Bé từ 1 đến 2 tháng tuổi

Bệnh mẩn ngứa: Khi bé 2 tháng tuổi, trên mặt, đầu, đặc biệt là lông mày có những sần như da đầu, hoặc nổi 3-4 nốt sần trên mặt, khi nóng quá hay sau khi phơi nắng những nốt này tăng thêm, đó là mẩn ngứa thường gặp. Nguyên nhân của nó còn chưa rõ, có thế liên quan đến cơ địa.Thông thường khi bị mẩn ngứa thì theo chỉ dẫn của bác sĩ dùng thuốc bôi lên là khỏi.

Trên đỉnh đầu trẻ sơ sinh thường có đọng những vảy, nó sẽ tự khỏi hoàn toàn.Không nên dùng tay cạy ra mà có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé và các đồ dùng, gối của bé.

trẻ bị mẩn ngứa
trẻ bị mẩn ngứa

Bé từ 2 đến 3 tháng tuổi

Sốt: Tình trạng bé bị sốt khi được 2 -3 tháng tuổi không phải là hiếm thấy. Do sự phát triểncủa trung khu thân nhiệt chưa hoàn thiện, thân nhiệt bé rất sẽ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài. Nếu bé mặc quá nhiều áo, trời quá nóng, hoặc đi trên xe đông người… đều có thể làm bé sốt. Chỉ cần để bé nằm ở nơi mát, uống một chút nước chín để nguội, sau 2 -3 giờ sẽ hạ sốt. Hoặc tắm nước ấm cũng có thể hạ thân nhiệt cho bé.

Bé tiếp nhận kháng thể từ mẹ thì thường trong nửa năm có sức đề kháng nhất định, không bị nhiễm bệnh gây sốt, nhưng cha mẹ bị cảm có thể lây cho con gây sốt.

Nếu bé bị sốt do sữa hay nước vào tai khi tắm thì cần đến’ khám tại bệnh viện.

Bé khi bị lạnh rất dễ mắc bệnh viêm phổi, cần đưa đến bệnh viện ngay.

Cần chú ý giữ nhiệt cho bé, nhưng cũng cần tránh môi trường quá nóng, đắp chăn mền quá kỹ. Trẻ sơ sinh bị sốt chủ yếu hạ sốt bằng phương pháp vật lý, lau mát hoặc nằm gối nước lạnh.

Trẻ bị sốt
Trẻ bị sốt

Bé từ 3 đến 4 tháng tuổi

Quấy khóc. Bình thường một ngày bé cũng khóc vài lần, nếu một bé 3 – 4 tháng mà những lúc phải khóc thì lại không khóc, cả ngày lúc nào cũng ngoan ngoãn nằm trên giường thì cần nghĩ bé có bị bệnh gì nghiêm trọng không.

Khi bé khó chịu trong người hoặc muốn gì thì chỉ biết khóc để biểu hiện, như đói, khát nước, ướt tã, môi trường quá nóng hay quá lạnh đều có thể khóc. Đó đều là những biểu hiện bình thường, biểu hiện khóc này không gây hại, sắc mặt, nhiệt độ cơ thể đều bình thường, sau khi được bú, thay tã bé sẽ nhanh chóng không khóc nữa. Vì vậy, cần tăng cường chăm sóc cho bé, chú ý cho bú kịp thời, giữa cử bú cho uống nước, thay tã cho bé khi bị ướt, sau khi bé đi cầu cần rửa sạch, giữ vệ sinh khô ráo ‘phần mông cho bé. Tùy thời tiết, nhiệt độ mà mặc quần áo, đắp mền thích hợp, như vậy bé sẽ bớt khác.

Có bé do được bế ru đu đưa hoặc bế quá nhiều tạo thành thói-quen, cụ thể là khi đặt bé nằm xuống một lát là khóc ngay, cha mẹ bế lên thì nín; có bé còn phải vừa bế vừa đi lại đu đưa mới nín khóc. Đối với những bé này, áp dụng nguyên tắc: khi bé nằm trên giường khóc không cần thiết phải bế ngay, có thể một lúc sau mới bế bé. Cũng không nên vì sợ bé thành thói quen đòi bế mà mặc kệ không bế bé khi bé khóc, để nước mắt chảy cả vào tai gây viêm tai, và vì khóc quá lâu, bụng bé bị không khí vào. Tóm lại, cần quan sát kỹ bé, tìm ra nguyên nhân làm bé khóc để giải quyết, đối với những bé hay khóc, thường xuyên bế bé ra ngoài tản bộ, hít thở không khí mới. Theo độ tuổi lớn dần, tình trạng khóc sẽ bớt đi.

Bé quấy khóc
Bé quấy khóc

Những bé đang yên, tự nhiên khóc không ngừng, đồng thời hai đùi co lại, sắc mặt trắng, khóc liên tục 10 – 20 phút rồi ngưng, về mặt thần kinh, ăn uống bình thường, không nôn ói, hiện tượng này có thể do co thắt ruột gây đau bụng, mỗi ngày có thể xảy ra 2 – 3 lần, thuộc về một trong những bệnh đau bụng do chức năng.

Bé đau bụng: Biểu hiện chủ yếu là tự nhiên bật khóc, quấy khóc không yên. cần để ý xem có bị lồng ruột không. Lồng ruột là do đoạn ruột này lồng vào một đoạn ruột khác, ruột không thông, làm nhu động tăng mạnh, gây đau bụng dữ dội. Biểu hiện bật khóc không ngừng, hai đùi gập, sắc mặt trắng, không bú sữa, bế lên cũng không thấy đỡ, vừa yên được 5-6 phút lại khóc và lặp lại như vậy nhiều lần, nếu để lâu sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra nếu bé khóc kèm theo sốt cần nghĩ đến chứng viêm gây đau, như viêm ống tai, viêm tai giữa.

Không muốn bú sữa bò: Những bé vốn nuôi bằng sữa bò, đến 3 -4 tháng tuổi tự nhiên không thích bú sữa bò nữa, nhưng chịu uống nước trái cây, nước uống… Đối với những bé này, cần chú ý xem có kèm sốt, tiêu chảy, nôn ói, tình trạng thần kinh có tốt không. Loại trừ yếu tô” do bệnh, thì có thể do cho bẻ bú lượng sữa quá nhiều. Vì trước 3 tháng tuổi bé không thể hấp thu hoàn toàn protein trong sữa bò, cho bú sữa bò quá nhiều, lượng protien tăng nhiều, làm gan, thận gánh vác quá mức. Bé sau 3 tháng tuổi, có thể hấp thu lượng protein trong sữa nhiều hơn, nếu để thời gian dài, khi lượng ptotein nhiều sẽ làm gan, thận làm việc nhiều, dẫn đến biểu hiện không muốn ăn, bé sẽ không thích bú sữa bò.

Đối với những bé này, có thể dùng cách thaysữa hoặc uống sữa tươi, thay những thức ăn dặm thêm vào sữa, thậm chí thay núm vú.

Thông thường, tạm thời trong mấy ngày bé bú ít, chỉ cần cung cấp đủ nước thì sẽ không có gì đáng ngại, thường thì bé có thể ăn theo tình trạng tiêu hóa của mình, và khoảng từ 7 – 10 ngày thì sẽ trở lại bình thường.

