>,đoản cơ, tâm khí ức. VỊ quá vu cam, tâm khí suyễn mãn, sắc hắc, thận khí bất hoànht7). VỊ quá vu khổ, tỳ khí bất nhu, vị khí nãi hậu(8). VỊ quá vu tân, cân mạch tự thỉ(9), tỉnh thần nãi ương1101.

(Tô’ vấn : Sinh khí thông thiên luận)

c DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN:

Âm tinh được sản sinh bắt nguồn từ ẩm thực ngũ vị, ngũ tạng nơi tàng trữ âm tinh cũng có thể bị thương do ăn uống vào ngũ vị. Cho nên ăn vị quá chua, can khí quá thịnh, can mộc khắc tỳ thổ, làm cho tỳ khí suy kiệt. Ăn vị quá mặn thì hại thận, nên xương cốt bị tổn thương, thận thủy quay lại hiếp tỳ thổ nên cơ bắp bị teo, thận thủy khắc tâm hỏa, khiến cho tâm khí bị uất. Ăn vị quá ngọt hại cho tỳ, tỳ thổ khí trệ lấn tâm, khiến cho thượng tiêu ngực đầy, khí

suyễn, tỳ thổ thắng, thận thủy bệnh, người có sắc mặt đen sạm, bên trong thận khí mất cân bằng. Ăn vị quá đắng thì hại cho tỳ, vì vị khổ thuộc hỏa, hỏa vượng khiến tỳ thổ táo mà không nhuận, vị táo thì khí bị đình trệ, sinh bệnh trướng mãn. Ăn vị quá cay thì hại cho phế, phế kim vượng khắc can mộc, can chủ cân mạch, can bệnh khiến cân mạch mềm nhủn dãn ra, vị cay khí tán, nên cũng có hại cho tinh thần.

D- CHÚ THÍCH :

(1)      Âm : Chỉ âm tinh, chất dinh dưỡng tinh vi.

(2)  Ngũ vị VỊ toan, khổ, cam, tân, hàm, tức vị chua, đắng, ngọt, cay, mặn của thức ăn. Ớ đây chỉ thức ăn.

(3)      Âm chi ngũ cung:Ngũ cung chỉ ngũ tạng, nơi

tàng trữ âm tinh, tức là tâm, can, tỳ, phế, thận.

(4)      Can khí dĩ tân :Tân có nghĩa là tràn đầy, quá

thịnh. Ý nói can khí quá thịnh.

(5)      Tỳ khí nãi tuyệt Tỳ khí bị suy kiệt.

(6)  Đại côt khí lao A.

(7)  Đại cốt là chỉ xương cốt. Khí lao có nghĩa là tổn thương. Ý nói xương cốt bị tổn thương.

(8)  Thận khí bâ’t hoành : Bâ’t hoành, là mất cân bằng. Ý nói thận khí mat cân bằng.

(9)      VỊ khí nãi hậu : Chữ hậu không phải nghĩa dày,

mà là chỉ trướng đầy Ý nói dạ dày vì quá táo, khí trệ trướng đầy.

(10)   Cân mạch tự thứ: Chữ tự có nghĩa là đất trũng thấp ướt, mềm nhủn, thỉ là dãn ra. Ý nói gân mạch mềm nhũn, dãn ra.

 

(11)  Nãi ương 75 Chữ ương này đồng nghĩa tai ương, tức có hại vậy.

 

THUẬT DƯỠNG SINH CỦA NGƯỜI XƯA
THUẬT DƯỠNG SINH CỦA NGƯỜI XƯA
Bài trướcCHỮA GAI ĐÔI TRÊN CỘT SỐNG
Bài tiếp theoTHỊT BA BA

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.