Bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ

Nếu trẻ có dấu hiệu bí tiểu, hay khi đi tiểu mà khóc thét và bao quy đầu căng phồng như bong bóng thì có thể trẻ bị hẹp bao quy đầu thật sự, khi đó bạn cần đưa bé đến bác sĩ khám.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ là gì ?

Bao qui đầu là một bao da mỏng được bọc phía ngoài của qui đầu dương vật, gồm hai lớp da. Lớp ngoài liền với da của thân dương vật, sau khi trùm kín qui đầu rồi gập lại, từ đây lớp trong được hình thành, dính sát vào rãnh qui đầu. Ở phía mặt dưới của qui đầu, lớp da này gấp lại thành một nếp gờ gọi là dây hãm hay còn gọi dây thắng để giúp dương vật thẳng khi cương. Bên trong hai lớp da này được cấu tạo bởi mô liên kết gồm rất nhiều sợi chun giãn, đàn hồi. Do đó bao qui đầu có thể lộn ra, lộn vào một cách dễ dàng. Đến tuổi dậy thì, dương vật phát triển nhanh, to, dài ra và bao qui đầu lộn ra ngoài.

Ở trẻ nhỏ phần lớn bị hẹp bao qui đầu sinh lý, tức là bao qui đầu không kéo tuột xuống được do có tình trạng dính tự nhiên giữa bao qui đầu và qui đầu. Khi trẻ lớn bao quy đầu sẽ tách dần khỏi quy đầu và chúng ta có thể dễ dàng kéo bao quy đầu lên, thông thường quá trình tách này sẽ hoàn chỉnh khi trẻ được 5 tuổi.

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có những triệu chứng gì ?

Kéo bao quy đầu của trẻ lên, những trẻ có hẹp bao quy đầu bạn không thể kéo bao quy đầu lên đến cổ dương vật.

Trẻ rặn khi đi tiểu

Tia nước tiểu yếu

Nhiễm trùng tiểu tái phát

Khi trẻ có những triệu chứng trên bạn nên đưa trẻ đi khám để giúp xác định chẩn đoán.

Mối nguy cơ khi trẻ bị hẹp bao quy đầu

Có tới gần 90% trẻ bị hẹp bao quy đầu nhưng hầu hết cha mẹ đều không nhận biết được dấu hiệu trẻ bị hẹp, hay không muốn cho trẻ đi chích bao quy đầu. Lớn hơn ý thức được bệnh, nhiều thiếu niên lại xấu hổ không dám đi phẫu thuật.

Lúc trưởng thành, hẹp bao qui đầu thường gây đau khi dương vật cương cứng, một số trường hợp không cương cứng được, gây khó khăn trong quan hệ tình dục.

Hẹp bao qui đầu làm cho nước tiểu đọng lại, dương vật phồng lên. Khi đi tiểu, nước tiểu thường không chảy ra hết mà phải đợi đến một lát sau. Đây chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng, lâu ngày sẽ gây viêm nhiễm bao qui đầu. Hậu quả lâu dài có thể dẫn tới viêm đường tiết niệu hoặc ảnh hưởng tới thận. Nguy hiểm hơn, đó là nhiều người bị ung thư dương vật, phải cắt bỏ hoàn toàn bộ phận sinh dục cũng vì nguyên nhân hẹp bao quy đầu bẩm sinh.

Trên thực tế, 90% bệnh nhân ung thư dương vật có tật hẹp bao quy đầu và khoảng 80% số đó phải cắt bỏ hoàn toàn dương vật. Và sau khi đã cắt bỏ, khả năng làm chồng, làm cha là rất khó khăn dù được tạo hình dương vật giả.

Điều trị trẻ bị hẹp bao quy đầu

Với trẻ dưới 5 tuổi, thường dùng thuốc thoa tại chỗ, có corticosteroid với hàm lượng 0,1% dexamethasone, thoa lên bao quy đầu, 3 lần mỗi ngày trong thời gian 6 tuần, dưới tác dụng của corticosteroid thì bao qui đầu giãn ra và tuột xuống được. Tuy nhiên, trước khi sử thuốc cho trẻ cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Với trẻ trên 6 tuổi mà bao qui đầu chưa tuột ra và đã bôi thuốc mà không kết quả, kèm theo mỗi lần đi tiểu có hiện tượng bao quy đầu căng phồng như bong bóng hay thường bị viêm bao qui đầu, thì nên phẫu thuật cắt bao qui đầu.