Tiêu chảy. Tình trạng đi cầu của bé có một phạm vi biến đổi. Nếu bé bú mẹ thì phân thường là màu vàng, mềm đồng đều, thường có mùi chua; Bé bú sữa bò phân màu vàng nhạt hoặc màu vàng đất, dạng đặc hơn, thường có lẫn màu xám trắng, mùi hôi. Số lần đi cầu thay đổi tùy theo lượng ăn vào, nếu ít một ngày khoảng 1-2 lần, nếu nhiều 5-6 lần. Thông thường bé bú mẹ đi cầu nhiều lần hơn.

Có những bé đi cầu nhiều, phân màu lục vàng, dạng hồ loãng, cổ lẫn những thức ăn hay sữa chưa tiêu hóa, nhưng tinh thần và sự thèm ăn của bé vẫn tốt, thể trọng cũng tăng bình thường, biểu hiện này không gọi là bệnh. Đa số khi bé đến tháng thứ 4 – 5 ăn thêm thức ăn dặm thì đi cầu sẽ trở lại bình thường, cần nói rõ là có những bé đi cầu nhiều lần, nhưng lượng phân mỗi lần ít, có chứa chất dính màu lục đậm, đó là do bú không đủ sữa, khi tăng lượng sữa cho bé bú thì số lần đi cầu sẽ giảm rõ rệt.

Bé 3- 4 tháng nếu bị tiêu chảy thì nguyên nhân thường gặp là do chăm sóc về ăn uống chưa cẩn thận, như nuôi bằng sữa mẹ do lượng sữa mẹ đột nhiên tăng, bé bú quá nhiều mà gây nên. Nếu trước khi bú cho bé uống một chút nước, để lượng sữa vào ít đi một chút, số lần đi cầu sẽ giảm bớt, tính chất phân cũng chuyển biến tốt hơn. Bé nuôi bằng sữa bò, nếu bú lượng sữa quá nhiều hoặc cho bé ăn thêm thức ăn dặm quá sớm, quá nhiều cũng gây tiêu chảy. Nếu có những tình trạng trên, thì pha loãng sữa hoặc điều chỉnh lại thức ăn dặm cho bé.

Nếu sau khi đã điều chỉnh lại chế độ ăn cho bé mà số lần đi cầu vẫn nhiều, thậm chí phân có lẫn mũ máu, đồng thời sốt, không muốn ăn, nôn, tình trạng thần kinh yếu thì bé có thể bị bệnh lỵ cần đưa bé đi khám kịp thời.

Tiêu chảy làm bé mất nước và chất điện giải, dễ gây mất nước. Bé càng nhỏ càng dễ mất nước nghiêm trọng, có bé chỉ mới đi cầu vài lần là miệng đã khô, mắt lõm, tiểu ít. Để tránh mất nước có thể truyền dịch, trường hợp nhẹ có thể uống dung dịch muối đường bổ sung.

Đối với bé bị tiêu chảy, ngoài việc bổ sung nước, lượng sữa cho bé bú nên giảm với lượng vừa phải. Trong lúc chăm sóc bé cần thay tã thường xuyên khi tã ướt, sau khi bé đi cầu phải rửa sạch hậu môn, lau khô, để tránh gây viêm da do tã lót. Ngoài ra, cần chú ý bình sữa, núm vú phải được nấu tiệt trùng sạch sẽ, không cho bú sữa đã bị hư. Nếu khi có người lớn bị bệnh lỵ, không nên tiếp xúc với bé hoặc trước khi tiếp xúc với bé phải rửa tay, những việc này đều có tác dụng nhất định trong phòng tiêu chảy cho trẻ sơ sinh.

Táo bón: Gọi là táo bón không những chỉ nói đến số lần đi cầu ít, mà chủ yếu là nói đến đi cầu có phân rắn khác thường, làm cho việc đi cầu trở nên khó khăn. Có khi do phân quá cứng khi ra khỏi hậu môn phần đầu có dính vết máu hay dịch dính, làm đau hậu môn, thường mỗi lần đi cầu bé la khóc, kém ăn, bụng trương, thường thấy phần bụng dưới bên trái cứng đó là phân nén lại.

Có nhiều nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh, thông thường là lượng sữa bú không đủ, uống ít nước, và lượng đường trong sữa quá thấp hoặc có dinh dưỡng không tốt, trẻ bị bệnh còi xương vì cơ bụng yếu, cơ ruột không đủ sức gây nên táo bón. Ngoài ra bị nứt hậu môn, hậu môn bị ép, hoặc bệnh kết tràng bẩm sinh cũng là những nguyên nhân dẫn đến táo bón.

Bé được nuôi bằng sữa mẹ ít bị táo bón hơn bé nuôi bằng sữa bò. Nếu sữa mẹ không đủ màgây táo bón có thể thêm một ít sữa đặc có đường (1 phần sữa đặc có đường thêm 6 phần nước). Đối với bé nuôi bằng sữa bò có thêm một ít đường vào sữa, tốt nhất là đường mạch nha, ngoài việc thay đổi thành phần sữa còn có thể cho bé uống nước trái cây, mật ong…

Bé 3-4 tháng tuổi không nên dùng thuốc nhuận tràng, nếu bé bị táo bón tích phân nhiều không tự rặn ra được, có thể dùng ống bơm đít chuyên dùng cho bé để thúc đẩy trực tràng đẩy phân ra hoặc bôi một ít vazelin vào hậu môn.

Để phòng ngừa táo bón, tốt nhất nên tập cho bé có thói quen đi cầu đúng giờ, thường bé được 3 tháng tuổi là bắt đầu tập cho bé, buổi sáng sau khi bú xong thì xi bé đi cầu, đồng thời chú ý nhiệt độ môi trường, cần để bé ngồi bô theo tư thế thoải mái.

Nổi mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh: Khi mới bị bệnh, thường có những nốt mẩn đỏ bắt đầu từ phần mà từ từ lan ra cả mặt, da có thể biến thành dạng mẩn có nước, sau khi vỡ chảy dịch ra, tạo thành vảy màu vàng. Vì mẩn ngứa kích thích da, làm cho bé quấy khóc không yên, ảnh hưởng đến giấc ngủ và nghỉ ngơi, có thể bị nặng gây nhiễm trùng.

Đặc điểm bệnh mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh là bệnh lúc nhẹ lúc nặng, có trường hợp liên tục vài tháng không trị dứt được, vì vậy khi chăm sóc cho bé cần kiên nhẫn, cần phân tích về mặt ăn uống xem có liên quan đến loại sữa, thức ăn dặm, thức ăn của mẹ không. Nếu nghi ngờ do không hợp với sữa, có thể thay đổi loại sữa, tránh để bé ở môi trường quá nóng, quá ẩm, ra mồ hôi. Áo mặc ở trong nên chọn loại bằng vải coton, không chọn loại sợi nylon tổng hợp, không dùng xà bông rửa mặt, để tránh kích thích da gây ngứa, đau. Nên cắt móng tay cho bé, nếu có điều kiện có thể cho bé mang bao tay vải phin hoặc khi ngủ tránh để bé gãi sướt mặt gây nhiễm trùng thứ phát.

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Sốt: Trẻ ..sơ sinh 3 -4 tháng tuổi nếu nhiệt độ cơ thể khoảng 38°c, thì y học gọi là sốt nhẹ. Lúc này nên kiểm tra xem có phải do chăm sóc chưa tốt. Ví dụ như nhiệt độ môi trường xung quanh quá cao, bé mặc áo quá nhiều, tã lót quá kỹ quá chặt, hoặc bế bé trong lòng quá lâu, nhiệt ở mẹ truyền sang cho bé. Những nguyên nhân trên đều có thể làm thân nhiệt bé cao hơn bình thường. Đó là những nguyên nhân bên ngoài gây sốt, chỉ cần loại bỏ nguyên nhân, để bé nằm nghỉ ở nơi mát, cho bé uống thêm nước, thì thường sau 1-2 giờ là nhiệt độ sẽ hạ. Cũng như vậy, khi mùa đông đến ủ ấm quá mức, ví dụ như để hai túi giữ ấm trong chăn mền của bé thì cũng làm thân nhiệt bé tăng tạm thời, đó là do chức năng điều hòa nhiệt của bé còn chưa hoàn hảo, dễ bị ảnh hưởng của môi trường.

Nguyên nhân gây sốt thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh là bị viêm nhiễm đường hô hấp, như cảm hoặc viêm nhiễm đường hô hấp trên. Ngoài ra viêm tai giữa, viêm amiđan, viêm da mưng mủ cũng có thể gây sốt.

Hiện nay y học cho rằng sốt là một loại phản ứng phòng ngự của cơ thể đối với bệnh tật, khi sốt tốc độ trao đổi chất tăng, chức năng miễn dịch hoạt động mạnh, tạo nhiều kháng thể, chức năng gan cũng tăng theo. Những điều này đều có tác dụng kháng viêm. Vì vậy, trước khi chứng viêm chưa không chế mà ép nhiệt độ hạ xuống, không những không có lợi cho việc không chế chứng viêm, mà còn làm ảnh hưởng đến việc chẩn đoán bệnh. Nhưng khi nhiệt độ sốt quá cao (trên 39°C), thời gian quá lâu, thì cần cho bé uống thuốc hạ sốt. Thông thường khoảng mỗi 4 giờ uống một lần thuốc hạ sốt. Ngoài việc dùng thuốc, còn có thể dùng biện pháp vật lý hạ sốt như dùng dung dịch cồn 75% pha với nửa phần nước để làm dung dịch lau mát, thông thường lau trán, dưới nách, bẹn.

Ho: ho là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân chủ yếu gây ho cho bé là nhiễm trùng đường hô hấp, khi mới bệnh bao giờ cũng bắt đầu bằng sốt, chẩy mũi trong, hắt hơi, nghẹt mũi, sau 1-2 ngày thì ho, cũng có trường hợp khi mới bắt đầu đã ho. Do viêm họng hầu và khí quản, tiết chát nhiều, kích thích niêm mạc đường hô hấp mà gây ho. Vì bé không biết khạc dàm, đàm trong miệng sẽ nuỏt xuống hoặc tích tại họng hầu. Vì vậy thường có tiếng đàm “khò khè”, bé thường bị kích thích ói do ho gây nên, trong chất ói ra thường có lẫn dịch đàm.

Cần chú ý là nêu ho quá mạnh, tiếng ho khàn, khi thở muôn nghẹt, môi tím tái, bé có thể đã bị viêm họng cấp. Viêm họng phát triển khá nhanh, gáy nguy hiểm đến việc hô hấp, cần đi khám chữa trị kịp thời, Nếu ho tăng, có kèm thở dốc, tinh thần mệt mỏi hoặc bực bội không yên… rất có thể do phát triển đến viêm phế quản, viêm phổi, cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện.

Nguyên tắc trị ho chủ yếu là loại trừ viêm ngừng ho và loại đàm, tiêu viêm là biện pháp cơ bản, sau khi khống chế được chứng viêm, ho sẽ khỏi. Ho khan nhiều gây ảnh hưởng đến nghỉ ngơi và giấc ngủ của bé, có thể dùng thuốc giảm ho. Đối với trẻ bị viêm phổi, thường dùng phối hợp thuốc ho và thuốc tiêu đàm. Nếu chỉ dùng thuốc ho mà không tiêu đàm có thể làm hô hấp khó hơn, bệnh nặng thêm.

Khi chăm sóc, cần chú ý cho bé uống nước nhiều, nơi ở cần có không khí mát, tránh ẩm, để đàm loãng, dễ khạc ra ngoài.

Bé từ 4 đến 5 tháng tuổi

Xử lý các trường hợp bất thường

Phòng ngừa tai nạn ngoài ý muốn: Bé 4 -5 tháng tuổi đã có thể quay đầu hay ngóc đầu trên giường, với lấy đồ chơi trước mặt, khi bé khóc do cử động chân tay có thể làm bé thay đổi hoàn toàn vị trí ban đầu. Vì vậy, khi bé 5 tháng tuổi nằm trên giường, phải chú ý đến khe giường, dùng chăn mền ngăn lại để tránh bé bị té ngã hay bị kẹt vào khe giường. Ngoài ra, những đồ chơi buộc trên giường cần buộc chặt để tránh đồ chơi rơi làm bé bị thương.

Bé 4 – 5 tháng thường muốn ngồi dậy chơi,khi bế ngồi hay kê gối cho bé ngồi cần chú ý kê chặt, nhưng cũng không nén vây kín đề phòng khăn rơi làm ngạt bé. Túi nylon có thể dùng để đựng đồ chơi, nhưng không để túi rỗng bừa bãi, đặc biệt là khi không có người ở cạnh bé, để phòng trường hợp bé chui đầu vào túi gây sự cố ngạt thở.

Phòng ngừa bệnh lây nhiễm: Bé được 4 tháng thì cơ hội tiếp xúc với môi trường bên ngoài cũng tăng thêm và cơ hội bị lây bệnh cũng nhiều hơn, ngoài ra, lúc này kháng thể của mẹ cho bé cũng từ từ ít đi, mất hẳn, mà khi đó khả năng tự sản sinh miễn dịch ở bé còn chưa có, vì vậy bé rất dễ bị nhiễm bệnh. Để phòng bệnh cho bé, nhất thiết chú ý duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý, cho ăn đúng cách, đủ dinh dưỡng, để nâng cao khả năng kháng bệnh ở bé. Chích ngừa theo lịch.

Mùa đông, xuân, thu dễ bị nhiễm bệnh đường hô hấp, cần cách ly với người bệnh, nên đưa bé ra ngoài hít thở không khí trong lành, chú ý dinh dưỡng, thường xuyên thay không khí mới cho phòng ở, mặc quần áo cho bé tùy tình hình thời tiết, tránh để bé đến những nơi công cộng đông người hoặc nhà có người bệnh.

Khả năng tiêu hoá của bé kém mà cơ thể ngày một lớn, cần dinh dưỡng nhiều hơn, bình thường dạ dày đã phải làm việc nhiều, nên khi ăn uống không thích hợp hay bị cảm, thức ăn bị nhiễm bẩn sẽ rất dễ gây bệnh tiêu hóa cho bé.

Phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp trên, đây là bệnh thường gặp nhất ở bé, 90% là do nhiễm virus, nhưng đối với bé, sau khi bị nhiễm virus gây bệnh, thường làm cho niêm mạc đường hô hấp trên ‘mất sức đề kháng, vi khuẩn nhiễm vào nên thường thấy viêm nhiễm vừa do virus vừa do vi khuẩn.

Viêm nhiễm đường hô hấp trên là chỉ mũi, mũi họng và niêm mạc họng bị viêm cấp tính, do sức đề kháng của bé thấp, nếu khi bị nặng mà không kịp thời chữa trị bệnh sẽ lây đến các cơ quan phụ cận, gây viêm giác mạc cấp tính, viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa, nếu để lâu gây viêm khí quản, phế quản, phổi, trường hợp nghiêm trọng qua máu có thể gây bại huyết, nhiễm đường tiết niệu.