Ngày nay, nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, laser kỹ thuật cao ra đời, nên cắt bao qui đầu trở nên đơn giản, phẫu thuât không gây chảy máu, ít đau, chỉ cần gây tê tại chỗ, sau mổ không cần cắt chỉ, thời gian phẫu thuật khoảng 15-20 phút, không phải nhập viện. Sau mổ người bệnh nghỉ ngơi tại chỗ vài chục phút rồi ra về, tự chăm sóc hậu phẫu, lành sau khoảng một tuần.

Khi tắm cho bé, bạn nên rửa và lộn bao quy đầu cho con. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, sự tích tụ các cặn thừa trong nước tiểu và dịch nhầy của đường tiết niệu đọng ở nếp da quy đầu. Có những trường hợp, nếu người mẹ vệ sinh bao quy đầu sạch sẽ cho trẻ dần dần tình trạng này sẽ khỏi.

Còn nếu thấy khó lộn hoặc bao quy đầu bị dính lại, bé hay gãi ngứa ở đầu dương vật, đi tiểu tiện đau buốt, đầu dương vật sưng đỏ, hoặc có những nốt hay cục màu trắng ngà nằm ở trong bao quy đầu… thì bạn nên đưa bé đi khám và yên tâm nghe theo chỉ định của bác sĩ. Vì kỹ thuật tách bao quy đầu rất đơn giản, chỉ cần cắt chỗ chít hẹp ở quy đầu.

Việc xử lý hẹp bao quy đầu cần thực hiện càng sớm càng tốt (khi trẻ từ 1- 2 tuổi) và muộn nhất là trước tuổi dậy thì. Nếu để quá tuổi trưởng thành mới can thiệp, bao quy đầu sẽ khó bóc tách hết, chưa kể những trường hợp đã có biến chứng xơ chai hoặc ung thư do bị “giam” quá lâu. Khi đó, dương vật đã có viêm mạn tính biến đổi thành tiền ung thư hoặc ung thư.

Các triệu chứng viêm từ việc hẹp bao quy đầu

1.Hẹp bao quy đầu gây ra những trở ngại về việc phát dục, phát triển sinh lý bình thường ở nam giới, làm ảnh hưởng tới cuộc sống hòa thuận vợ chồng sau này. Có thể lấy hẹp bao quy đầu làm ví dụ, nó làm chậm sự phát triển sinh dục ở nam vì trong độ tuổi dậy thì phần bao quy dầu bị phần da bao quá dài bao bọc chặt khiến cho quy đầu không thể tiếp cận với thế giới bên ngoài một cách thường xuyên, điều này làm cho dương vật teo nhỏ rõ rết so với những nam thanh niên cùng lứa tuổi, điều này chắc chắn sẽ làm cho người bệnh không thể có được một cuộc sống sinh hoạt bình thường như mọi người.

2. Việc bao quy đầu quá dài như vậy còn một tác hại không nhỏ khác là phần quy đầu sẽ bị teo nhỏ lại và bên trong phần da này nhiều lớp mô da có hiện tượng biến sắc kèm theo mùi khó chịu. Ngoài ra khi bị bao chặt như vậy lượng dịch kèm mủ bên dưới lớp da này không thể thoát ra ngoài và cũng không thể vệ sinh sạch sẽ cho nên dễ gây ra hiện tượng viêm bao quy dầu, viêm tiền liệt tuyến, quy đầu sung tấy, ngứa v.v…

3. Hẹp bao quy đầu còn gây tổn hại đến chức năng gan, thận: do bi phát viêm cho nên đường tiết niệu sẽ bị bé lại, dẫn đến tiểu tiện khó khăn, để lâu sẽ làm cho chức năng gan thận trong cở thể bạn bị tổn hại nghiêm trọng

Do da bao quy đầu quá dài ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người bệnh, gây phát viêm mãn tính tại cơ quan sinh dục vì thế các bậc phụ huynh nên quan tâm đúng dắn tới sức khỏe sinh lý con mình để tránh việc để lâu các triệu chứng này sẽ chuyển biến thành viêm mãn tính khó chữa.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.