Tuy nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên là do virus, nhưng ở trẻ sơ sinh thường là nhiễm hỗn hợp virus vi khuẩn, vì vậy các bác sĩ đều cho rằng cần dùng một số kháng sinh. Đối với bé chủ yếu là chăm sóc tốt, để bé được nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước, giảm bớt lượng sữa, cố gắng để không khí phòng luôn mới, cần kịp thời hạ nhiệt bằng lau mát.

Bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên thường lây nhiễm qua đường hô hấp’và tiếp xúc trực tiếp, như khi người lớn bị cảm cúm có thể lây qua bé khi hắt hơi, ho, nói chuyện.. Vì vậy khi mẹ bị bệnh, cố gắng hạn chế tiếp xúc với bé, hoặc đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước khi cho bé bú.

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh: Biểu hiện chủ yếu ở bé khi bị viêm tai giữa là khóc, quấy, dùng tay móc tai, còn có thể kèm sốt, nôn, tiêu chảy, lỗ màng nhĩ có dịch mủ chảy ra.

Nguyên nhân chủ yếu làm trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa có liên quan đến đặc điểm giải phẫu sinh lý. ở trẻ sơ sinh ông nối giữa họng và tai ngắn, lại rộng và thẳng, nếu bé bú nằm, khi bị ho sặc, đem chất tiết có nhiễm khuẩn vào ống tai họng đến tai giữa, gây viêm tai giữa.

Chăm sóc cho trẻ sơ sinh rất quan trọng, ngoài việc dùng kháng sinh còn phải làm sạch mũ ở trong tai, sau đó dùng kháng sinh nhỏ tai, dùng Neomycine, Cỉoramphenicol nhỏ tai mỗi lần 2-3 giọt, mỗi ngày 4-6 lần, sau khi nhỏ thuốc nằm ngửa 10 -15 phút, bố mẹ dùng ngón tay ấn nhẹ vào xương mềm của ống tai, để dịch thuốc thấm đều vào màng nhĩ, lưu lại một thời gian dí đó, sau khi nhỏ thuốc nhét tai bằng bông gòn khô để tránh dịch thuốc rỉ ra ngoài.

Tiêu chảy: Tiêu hóa không tốt là bệnh thường gặp ở bé 4 -5 tháng tuổi, ở tuổi này, chức năng dạ dày ruột của bé kém, dịch vị và men tiêu hóa tiết ra hơi ít, khả năng đề kháng với bệnh nhiễm thấp, một khi có sự thay đổi môi trường xung quanh thì sẽ bị ảnh’ hưởng và dễ bị tiêu chảy. Nếu không kịp thời chữa trị, có thể kéo dài không hết, ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, dễ nhiễm bệnh.

Nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy là chăm sóc về ăn uống cho bé chưa tốt, đặc biệt là bé bú sữa bò, chỉ cần cho bé bú quá nhiều hay quá ít, bú sữa không đúng giờ, cho ăn dặm quá sớm hoặc thêm thức ăn dặm quá gấp hay thay đổi tính chất thức ăn đột ngột, đều có thể gây nên tiêu chảy. Có những bé không hợp với sữa bò hoặc khó tiếp nhận một số thức ăn cũng đều có thể gây tiêu chảy. Bình sữa, núm vú, dụng cụ cho bé ăn nếu không sạch sẽ vi khuẩn sẽ lây nhiễm gây tiêu chảy. Tiêu chảy là do tác dụng của nóng sốt và độc tố gây rối loạn chức năng tiêu hóa.

Cách chữa trị là không chế việc ăn uống, cho bé bú ít hoặc tạm thời không cho bú, mục đích là để đường tiêu hóa nghỉ ngơi, giảm nhẹ sự làm việc của dạ dày, để dễ hồi phục chức năng bình thường. Nếu bé bú sữa mẹ có thể vẫn cho bé bú tiếp, không cần ngưng, nhưng bắt đầu cần giảm thời gian cho bú và kéo dài thời gian cách quãng, đợi khi tiêu chảy có chuyển biến tốt từ từ cho bú lại như bình thường. Nếu sau khi bù nước cho bé nuôi bằng sữa bò, có thể cho bé bú sữa bò loăng (nửa sữa bò và nửa nước), sau đó từ từ tăng tỉ lệ sữa bò đến mức bình thường theo tình trạng của bé,

Đối với bé bị tiêu chảy, còn cần bổ sung lượng nước và muối khoáng mất đi do tiêu chảy, có thể dùng dung dịch muối đường. Cho bé ăn với phương pháp ăn nhiều lần, mỗi lần một ít, trường hợp nặng cần đưa đến bệnh viện kịp thời.

Bệnh còi xương: Y học gọi là bệnh còi xương do thiếu vitamin D. Do thiếu vitamin D làm canxi, phospho trong thức ăn không được cơ thê hâp thu sử dụng đủ, vì vậy ảnh hưởng đến canxi hóa xương gây nên bệnh còi xương. Bé thường bắt đầu phát bệnh ở 3 tháng tuổi, thời kỳ đầu sự trở ngại về phát triển của xương không rõ, chủ yếu biểu hiện ở ngủ không yên, dễ giật mình, khóc đêm, ra nhiều mồ hỏi. Vì ra nhiều mồ hôi dầu, nên thường lắc đầu sát trên gối gây rụng tóc.

Nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu cho cơ thể là tia cực tím trong ánh sáng mặt trời chiếu vào da, làm cho ergosterol và dehydrocholesterol trong đã chuyển thành cholecalciferol tức nguồn vitamin D3 nội tại. Mùa đông ít hoạt động ở môi trường ngoài, hơn nữa tia cực tím trong ánh nắng không đủ, nên mùa đông tỉ lệ mắc bệnh còi xương cao. Phương pháp dự phòng là nên để bé tắm nắng nhiều vào mùa đông, cách làm cụ thể là bế bé ra ngoài trời hay mở cửa sổ để nắng chiếu vào. Nếu đóng cửa sổ có cánh thủy tinh thì tia cực tím không vào và không đạt được mục đích chiếu tia cực tím. Mùa hè phơi nắng trực tiếp quá nóng, thời gian lâu sẽ gây tổn thương làn da mỏng manh của bé, có thể để bé hoạt động bên ngoài ở nơi mát cũng có hiệu quả.

Thời kỳ trẻ sơ sinh cơ thể phát triển nhanh, đặc biệt là trẻ đẻ non, lượng canxi, phospho dự trữ không đủ, nên dễ bị bệnh còi xương.

Tỉ lệ canxi, phospho trong sữa mẹ thích hợp và dễ hấp thu đối với bé, nhưng tỉ lệ này trong sữa bò thì không thích hợp. Vì vậy bé được nuôi bằng sữa mẹ ít bị bệnh còi xương hơn bé nuôi bằng sữa bò.

Thiếu máu do thiếu sắt: Lượng sắt dự trữ trong cơ thể của trẻ sơ sinh chỉ đủ cho nhu cầu của bé đến 3-4 tháng tuổi. Bé từ 4 – 5 tháng phát triển rất nhanh, lượng sắt cần cung cấp cũng lớn thêm, lúc này nếu không bổ sung sắtkịp thời sẽ dễ sinh bệnh thiếu máu do thiếu sắt, Vì vậy sau tháng thứ 5, cần cho bé bổ sung thêm những thức ăn dặm có nhiều sắt, đặc biệt là những bé phát triển nhanh, bé đẻ non cần bổ sung sắt sớm hơn.

Ngoài việc do tốc độ phát triển quá nhanh dẫn đến thiếu máu, cũng có trường hợp do hấp thu sắt không đủ gây thiếu máu. Vì thức ăn chính của bé 4 – 5 tháng tuổi là sữa, cho dù là sữa mẹ hay sữa bò thì hàm lượng sắt đều thấp. Mỗi 1OO ml đều chứa lượng nhỏ hơn 0, 2mg, vì vậy, nếu không kịp thời cung cấp thêm thức ăn giàu sắt cũng dễ gây thiếu máu. Hơn nữa chức năng dạ dày, ruột của bé còn kém, dễ bị tiêu chảy, ảnh hưởng không tốt đến việc hấp thu sắt, lượng sắt thải ra ngoài theo phân tăng, từ đó gây thiếu máu.

Ngoài ra, vì hàm lượng sắt trong sữa mẹ và sữa bò không đủ cho nhu cầu của bé nên nếu chỉ cho bú sữa mà không cho bé ăn dặm theo tuổi hay ăn không đủ thì đều có thể gây thiếu máu do thiếu sắt. Vì vậy, bé 3 tháng tuổi bắt đầu cho ăn thêm canh rau, nước quả; 4 tháng ăn thêm rau nghiền, trái cây nghiền, lòng đỏ trứng, bắt đầu với qủa trứng, đợi khi bé thích ứng từ từ tăng lên với bé 5 tháng tuổi có thể ăn mỗi ngày 1 lòng đỏ trứng.

Trẻ ăn dặm với lòng đỏ trứng gà
Trẻ ăn dặm với lòng đỏ trứng gà

Bé bị thiếu máu do thiếu sắt có thể dùngthuốc bổ sung sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bệnh lồng ruột: Bé đột nhiên khóc dữ dội thành cơn, hai đùi co gập, đó là biểu hiện đau bụng thường gặp, cần xem có phải bị lồng ruột không.

Biểu hiện khi bị lồng ruột là khóc thành cơn, mỗi lần 10 – 20 phút, thời gian cách quãng có thể ngủ yên, hoặc chơi nhưng sau vài giờ lại khóc và lặp lại nhiều lần. Bé bị lồng ruột có biểu hiện tinh thần kém, mệt mỏi, sắc mặt trắng, sau khi đau bụng không lâu thì bị nôn ói; dịch nôn ra thường có mật hoặc như phân.Lúc mới bị bệnh phân còn bình thường, sau khi bỊ bệnh, 4 – 12 giờ sau, phân thải ra có dạng như dịch quả lẫn máu, nhưng không có mùi hôi, có khi chỉ cần kiểm tra ở hậu môn cũng thấy có vết máu. Cần đưa bé đến bệnh viện để kịp thời chữa trị.

Bé từ 5 đến 6 tháng tuổi

Tiêu chảy vào mùa đông: Mỗi khi mùa thu đông đến, trẻ sơ sinh thường mắc bệnh tiêu chảy đặc trưng, nó có khác so với tiêu chảy thông thường, đó là bệnh tiêu chảy do viêm ruột gây bởi virus, thường gặp ở bé từ 5 – 12 tháng tuổi. Thường bệnh phát cấp tính, kèm triệu chứng sốt và cảm như ho, chảy mũi như triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp trên, nhưng tinh thần còn tốt, phân có dạng nước hoặc hoa trứng, thường kèm nôn, trường hợp nghiêm trọng kèm mất nước, thời gian bệnh ngắn thường từ 4 – 7 ngày, dài từ 2 – 3 tuần.

Do khi bị bệnh, hoạt tính men của ruột non giảm rõ rệt, nên khi phát bệnh cần tạm ngưng cho bú sữa, thay bằng chế phẩm đậu, hoặc sữa lên men, dùng ít đường trong thức ăn, nồng độ cần giảm thấp (2%).Vì bệnh có thể tự hồi phục, đa số sau 4-8 ngày từ từ khỏi.

Sốt: Ớ trẻ nhỏ quá trình trao đổi chất mạnh hơn người lớn, nên thân nhiệt thường cao hơn người lớn một chút. Thân nhiệt bé trong một ngày cũng có thể dao động ớ mức nhất định, thường là sáng thấp, tối cao, nhưng phạm vi dao động không quá l°c. Trên lâm sàng thân nhiệt bé là:

Thăm nhiệt đường hậu môn: 36, 5 – 37, 5°c

Thăm nhiệt ở dưới nách: 36 – 37°cở người lớn và trẻ lớn thân nhiệt dưới người 36, 2 – 37, 0°c

Nếu thăm nhiệt ở hậu môn quá 38°c, ở dưới nách quá 37, 4°c (dưới lưỡi quá 37, 5°C) thì được xem là bị sốt.

Trẻ sơ sinh có thể sốt do bị ảnh hưởng của môi trường bên ngoài, nếu sốt nhẹ (38 – 38, 5°C) không cần hạ nhiệt.tức khắc, nếu nhiệt độ trên 39°c, cần hạ nhiệt ngay.

Hạ nhiệt bằng phương pháp vật ìý, như tắm trong nước ấm, nhúng bé sốt cao trong thau nước khoảng 38°c trong 20 phút, hoặc dùng vải mùng thấm cồn 30% lau nách, bẹn, dưới cổ.., hoặc dùng túi nước lạnh, nước đá đệm đầu, hoặc đắp khăn, 15 – 30 phút thay khăn một lần, nếu thấy hiện tượng lạnh run cần lấy khăn ra ngay. Thuốc hạ sốt dùng loại nhét hậu môn hoặc nhỏ mũi chuyên dùng cho trẻ sơ sinh.

Cần nói rõ là những biện pháp hạ nhiệt trên đây chỉ là tạm thời, chỉ khi khống chế được chứng viêm thì thân nhiệt mới trở lại bình thường.

Nghẹt mũi: Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, trước đây người ta cho rằng do bé bị cảm gây nên, những nguyên nhân chủ yếu lại do đặc điểm giải phẫu sinh lý tạo nên. Vì xương mũi ở bé chưa phát triển hoàn thiện, đường cong uốn khúc trong mũi hẹp, nên khi chất tiết nhiều thì rất dễ gây nghẹt mũi, điều này không có liên quan nhấtđịnh với cảm. Thực ra, năng tẩm cũng làm tăng sức đề kháng cho bé là một cách xử lý nghẹt mũi tốt. Ngoài ra, cần giữ ấm cho bé vào mùa lạnh, mùa lạnh giữ nhiệt độ phòng khoảng 15 – 16°c, đồng thời độ ẩm cần khoảng 60%, nếu có nước mũi hay vảy rỉ mũi nên lấy ra, nếu nghẹt mũi nhẹ, không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé và bé bú thì không cần quá gấp, trường hợp nặng có thể nhỏ thuốc nhỏ mũi mỗi lần 1 giọt, mỗi ngày 2-3 lần, không nên lạm dụng thuốc nhỏ mũi, nếu không sẽ gây hậu quả không tốt.

Lệch cổ: Đầu bé không ngay, lệch sang bên, mật không thẳng với phần cổ, nếu không kịp thời uốn nắn dần dần phần đầu phát triển không đối xứng, khi khám bác sĩ có thể sờ thấy một cục sưng nhỏ hình tròn hay hình oval, đường kính 23 cm, hơi cứng, đụng vào không đau, mặt da ngoài không sưng đỏ.

Phương pháp chữa trị: Thông thường dùng túi cát hay gối đệm đầu để chỉnh lại phần lệch vào vị trí đúng, xoa bóp nhẹ phần sưng để nó nhỏ lại. Tập cổ xoay theo chiều nghiêng, mỗi ngày làm 100 – 150 lần, có thể chia ra tập nhiều lần, sau khoảng nửa năm sẽ khỏi, nếu trên 1 tuổi mà vẫn không khỏi có thể nghĩ đến điều trị bằng phẫu thuật.

Bé từ 6 đến 7 tháng tuổi

Bé bị cảm: Bé 6 – 7 tháng tuổi đã hết kháng thể từ mẹ truyền cho, nên dễ bị cảm hay nhiễm đường hô hấp trên.

Cảm ở trẻ em có hai cách lây trực tiếp qua hắt hơi, ho, nói chuyện, hô hấp đem vi khuẩn phát tán trong không khí, người khỏe mạnh hít vào, vi khuẩn sẽ phát triển sinh bệnh, và gián tiếp qua việc dùng chung chén bát, đũa, khăn mặt, khăn tay, đồ chơi..

Vì cảm do virus gây bệnh, đến nay vẫn chưa có thuốc trị đặc hiệu, kháng sinh không có tác dụng đối với virus. Nhưng trị bệnh cảm đ trẻ nhỏ thường trị theo triệu chứng, như khi bị nghẹt mũi ảnh hưởng đến việc bú sữa và hô hấp của bé thì có thể dùng thuốc nhỏ mũi, khi sốt cao dùng các phương pháp làm hạ thân nhiệt, nếu triệu chứng nặng thêm có thể do bị nhiễm cả vi khuẩn, có thể dùng thêm kháng sinh để điều trị.

Bệnh nổi mẩn cấp ở trẻ sơ sinh. Đây là bệnh nốt ban thông thường ở trẻ. Thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, do virus gây nên, lây truyền qua nước bọt, mùa đông và xuân tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn. Khi bị bệnh qua một lần thì thông thường không bị lại lần thứ hai.

Biểu hiện lâm sàng là sốt cao đột ngột tới 39 – 40°c, thậm chí cao hơn, thường kèm khó chịu, khó ngủ, ho, chảy mũi, có trường hợp buồn nôn, nôn, liên tục 3-4 ngày, thân nhiệt tự nhiên hạ xuống. Khi thân nhiệt hạ thì trên da xuất hiện những ban đỏ đầu tiên ở cổ, sau lan dần toàn thân, nhưng trên mặt và tứ chi tương đối ít. Ban đỏ mọc 1 ngày, 1- 2 ngày biến mất, không để lại vết, sốt ngày thứ 2 -3, phần gáy, sau tai, cổ hạch bạch huyết hơi sưng, nhưng ấn vào không đau. Trẻ sau khi bị bệnh sẽ nhanh chóng khỏe lại, rất ít tai biến. Trị liệu chủ yếu là trị triệu chứng, chăm sóc chu đáo.

Bé từ 7 đến 8 tháng tuổi

Chăm sóc bé khi bị sốt

  1. Sắp xếp một môi trường dễ chịu, nhiệt độ phòng thích hợp, thông thoáng, không khí mới, nhưng cần chú ý không để gió thổi trực tiếp vào người bé, môi trường phải sạch sẽ, bảo đảm giác ngũ và nghỉ ngơi cho bé.
  2. Chú ý bổ sung dinh dưỡng và nước. Khi bé bị sốt, sự hao phí dinh dưỡng và nước tăng, trong khi đó chức năng-tiêu hóa bị ảnh hưởng, vì vậy cần giảm lượng sữa và thức ăn với mức thích hợp, cô” gắng cho bé uống nước quả và nước chín, như vậy vừa giúp tiêu hóa tốt hơn lại bổ sung được lượng nước cần thiết cho bé. Đối với bé bị đau họng hoặc bé dễ bị nôn ói, có thể cho uống sữa lạnh và nước mát nhiều lần mỗi lần một ít.
  3. Phòng ngừa sốt cao gây co giật, khi bé sốt cao cần kịp thời hạ sốt, tránh để sốt cao đột ngột gây co giật.
  4. Lựa chọn phương pháp hạ sốt thích hợp, nếu sốt nhẹ dưới 38, 5°c, có thể không cần dùng thuốc hạ sốt, mà dùng cách lau mát bằng cồn hay bằng nước. Nếu sốt cao không hạ thì mới dùng thuốc.
  5. Cần theo dõi sát tình trạng sốt và chuyển biến bệnh của bé, bằng cách đặt tay lên trán để’ ước đoán thân nhiệt cao hay thấp, tốt nhất dùng nhiệt kế thăm nhiệt ở nách một ngày vài lần và ghi lại nhiệt độ, làm như vậy không những phụ huynh sẽ theo dõi được thân nhiệt của bé mà khi đến bệnh viện khám bệnh các số liệu nàycũng giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Theo dõi tình trạng sốt không thế biêu thị hoàn toàn cho bệnh tình của bé mà còn phải theo dõi cả những biểu hiện tinh thần, tình trạng ăn uống cho dù là sốt nhẹ.

Sốt cao gây co giật’. Trẻ nhỏ sốt cao thường xuyên bị co rút gân, còn gọi là làm kinh, nhưng không phải do hệ thần kinh bị viêm nhiễm gây nên, đa số từ 6 tháng đến 3 tuổi, đặc biệt là trên dưới 1 tuổi khả năng phát bệnh tăng, nếu bố mẹ lúc nhỏ đã từng bị qua thì khả năng con bị sẽ cao hơn từ 3 – 10 lần những bé khác.

Nguyên nhân gây sốt có thể là bị cảm, viêm amiđan, viêm phế quản hoặc các bệnh khác.Khi bé đột nhiên bị co giật tại nhà, phụ huynh không nên mất bình tĩnh, không nên la lớn hoặc tay vỗ bé, nếu toàn thân bé thẳng, đầu ưỡn ra sau, không nên dùng sức ép, cũng không nên bắt bé phải ngồi hay trong tư thế ôm bế bé trong lòng, cần nhanh chóng đặt bé lên giường hoặc trên bàn, không cần gối đầu, để bé nằm nghiêng một bên, để tránh dịch chảy ra từ khoang miệng vào khí quản ảnh hưởng đến hô hấp. Khi bé đang nằm nghiêng, cởi nút áo ra bớt để tránh cổ áo quá chặt ảnh hưởng đến hô hấp.

Cần kịp thời xử lý trường hợp bé bị sốt cao, dùng khăn lau mát, hoặc khăn có đá lạnh nhỏ; hoặc rượu trắng, cồn, thêm đồng lượng nước nóng hòa vào, dùng khăn thấm rồi lau cho bé ở phần cổ, nách, bẹn, những nơi có mạch máu chính đi qua. Ngoài ra có thể lau trước ngực, sau lưng, lau cồn cần chú ý tránh để bé bị lạnh.

Phòng ngừa những tai nạn ngoài ý muốn

Bé 7 – 8 tháng biết với lấy đồ chơi, cổ thể tự mình ngồi, nếu sơ ý rất dễ xảy ra tai nạn.

  1. Chú ý thành giường, nếu bé ngồi xe tập đi cần có thành xung quanh hoặc dây đai an toàn, tránh để bé bị ngã từ trên giường xuống.
  2. Những đồ vật bén nhọn cần cất nơi an toàn, không để trong tầm tay bé. Thuôc, bình xịt côn trùng, những sản phẩm có chất độc cần để’ xa tránh để bé bị ngộ độc.
  3. Khi tắm cho bé cần có người giúp đỡ trông coi đề phòng bé bị té hay ngạt nước.
  4. Những hạt nhỏ như hạt dưa, đậu phộng, kẹo hình cầu nhỏ, hạt châu…phải để xa bé, đặc biệt không được cho vào miệng bé để tránh lọt vào khí quản.
  5. Máy sưởi ấm, túi sưởi ấm, bình nước nóng, nồi cơm điện đều cần để xa bé, tránh để bé bị phỏng.
  6. 0 cắm điện cần đặt ở vị trí đủ cao và an toàn, để tránh bé tiếp xúc bị điện giật.

Tuyệt đối không chơi đùa bằng cách dùng túi nylon, đồ chơi trùm vào đầu bé để’ tránh gây ngạt thở.

Bé từ 8 đến 9 tháng tuổi

Bị phỏng: Bé 8 – 9 tháng tuổi đối với thế giới bên ngoài rất hiếu kỳ, rất thích tìm hiểu khám phá, thích dụng vào, xem…cho dù do nghịch lửa hay bị phỏng nhẹ đều gây cảm giác đau, tổn hại đến sức khỏe của bé, trường hợp phỏng nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, thường ngày cần coi giữ bé cẩn thận, không để bé chơi những nơi gần lửa, dễ bị phỏng. Ớ những gia đình có dùng khí hòa lỏng (gas) cần chú ý không để bé nghịch van, khi cần có thể cất bộ phận điều áp trong một hộp gỗ nhỏ khoá lại. Ngoài ra diêm quẹt, bật lửa, bình thủy, phải để ở những nơi xa tầm tay bc, ổ cắm điện cần ở vị trí cao. Thức ăn nóng cần để cẩn thận, nguội bớt mới cho bé ăn. Khi pha nước tắm nên đổ nước lạnh trước rồi mới cho nước nóng vào.

Trường hợp bé lỡ bị phỏng, có thể xử lý theo cách sau đây:

  1. Cần nhanh chóng cởi bỏ hay dùng kéo cắt bỏ phần quần áo nơi bị phỏng hay cháy, nếu diện tích phòng nhỏ hay vừa cần dùng nước sạch rửa vết thương khoảng 15 phút, ở những nơi không rửa được như mặt có thể dùng khăn, vải mùng đắp lên.
  2. Giữ vết thương sạch, không dùng nước tương, dâm bôi lên vết thương, cũng không nên bôi những thuốc có màu như thuốc đỏ, thuốc tím..
  3. Nếu có bọng nước, chú ý không để thành bọng nước vỡ, có thể đắp bằng khăn gạc tiệt trùng, tránh để ma sát gây vỡ.
  4. Khi diện tích vết thương phong lớn hơn 20% diện tích toàn thân tức là bị phỏng nặng, cần đưa đến bệnh viện ngay.

Hẹp bao quy đầu: Hiện tượng da bao quy đầu quá dài là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh,
trẻ nhỏ, nhưng bình thường da bao quy đầu phải rất dễ lật lên, nếu do bao quy đầu quá dài, làm miệng bao quá hẹp, không lật lên được thì gọi là hẹp bao quy đầu. Trường hợp này thường chủ yếu do bẩm sinh. Vì miệng bao da qui đầu hẹp, bé tiểu không thoải mái, mỗi lần đi tiểu phải mất nhiều sức, đến mặt đỏ lên, thậm chí khóc. Ngoài ra, mỗi lần tiêu, dòng chảy nước tiểu khá nhỏ, đặc biệt là khi bị viêm bao da qui đầu và bị phù thì việc đi tiểu càng trở nên khó khăn. Vì bít kín nên khó giữ vệ sinh, khiến cho quy đầu dễ bị nhiễm trùng, làm mủ. Nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu, có biểu hiện sưng đỏ cần đi khám để có biện pháp chữa thích hợp.

Bé từ 9 đến 10 tháng tuổi

Ho: Ho là một phản ứng phòng vệ của cơ thể’, Khi hô hấp vì nguyên nhân bệnh nào đó mà làm chất tiết tích đọng, hoặc có vật lạ vào khí quản, sẽ phát sinh phản xạ ho. Mục đích ho là để đẩy đàm và vật lạ ra ngoài, thông thoáng khí quản, để hô hấp bình thường.

Bé 9 – 10 tháng tuổi do nơi giáp giới mũi họng và chức năng của nắp khí quản chưa hoàn thiện, một số nước bọt trong khoang miệng rất dễ lọt nhầm vào khí quản, yết hầu của những bé này thường có tiếng “ khi khi “, ngẫu nhiên ho, đàm không nhiều, không sốt, ăn uống vẫn tốt, thể trọng tăng đều, nguyên nhân ho này không phải do vi khuẩn gây bệnh hoặc virus gây nên, không cần lo lắng, lớn thêm một chút nữa bé sẽ tự khỏi, không cần dùng thuốc.

Phân có máu. Bé đi cầu có dính máu thường làm bố mẹ rất lo sợ, cần chú ý kiểm tra những trường hợp sau đây:

  1. Thông thường quan sát lượng máu trong phân, tốc độ, màu sắc, có thể sơ bộ biết được chảy máu đường tiêu hóa trên hay dưới, nếu phân ra nhiều máu một lần, phân màu nâu như cà phê hoặc nâu đen, đa số lần xuất huyết dạ dày và đường tiêu hoá trên, nếu máu màu đỏ thường là xuất huyết đoạn dưới ruột, hậu môn.
  2. Do đồ ăn, do thuốc có màu làm thay đổi màu phân. Ví dụ như ăn trái hồng, dưa hấu; ăn thịt heo cũng có thể có phân màu đỏ sậm.
  3. Do bị bệnh truyền nhiễm, như vi khuẩn lỵ, xuất huyết, viêm ruột hoại tử …đều cổ thể dẫn đến phân có máu.

Đau bụng: Nếu trẻ lớn đau bụng, thì trẻ biết nói cho bạn biết, nhưng còn trẻ nhỏ thì khi kêu đau vùng bụng và tính chất đau khó chính xác, đối với trẻ sơ sinh chưa biết nói càng khó xác định bị đau bụng, cần kiểm tra kỹ. ở trẻ sơ sinh khi bị đau bụng biểu hiện khóc lớn từng cơn, sắc mặt tái, ra mồ hôi lạnh, vùng bụng trướng, căng, hai chân co gấp hai tay kẹp chặt nách gập lại…nếu do co thắt ruột hoặc do nhu động ruột mạnh gây nên, nhân tay vào bụng, bé có thể tạm thời ngừng khóc. Còn nếu do bị bệnh đường ruột, viêm phúc mạc, khi ấn vào bụng càng làm đau thêm, cần quan sát kỹ tình trạng của bé để kịp thời chẩn đoán điều trị.

Bé từ 10 đến 11 tháng tuổi

Chứng tạm ngưng hô hấp: Là một chứng do chức năng thần kinh phát sinh trong thời kỳ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Đặc điểm của chứng này là một khi tức giận, ví dụ như không đáp ứng yêu cầu của bé, hoặc đột nhiên giằng đồ chơi mà bé đang chơi, hoặc sợ hãi, bị đau (khi tiêm thuốc), thì bé khóc lớn, nhưng chỉ một lát sau đang khóc thì ngưng hô hấp, sắc mặt tím xanh, toàn thân cứng đơ, nhãn cầu trợn ngược, mất ý thức, trường hợp nghiêm trọng do não thiếu oxy gây động kinh. Sau đó cơ bắp duỗi, từ từ trở lại bình thường.

Thường sau khi sinh 6-12 tháng bắt đầu bị bệnh, đa số do tính tình hoặc bị kích động tinh thần mà phát bệnh. Mỗi lần lên cơn từ trên 10 giây đến 1 phút. Cũng có trường hợp kéo dài 2 -phút.

Vì bệnh không phải do nguyên nhân thực thể nên không cần dùng thuốc, theo tuổi tăng dần bệnh sẽ từ từ khỏi.

Lưỡi như bản đồ: Có trẻ bị chứng trên mặt lưỡi có những hình thù không xác định, màu đỏ, rìa màu trắng, như dạng bản đồ.

Bệnh này lả một bệnh của niêm mạc lưỡi chưa rõ nguyên nhân, thường thấy ở những bé trên 6 tháng tuổi, cơ thể yếu. Bệnh bắt đầu phát từ đầu lưỡi, sau đó do biểu bì tróc ra nên có màu đỏ, trơn bóng, vài mảng liên kết lại với nhau thành những hình thù không xác định như bản đồ. Nhiều ngày sau bệnh tự khỏi, những bệnh mới lại phát, lặp lại vì vậy hình trên lưỡi thường xuyên thay đổi. Thông thường, bệnh nhi không có cảm giác gì, đa số do phụ huynh ngẫu nhiên phát hiện, có bé khi ăn bị thức ăn kích thích nên cảm thấy khó chịu, nhưng không cảm thấy đau rõ rệt. Thường không ảnh hưởng đến việc ăn uống, đối với sức khỏe của bé cũng không thấy ảnh hưởng rõ, có thể dùng một ít vitamin nhóm B.

Chảy nước dãi: Trong thời kỳ trẻ sơ sinh, hiện tượng này là một loại hiện tượng sinh lý. Bé 3 – 4 tháng tuổi, tuyến nước bọt tiết nước bọt nhiều hơn, lúc này bé còn chưa quen nuốt nước bọt xuống, nên đọng tại khoang miệng và chảy ra ngoài một cách tự nhiên, khi đến tháng thứ 7-8 do mọc răng nước bọt tiết ra càng nhiều hơn, hiện tượng chảy nước dãi càng rõ.

Đối với những bé này cần chú ý giữ vệ sinh thường ngày, có thể đeo yếm cho bé, thường xuyên thay, giặt yếm, tránh để dính ra cổ, giữ sạch da cho bé.

Khi bé bị một bệnh nào đó cũng có thể chảy nước dãi, như viêm khoang miệng…Ấn không ngon hoặc không chịu ăn: Bé 10 tháng tuổi, ngoài việc uống sữa, có rất nhiều thức ăn bé có thể ăn, nhưng sự thèm ăn ở mỗi bé khác nhau khá nhiều. Có bé thích ăn đồ ngọt, có bé lại thích ăn đồ ăn vị mãn, có bé chỉ thích uống sữa, không thích ăn thức ăn khác. Thường thì chỉ cần bé không quá biếng ăn, những thức ăn bình thường cho bé ăn hàng ngày cũng có thể cung cấp đủ nhu cầu cần thiết về năng lượng.

Nhưng nếu bé giảm sự thèm ăn đối với món ăn thường ngày bé vẫn ưa thích, lượng ăn cũng ít đi, thì đó là ăn không ngon. Nếu khi bón ăn mà bé không mở miệng hoặc ăn vào không lâu lại nôn ra, hoặc khi cho ăn thì bé lắc đầu trốn tránh, dùng tay đẩy ra, đó là bé cự tuyệt không ăn.

Nguyên nhân ăn không ngon hay cự tuyệt ăn ở bé thường do bệnh gây nên. Ví dụ như các bệnh cấp tính, mạn tính, mưng mii, nhiễm trùng, nhiễm virus, sốt cao, còi xương, thiếu máu do thiếu dinh dưỡng… bệnh do thiếu dinh dưỡng, tiêu chảy, viêm gan đều làm giảm tiết dịch tiêu hóa và giảm chức năng tiêu hóa, từ đó gây nén giảm cảm giác thèm ăn, thậm chí cự tuyệt ăn. Một vài trường hợp viêm nhiễm cục bộ như viêm loét trong khoang miệng, viêm họng, viêm lưỡi… vì khi ăn gây đau nên bé thường có biểu hiện cứ tuyệt ăn. Loại cự tuyệt ăn này không phải là bé không muốn ăn mà là khi ăn bé bị đau nên tuy đói nhưng không dám ăn, vì vậy bé thường khóc không yên, một khi ăn vào là khóc.

Đối với bé cự tuyệt ăn, cần chữa trị theo đúng nguyên nhân. Đối với bé không ăn đồ ăn dặm nhưng lại chịu bú sữa, có thể cho bé uống thêm sữa bò hoặc cho bé uống thêm nước đường, nước trái cây hoặc nước sôi để nguội, tóm lại cần bể sung đủ lượng nước cần thiết, khi cần có thể dùng đến truyền dịch tĩnh mạch thích hợp. Những bé cự tuyệt ăn do viêm lở miệng, viêmhọng, để cho bé uống sữa lạnh, đồ ăn lạnh có thể làm giảm cảm giác đau cục bộ, giảm kích thích của thức ăn.

Bé từ 11 đến 12 tháng tuổi

Ngăn ngừa những tai nạn ngoài ý muốn cho trẻ sơ sinh: Những tai nạn ngoài ý muốn là nguyên nhân thường gặp gây tử vong cho bé dưới 1 tuổi, vì vậy cần hết sức chú ý đề phòng. Những tai nạn ngoài ý muốn thường gặp là:

  1. Dị vật vào khí quản-. Tất cả những đồ vật nhỏ có thể nuốt xuống được như nút áo, hạt châu, đậu phộng, hạt đậu nhỏ…. đều phải để xa tầm tay bé, đồng thời khi cho bé ăn đừng đút cho bé miếng to hay cứng quá, khi bé đang ăn đừng chọc bé cười, đề phòng gây sặc thức ăn vào khí quản.
  2. Bị thương do té ngã: Không được để bé trên giường hay trên ghế salon mà không có người coi giữ, tốt nhất là để bé tránh xa những đồ dùng gia đình có góc cạnh nhọn, để tránh bị thương khi té ngã.
  3. Khi tắm cho bé, cần dùng một tay đỡ bé để tránh trơn ngã, không được để bé nghịch nước một mình trong chậu tắm. Ngoài ra, bình thường không nên vì tiết kiệm thời gian mà hứng đầy nước sẵn trong bồn tắm, việc này đối với trẻ dưới 1 tuổi là một nhân tố nguy hiểm có thể gây nên tai nạn ngoài ý muốn.
  4. Vết thương phỏng: Các đồ điện gia dụng khi không dùng đến phải tháo đầu cắm ra khỏi ổ cắm. Không để bé chơi trong bếp. Không lấy bình thủy hoặc đổ nước nóng bên cạnh bé, để tránh lỡ tay gây phỏng bé.
  5. Ngộ độc: Tất cả thuốc men, chất tẩy rửa, chất sát trùng, mỹ phẩm, cần để xa tầm tay bé, tốt nhất là để trong tủ khóa lại để tránh bé uống nhầm gây ngộ độc.
Tắm cho bé
Tắm cho bé

 

Bài trướcPhương pháp nuôi dạy và giữ gìn sức khỏe từ 1-12 tháng tuổi
Bài tiếp theoNhiễm Herpes simplex – nhiễm trùng cơ hội HIV

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.